Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Nới lỏng giới hạn nồng độ cồn, điều gì sẽ xảy ra?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 16/11/2023, 06:25 (GMT+7)

Hơn 3.400 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý, chỉ trong một tháng ra quân. Trung bình cứ 5 người vi phạm giao thông, thì có 1 người liên quan bia rượu. Đáng chú ý, 160 cán bộ, công chức của sở ngành, địa phương “dính” cồn. Trong số đó, có cả trưởng công an phường, phó trưởng công an thành phố.

Cuộc chiến với vi phạm nồng độ cồn trong giao thông đang quyết liệt hơn bao giờ hết. 374.000 vi phạm nồng độ cồn bị xử lý trong 6 tháng đầu năm, là bấy nhiêu vụ tai nạn đã được ngăn chặn, là hàng triệu nguy thương vong được đẩy lùi.

Một thông điệp mạnh mẽ đang được phát đi, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, tính mạng con người là trên hết!

Điều gì sẽ xảy ra, nếu cuộc chiến này chùng xuống? Điều gì xảy ra, nếu nới lỏng quy định về nồng độ cồn, khi mà mỗi ngày, vẫn có hàng chục người chết và bị thương do TNGT?

Toạ đàm trên VOV Giao thông FM 91Mhz và vovgiaothong.vn lúc 12h30', thứ Năm (15/11/2023): Nới lỏng giới hạn nồng độ cồn, điều gì sẽ xảy ra?

Với sự tham gia của các khách mời: Bác sỹ Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển Sức khỏe Môi trường và TS. Ngô Dương - Chuyên gia về Nhà nước và pháp luật.

Đừng quên chia sẻ ý kiến trực tiếp của bạn về chủ đề này qua hotline 024.37.919191 và qua Fanpage VOV Giao thông.


TNGT DO NỒNG ĐỘ CỒN ĐÃ GIẢM SÂU

Thường xuyên tham gia giao thông trên đường, tài xế công nghệ Nguyễn Văn Thuận (ở Nam Trực, Nam Định) không ít lần chứng kiến những tài xế say rượu, điều khiển phương tiện trong tình trạng không tỉnh táo, thậm chí gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tuy vậy, sau một thời gian lực lượng chức năng xử lý quyết liệt với những vi phạm về nồng độ cồn, anh Thuận đã yên tâm hơn trong cuộc mưu sinh:

"Làm việc ấy là hoan nghênh, đỡ xảy ra tai nạn. Hai nữa là làm triệt để, làm mạnh tay là tốt để cho nó đỡ xảy ra vấn đề đáng thương tiếc, vì rượu bia nhiều khi quá đi rồi, nhất là lái ô tô, rượu bia xong rồi ra ngất ngất là lái không an toàn".

Đánh giá của UBATGTQG cho thấy, từ năm 2020, khi Nghị định 100 về nâng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, tình hình TNGT đã có những chuyển biển đáng kể. Cụ thể, trong số gần 2,9 trường hợp vi phạm TTATGT bị xử lý trong năm 2022, có tới hơn 308 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện và xử lý, chiếm 11,01%.

Trong số hơn 11 nghìn vụ TNGT xảy ra trong năm 2022, cơ quan chức năng xác định có 2,02% số vụ do sử dụng rượu bia. So sánh với năm 2019- trước thời điểm Nghị định 100 có hiệu lực, tỷ lệ TNGT liên quan đến rượu bia có thời điểm lên đến 30-40%.

Việc ra quân kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đã góp phần đáng kể vào việc kéo giảm thiệt hại do TNGT gây ra

Việc ra quân kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đã góp phần đáng kể vào việc kéo giảm thiệt hại do TNGT gây ra

9 tháng đầu năm 2023, trong số hơn 2,5 triệu trường hợp vi phạm TTATGT bị phát hiện, xử lý, vi phạm nồng độ cồn chiếm hơn 550 nghìn trường hợp, chiếm 22,13%. Chỉ trong trong 6 tuần (từ ngày 30/8 đến 15/10), 6 tổ công tác do Cục Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã phát hiện và xử lý hơn 6.100 trường hợp vi phạm, trong đó có 232 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đánh giá của UBATGTQG, 9 tháng đầu năm, số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn đã giảm sâu so với các năm trước.

Đánh giá về những tác động từ việc kiểm soát chặt và xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, anh Nguyễn Văn Tuấn, ở Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết:

"Mình không uống rượu bia trước khi tham gia giao thông thì rất an toàn, nó không ảnh hưởng đến việc lái xe của mình. Chứ nhiều vụ tai nạn chết người toàn vì rượu bia cả thôi, đâm ra CSGT mà làm được thì rất tốt".

Nhiều người tham gia giao thông cũng cho hay, việc ra quân kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đã góp phần đáng kể vào việc kéo giảm thiệt hại do TNGT gây ra:

"Về mức độ cho người tham gia giao thông thì việc kiểm soát chặt nồng độ cồn rất hiệu quả và rất tốt. Một người say đã đành, nhưng có thể gây thiệt hại cho cả người khác thì có phải khổ không. Cái gì an toàn vẫn là trên hết".

"Tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm khi có nồng độ cồn trong máu, nó làm cho phản ứng của mình chậm hơn. Cho nên việc đã uống rượu bia mà tham gia giao thông thì rất nguy hiểm".

"Từ khi có Nghị định 100 thì mỗi khi đi uống bia uống rượu mình cũng phải suy nghĩ rất nhiều, vì ngoài cái để ảnh hưởng đến sức khỏe, thứ 2 là ảnh hưởng đến kinh tế vì mức phạt rất nặng".

Cần nâng mức phạt đối với những người vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/l khí thở

Cần nâng mức phạt đối với những người vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/l khí thở

 NHIỀU NƯỚC PHẠT TÙ NẾU NỒNG ĐỘ CỒN VƯỢT KỊCH "KHUNG"

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho rằng, mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn hiện nay đã đủ sức răn đe với người tham gia giao thông. Tuy nhiên, cũng cần nâng mức phạt đối với những người vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/l khí thở, nhưng có thái độ chống đối, không chấp hành quy định kiểm tra nồng độ cồn.

Đặc biệt, với nhóm người vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/l khí thở, không còn khả năng kiểm soát hành vi, có nguy cơ cao gây tai nạn thì cần nâng khung hình phạt cao nhất. Ngoài áp mức phạt tiền, đồng thời phải thêm hình phạt lao động công ích hoặc huỷ giấy phép lái xe:

"Chúng ta phải bàn đến phương án là những người say quá, tức là cao hưn nữa thì chúng ta phải ban hành một khung nào đó mà nếu vi phạm đến mức đó thì tịch thu giấy phép lái xe".

Dẫn chứng tại Nga từ năm 2021 đã đưa ra quy định về tăng thời hạn phạt tù lên đến 3 năm đối với việc tái phạm hành vi lái xe trong tình trạng say xỉn, dù chưa gây tai nạn, luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Văn phòng luật sư Phạm Danh (Hà Nội) cho rằng, Việt Nam cũng cần tính tới việc xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới TNGT:

"Các nhà làm luật có thể nghiên cứu và đưa những quy định xử lý đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn vào quy định của Bộ luật Hình sự và có thể hình sự hóa đối với hành vi sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá một mức nào đó khi tham gia giao thông".

Các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp để xử lý hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, đặc biệt là say xỉn đến mức mất kiểm soát hành vi

Các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp để xử lý hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, đặc biệt là say xỉn đến mức mất kiểm soát hành vi

Tán thành quan điểm nay, TS Lê Thu Huyền, Đại học GTVT cũng dẫn chứng: tại  Nhật Bản, lái xe khi say rượu có thể bị phạt tới 5 năm tù hoặc một triệu Yên. Lái xe có ma túy hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt tù tới 3 năm, phạt 0,5 triệu Yên.

Ở Anh, lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép bị phạt tù 6 tháng, phạt 5.000 bảng và cấm lái xe trong một năm. Bởi vậy, TS Lê Thu Huyền đề nghị sửa đổi các quy định hiện nay với lái xe vi phạm nồng độ cồn, như: buộc thi lại giấy phép lái xe, buộc lắp thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe, đặc biệt vi phạm nghiêm trọng có thể phạt tù.

TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng UBATGTQG cũng cho biết, trong nhiều cuộc hội thảo về ATGT và vi phạm nồng độ cồn, nhiều chuyên gia, luật sư cũng đề xuất nhiều giải pháp để xử lý hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, đặc biệt là say xỉn đến mức mất kiểm soát hành vi:

"Chẳng hạn như hàn vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về nồng độ cồn khi lái xe, đây là hành vi có mức độ nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người dân. Bởi vì khi người điều khiển đã say tới mức độ mất kiểm soát thì họ có thể đâm vào bất cứ ai trên đường.

Với những hành vi đặc biệt nghiêm trọng như vậy, đã vi phạm khoản 4, Điều 260 của Bộ luật Hình sự và hệ thống luật pháp của chúng ta cần phải nghiên cứu để có cách ứng xử một cách tương ứng với mức độ vi phạm".

Ý kiến của bạn
Chợ quê giữa phố: Ký ức mang theo sự biết ơn

Chợ quê giữa phố: Ký ức mang theo sự biết ơn

Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.

Nở rộ phòng chờ sân bay hạng sang, nhưng không đem lại doanh thu

Nở rộ phòng chờ sân bay hạng sang, nhưng không đem lại doanh thu

Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.

Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3

Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3

Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.

Quền chá nà

Quền chá nà

Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?

Vô tư vi phạm biển báo khi tham gia giao thông

Vô tư vi phạm biển báo khi tham gia giao thông

Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Triển khai giải pháp “cứu” bờ biển Ba Tri

Triển khai giải pháp “cứu” bờ biển Ba Tri

Do thay đổi dòng chảy, sóng vỗ mạnh vào mùa gió chướng làm chết rừng phi lao đã gây xói lở nghiêm trọng nhiều khu vực tại bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Trong khi đó, đời sống của các hộ dân ven biển tại đây còn gặp nhiều khó khăn, sinh kế liên tục bị ảnh hưởng vì xói lở.

Bịt lỗ hổng quản lý vận tải hành khách

Bịt lỗ hổng quản lý vận tải hành khách

Nhiều lỗ hổng trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải hành khách đã được chỉ ra từ rất lâu, nhưng sau những đợt kiểm tra đột xuất lẫn định kỳ, tình trạng vi phạm vẫn tái diễn, tồn tại một cách tinh vi hơn.