Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, mặc dù tết Nguyên đán cận kệ nhưng hàng trăm hộ dân tại làng nhang này vẫn đang thấp thỏm chờ đơn hàng được xem là “cao điểm” cuối năm.
Tháng cuối năm 2024, đi dọc đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa thuộc Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) không khó để nhìn thấy cảnh sản xuất nhang tại làng nghề nay trầm lắng hơn hẳn. Làng nhang Lê Minh Xuân từng là nơi tập trung hơn 100 hộ dân làm nghề, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Vào năm 2014, làng nghề được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM công nhận là Làng nghề truyền thống. Thế nhưng hiện nay, số hộ làm nhang đã giảm nhiều.
Gắn bó với nghề hơn 30 năm, xưởng nhang của chị Nguyễn Cấp Vũ Thúy không giấu được nỗi niềm khi nói về nghề truyền thống của mình. Theo chị Thúy, những năm trước, số lượng công nhân làm việc tại xưởng của chị lên đến hàng trăm người.
Thế nhưng năm nay phải cắt giảm chỉ còn vài chục người, kể cả những người nhận về làm gia công tại nhà. Cũng có hôm phải nghỉ làm vì hàng trong nhà vẫn còn mà thương lái chưa đến thu mua.
"Hồi trước dịch á, làm nhang ổn định lắm. Cuộc sống bà con ổn định. Nhưng mà từ khi dịch tới giờ, cuộc sống bà con không ổn định, bấp bênh lắm. Giá cả nguyên liệu tăng, mà đầu ra thì không đều. Trước dịch nhà mình lúc nào cũng chứa mấy kho hàng vậy đó. Tới vô vụ, tháng 9 tháng 10 là mình giao hàng tập nập luôn. Còn bây giờ là không có, mình làm rơi rơi à, như khách đặt đâu, làm tới đó", chị Thuý cho biết.
Không riêng gì các cơ sở sản xuất nhang lớn, mà ngay cả các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng gặp không ít khó khăn. Từ việc phơi nhang ngoài trời phải phụ thuộc vào thời tiết, đến việc lo về chi phí sản xuất, đầu ra….
Chị Trần Thị Thanh (1 hộ dân làm nhang lâu năm) tại đây không khỏi lo lắng về tương lai vì qua các năm, đơn hàng ngày càng ít dần. Cộng với nguyên vật liệu như bột nhang, tăm nhang... có tăng nhưng giá bán không tăng. Chưa kể, số lượng nhang giao mối sỉ giảm gần 40% so với năm ngoái:
"Hồi trước làm nhang nhiều lắm, giờ rất là ít, nhang đang gặp khó khăn. Khó khăn thì về nhanh giao không được ít. Rồi bột, rồi nay kia nọ, tăm thì hiếm. Làm giờ vất vả lắm, 1 ngày chỉ được 200 ngàn. Giờ 1 người làm 1 tháng chi phí khoảng 5,6 triệu, thua 1 người đi bán vé số 1 ngày người ta mấy trăm ngàn.”
Không chỉ gặp khó khăn về giá cả và thị trường, làng nghề còn đối mặt với thách thức từ các quy định giao thông. Xe tải lớn trên 5 tấn bị cấm vào làng, khiến chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các hộ làm nghề:
"Hồi trước, xe tải lớn vào tận nơi, hàng hóa chuyển dễ dàng. Giờ thì xe lớn bị cấm nên bây giờ làng nhang khó khăn lắm. Mình nhập hàng vào thì mình phải đậu ngoài Tỉnh lộ 10, rồi mình vận chuyển vào, 1 lần vận chuyển vào mà mình mất mấy triệu bạc. Mấy triệu bạc thì mình đâu có lời đâu. Nên thành ra mình mong chính quyền địa phương ồn định lại đường xá lại cho bà con ở đây để vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn”.
Năm nay, người dân vẫn làm nhang bán tết nhưng không khí không chộn rộn, tất bật như mọi năm. Dù khó khăn là vậy, vẫn có những người kiên trì giữ nghề, bởi với họ, làm nhang không chỉ là công việc, mà còn là niềm tự hào gắn liền với bản sắc văn hóa của làng quê.
"Như mình lớn tuổi đi làm công nhân cũng không được, còn nghề nhang này lớn tuổi vẫn làm được. Trẻ em không đủ tuổi đi làm thì đi học nửa buổi, về se nhang 1 buổi cũng được. Nên từ chỗ đó mình mong chính quyền địa phương quan tâm cái làng nghề để cho bà con có cuộc sống ổn định hơn.”
Làng nhang Lê Minh Xuân không chỉ là nơi lưu giữ kỹ thuật làm nhang truyền thống mà còn là biểu tượng cho sự gắn bó, tình yêu nghề của người dân. Hiện nay, bà con nơi đây đang hy vọng vào sự quan tâm của chính quyền để cải thiện cơ sở hạ tầng, ổn định đầu ra, giúp làng nghề không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.
Khi tiếng máy se nhang vẫn vang lên đều đặn, những người thợ vẫn miệt mài với công việc, chúng ta hiểu rằng làng nhang Lê Minh Xuân vẫn còn đó một ngọn lửa âm ỉ cháy. Một ngọn lửa của tình yêu nghề và khát vọng giữ gìn truyền thống.
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.
Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.
Cá nhân tôi cũng cảm thấy tương đối “nản” mỗi khi Tết đến xuân về, nhất là khi nhìn thấy các cháu, các em nhỏ mở phong bì lì xì ra ngay trước mặt mọi người, rồi xem có bao nhiêu tiền, hoặc là cuối dịp Tết, bọn trẻ ngồi đếm xem là năm nay được mừng tuổi bao nhiêu...
Những ngày cuối năm tất bật hơn khi hàng triệu người dân làm việc sinh sống tại TP.HCM đều háo hức mong kịp lên chuyến xe, tàu để trở về quê đoàn viên cùng gia đình. Được ăn bữa cơm tất niên sum vầy, cùng đón giao thừa là niềm hạnh phúc biết bao người.