Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thế nhưng, nếu muốn dừng chân ở ven hồ Tây để hóng mát thì phải mất tiền để “mua gió hồ”, một sự thật lạ lùng lại đang diễn ra ở hồ Tây.
17 giờ, vỉa hè quanh khu vực hồ Tây đã đông kín người. Thế nhưng, ngoài các khách du lịch, người dân tập thể dục hay hóng mát ở ven hồ thì còn xuất hiện những chiếc bàn ghế án ngữ vỉa hè như muốn chứng minh chủ quyền: “Đây là nơi bán hàng của quán chúng tôi”.
Chỉ cần đi chậm dọc ven hồ, không khó để bắt gặp những người bán hàng đon đả ra vẫy vẫy, rồi chỉ chỉ cho khách đỗ xe lên vỉa hè. Những đoạn vỉa hè rộng thì còn có lối cho người đi bộ, còn những đoạn vỉa hè hẹp thì những điểm trông xe này lại chắn ngang vỉa hè, khiến người đi bộ cũng chẳng có lối để đi.
Cứ ngỡ tình trạng lấn chiếm vỉa hè sẽ được khắc phục sau khi có sự nhắc nhở của lực lượng chức năng. Thế nhưng chỉ vài phút sau khi xe của Công an phường sở tại đi khỏi là các vi phạm đâu lại hoàn đó, thậm chí các hàng quán còn có phần “bánh trướng” hơn.
“Anh cứ vào trong nhà ngồi tầm 5-10 phút công an đi qua rồi bọn em kê bàn ghế ra ngoài ngồi thoải mái luôn. Vì công an kiểm tra nên cả hồ chạy hết, chờ tí nữa công an đi qua bọn em trải bàn ghế cho, anh cứ để xe dưới đường đấy đi…”
Dọc các tuyến đường ven hồ Tây như Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Vệ Hồ… không khó để bắt gặp cảnh lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Các hàng quán kinh doanh café, ăn vặt hay quán bia… mặc dù đã có không gian trong nhà nhưng vẫn cố tăng thu nhập bằng cách chiếm luôn vỉa hè đối diện để làm nơi bán hàng hay để xe cho khách.
Anh Nguyễn Đình Tùng, trú tại quận Đống Đa chia sẻ: “Nói chung gần hồ nên không khí cũng trong lành, thỉnh thoảng mất vệ sinh 1 chút. Nhiều hàng quán quá cũng mất đi yên bình ở đây, trông nó chật chội và mất cảnh quan đi. Ngày xưa mình cũng thỉnh thoảng đi bộ ở hồ Tây thì nhìn thoáng đãng và thoải mái hơn. Bây giờ thì dần dần không còn chỗ để đi bộ, nhiều đoạn từ thanh niên đến đây… Tất nhiên nhìn thế rất xấu rồi, mình phải vòng xuống lòng đường để đi nên hơi khó chịu và nguy hiểm…”
Đã sống hàng chục năm tại quận Tây Hồ, đi dạo ven hồ Tây và tập thể dục là hoạt động gần như hàng ngày của ông Nguyễn Văn Hùng. Theo ông Hùng, nhiều năm trở lại đây, hồ Tây không còn giữ được vẻ phong quang vốn có mà thay vào đó là các hoạt động kinh doanh, dịch vụ làm xấu đi vẻ đẹp của hồ. Nhiều hộ gia đình kinh doanh lấn chiếm hết vài chục mét vỉa hè 2 bên đường, nhạc bật ầm ĩ từ chiều đến đến tận đêm muộn. Thậm chí người dân đi đường muốn dừng lại để hóng mát, đón gió hồ Tây cũng chẳng còn chỗ mà đỗ xe… bởi vỉa hè đã nhường chỗ cho bàn ghế và thành nơi đỗ xe cho khách vào các hàng quán.
“Đây này, xe máy đỗ đây, có mỗi đường ven mà để xe lấn chiếm không còn ai đi nổi nữa. Đến đây mình phải tránh chứ giờ ai thắc mắc thì người ta cũng lắp máy điếc rồi lờ đi, chẳng có ai kiểm tra cả. Kể ra họ lấn chiếm thế thì người ta đi lại cũng khó đi với lại rất bất tiện”, ông Hùng cho biết.
Còn đối với những người trẻ tuổi như Thơm, hồ Tây là địa điểm lý tưởng để hẹn hò với bạn sau 1 những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, việc vỉa hè ven hồ Tây bị lấn chiếm cũng làm ảnh hưởng nhiều đến không gian của hồ. Thơm chia sẻ, những vị trí đẹp và rộng rãi quanh hồ đều bị các hàng quán chiếm dụng, nhiều khi đi qua hồ Tây, muốn dừng lại để nghỉ chân, hóng mát cũng phải “tặc lưỡi” để mua 1 vài món đồ uống để có chỗ ngồi ở ven hồ, điều này chẳng khác gì phải trả tiền để mua gió ở hồ Tây…
“Hồ Tây mình thấy rất đẹp và trong lành, thoáng mát, chill… Nhưng cũng có 2 mặt, 1 phần mình đi ở đây thấy các quán café có thể ghé vào để ngồi cũng bạn bè nhưng cũng có phần chiếm dụng vỉa hè thì đi bộ đôi khi cũng hơi vướng. Mình thấy 1 phái có các quán café thì họ nên tập chung vào 1 phía, phía đường còn lại nên tập chung và dành nơi cho người đi bộ thì sẽ tốt hơn…”, Thơm cho biết.
Là hồ tự nhiên lớn nhất của Hà Nội với chiều dài bờ hồ 17km, từ lâu này hồ Tây đã có sức hấp dẫn và quyến rũ du khách bởi những di tích, danh lam thắng cảnh và những món ăn đặc sắc của Hà Nội.
Thế nhưng, để hồ Tây trở thành điểm du lịch thu hút khách hơn nữa, chính quyền thủ đô cần có những biện pháp trong việc giữ gìn cảnh quan cũng như đảm bảo vệ sinh, an toàn, an ninh trật tự xung quanh hồ… để người dân và khách du lịch mỗi khi đến hồ Tây sẽ không còn phải trả tiền “mua gió” hóng mát như trong thời gian vừa qua./.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.