Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Ảnh

Những trụ sở bỏ hoang giữa lòng Thủ đô

PV: Thứ bảy 17/05/2025, 08:33 (GMT+7)

Các trụ sở bỏ hoang giữa lòng Hà Nội giống như những ‘bóng ma’ kiến trúc, không chỉ làm xấu mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của người dân về sự phát triển và quản lý đô thị. Không những thế, đây là một sự lãng phí…

Trước khi sáp nhập với Hà Nội, phố Tô Hiệu vốn là nơi đặt trụ sở của hàng chục cơ quan của tỉnh Hà Tây. Tuy chỉ dài khoảng hơn 1km nhưng đường Tô Hiệu (quận Hà Đông) đang có tới vài trụ sở bị bỏ hoang bao gồm đài truyền hình, cơ quan ngành kiểm sát, kho bạc,.... Theo thống kê, tuyến đường này có 5 cơ sở nhà đất công rộng khoảng 8.000m2 bị bỏ hoang hoặc có sử dụng nhưng không hiệu quả.

Trước khi sáp nhập với Hà Nội, phố Tô Hiệu vốn là nơi đặt trụ sở của hàng chục cơ quan của tỉnh Hà Tây. Tuy chỉ dài khoảng hơn 1km nhưng đường Tô Hiệu (quận Hà Đông) đang có tới vài trụ sở bị bỏ hoang bao gồm đài truyền hình, cơ quan ngành kiểm sát, kho bạc,.... Theo thống kê, tuyến đường này có 5 cơ sở nhà đất công rộng khoảng 8.000m2 bị bỏ hoang hoặc có sử dụng nhưng không hiệu quả.

Tòa nhà 3 tầng số 30 đường Tô Hiệu (quận Hà Đông), nơi từng là trụ sở của ngành kiểm sát đã trong tình trạng hoang tàn, các hạng mục xây dựng xuống cấp trầm trọng.

Tòa nhà 3 tầng số 30 đường Tô Hiệu (quận Hà Đông), nơi từng là trụ sở của ngành kiểm sát đã trong tình trạng hoang tàn, các hạng mục xây dựng xuống cấp trầm trọng.

Cụ thể, cơ sở bỏ hoang này trước đây do Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây sử dụng. Sau khi tỉnh Hà Tây hợp nhất với TP Hà Nội, từ năm 2008 đến năm 2015, trụ sở tại số 30 Tô Hiệu chuyển thành kho lưu trữ; từ năm 2016 đến nay đơn vị không sử dụng. Trụ sở này hiện do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quản lý.

Cụ thể, cơ sở bỏ hoang này trước đây do Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây sử dụng. Sau khi tỉnh Hà Tây hợp nhất với TP Hà Nội, từ năm 2008 đến năm 2015, trụ sở tại số 30 Tô Hiệu chuyển thành kho lưu trữ; từ năm 2016 đến nay đơn vị không sử dụng. Trụ sở này hiện do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quản lý.

Do đã bị bỏ hoang nhiều năm không có người sử dụng các mảng tường tại đây đã bong tróc, lở loét.

Do đã bị bỏ hoang nhiều năm không có người sử dụng các mảng tường tại đây đã bong tróc, lở loét.

---

---

Vị trí treo băng rôn, biển hiệu của cơ quan cũng chỉ còn lại khung sắt rỉ sét trơ trọi

Vị trí treo băng rôn, biển hiệu của cơ quan cũng chỉ còn lại khung sắt rỉ sét trơ trọi

Khoảng sân phía trong khu đất bỏ hoang này vô cùng bừa bãi, lá cây khô chất thành đống, cỏ dại mọc um tùm, vài thùng xốp vứt chỏng chơ.

Khoảng sân phía trong khu đất bỏ hoang này vô cùng bừa bãi, lá cây khô chất thành đống, cỏ dại mọc um tùm, vài thùng xốp vứt chỏng chơ.

Empty
Hàng rào kim loại rỉ sét, trông rất mất mỹ quan.

Hàng rào kim loại rỉ sét, trông rất mất mỹ quan.

Nằm sát cạnh tòa trụ sở bỏ hoang số 30 Tô Hiệu, tòa nhà số 32 đường Tô Hiệu - nơi từng là Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây cùng trong tình trạng cửa đóng, then cài, lộ rõ vẻ cũ nát, xuống cấp.

Nằm sát cạnh tòa trụ sở bỏ hoang số 30 Tô Hiệu, tòa nhà số 32 đường Tô Hiệu - nơi từng là Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây cùng trong tình trạng cửa đóng, then cài, lộ rõ vẻ cũ nát, xuống cấp.

Bị bỏ hoang đã lâu, trụ sở của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây cũ trở thành môi trường “lý tưởng” cho những loài thực vật phát triển.

Bị bỏ hoang đã lâu, trụ sở của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây cũ trở thành môi trường “lý tưởng” cho những loài thực vật phát triển.

Tòa nhà 3 tầng hoang tàn này đã xuất hiện nhiều bức tường tróc vữa, của gỗ xập xệ.

Tòa nhà 3 tầng hoang tàn này đã xuất hiện nhiều bức tường tróc vữa, của gỗ xập xệ.

Cổng chính bị rơi rụng một mảng lớn, được tận dụng làm nơi để đồ.

Cổng chính bị rơi rụng một mảng lớn, được tận dụng làm nơi để đồ.

---

---

Khu vực sảnh tầng 1 của tòa nhà này thậm chí còn trở thành nơi tập kết một số loại rác thải như các biển hiệu cũ, thùng xốp không sử dụng.

Khu vực sảnh tầng 1 của tòa nhà này thậm chí còn trở thành nơi tập kết một số loại rác thải như các biển hiệu cũ, thùng xốp không sử dụng.

Bà M - một người dân sống tại phố Tô Hiệu chia sẻ: “Ở đường Tô Hiệu này có mấy trụ sở bỏ hoang, đi một đoạn ra đường Nguyễn Trãi cũng lại có cơ quan bỏ hoang. Lâu rồi không có người sử dụng nên những trụ sở này trông nhếch nhác vô cùng, gây mất mỹ quan đô thị. Tôi nghĩ có thể tận dụng những tòa nhà này làm nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng'.

Bà M - một người dân sống tại phố Tô Hiệu chia sẻ: “Ở đường Tô Hiệu này có mấy trụ sở bỏ hoang, đi một đoạn ra đường Nguyễn Trãi cũng lại có cơ quan bỏ hoang. Lâu rồi không có người sử dụng nên những trụ sở này trông nhếch nhác vô cùng, gây mất mỹ quan đô thị. Tôi nghĩ có thể tận dụng những tòa nhà này làm nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng".

Dọc theo phố Tô Hiệu hai địa chỉ số 29 và 55 cũng đã bị bỏ hoang nhiều năm nay. Số 55 đường Tô Hiệu nơi từng là trụ sở Cục Thống kê thành phố Hà Nội cơ sở 2 giờ đây chỉ còn là tòa nhà nhếch nhác, bong tróc, rỉ sét lọt thỏm giữa những tòa kiến trúc khang trang xung quanh.

Dọc theo phố Tô Hiệu hai địa chỉ số 29 và 55 cũng đã bị bỏ hoang nhiều năm nay. Số 55 đường Tô Hiệu nơi từng là trụ sở Cục Thống kê thành phố Hà Nội cơ sở 2 giờ đây chỉ còn là tòa nhà nhếch nhác, bong tróc, rỉ sét lọt thỏm giữa những tòa kiến trúc khang trang xung quanh.

Biển tên cơ quan đã bị gỡ bỏ.

Biển tên cơ quan đã bị gỡ bỏ.

Phía bên ngoài tòa nhà được một số thợ cắt tóc sử dụng để làm địa điểm hành nghề.

Phía bên ngoài tòa nhà được một số thợ cắt tóc sử dụng để làm địa điểm hành nghề.

Cùng chung cảnh ngộ với những cơ quan kể trên, số 29 Tô Hiệu - trụ sở Kho bạc Nhà nước quận Hà Đông cũng trong tình trạng cửa đóng then cài.

Cùng chung cảnh ngộ với những cơ quan kể trên, số 29 Tô Hiệu - trụ sở Kho bạc Nhà nước quận Hà Đông cũng trong tình trạng cửa đóng then cài.

Dù trông còn mới và đẹp tuy nhiên phía bên ngoài tòa nhà này cũng đã xuất hiện dấu hiệu tróc vữa, lở loét.

Dù trông còn mới và đẹp tuy nhiên phía bên ngoài tòa nhà này cũng đã xuất hiện dấu hiệu tróc vữa, lở loét.

 Dẫn chứng về thực trạng dôi dư trụ sở trong chuyên mục Diễn đàn 91, KTS. Trần Huy Ánh cho rằng: "Ở ngay ở Hà Nội cơ quan cấp Bộ đã có sự lãng phí. Trụ sở của Bộ Tài nguyên Môi trường dù được xây dựng ở Cầu Giấy, nhưng trụ sở cũ ở đường Nguyễn Chí Thanh chưa được trao trả lại. Hiện tại Bộ TNMT sáp nhập với Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo định hướng mới sẽ dôi dư ra rất nhiều trụ sở, cơ quan. Rất nhiều cơ quan Bộ ngành không còn chức năng hoạt động. Nếu không có phương án xử lý, sẽ lãng phí. Việc xử lý trụ sở của cơ quan bộ ngành còn khó khăn".

Bởi số lượng "khủng" và giá trị lớn của các trụ sở dôi dư sau sáp nhập nên theo đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, việc xử lý số tài sản công này đối mặt với những khó khăn, thách thức: 

"Trước hết là vấn đề quy hoạch và pháp lý, nhiều trụ sở cũ được quy hoạch cho mục đích hành chính, công cộng nên việc chuyển đổi sang mục đích khác phải có sự điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất, có sự phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền.

Thách thức nữa là phân loại và đánh giá tài sản dôi dư, cần có khảo sát cụ thể để biết công trình nào có thể cải tạo, công trình nào cần đầu tư lại hoặc nên thanh lý. Việc chuyển đổi công năng, mô hình sử dụng mới cần nguồn lực đầu tư trong khi nhiều địa phương ở vùng sâu vùng xa còn khó khăn về ngân sách, về năng lực quản lý và thiếu đối tác đồng hành để xã hội hóa".

Ngoài ra, để khai thác hiệu quả các trụ sở này, ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là đảm bảo quy hoạch và phải đưa ra giải pháp ngay từ bây giờ để tránh lãng phí nguồn lực: 

"Phải trên cơ sở quy hoạch, phải phù hợp với địa phương, quy hoạch phải đi trước và những công trình cải tạo sau đấy thành trường học, bệnh viện, nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng hay cây xanh thì tất cả đều cần quy hoạch để chuyển đổi sang công năng mới ít sửa chữa nhất, có kiến trúc phù hợp nhất. Những thay đổi này không khó, chúng ta có thể làm được, vấn đề chúng ta phải có cách để chuyển đổi sang hình thức mới phù hợp với yêu cầu của địa phương".

Theo các chuyên gia, trong đợt sáp nhập cấp tỉnh, bỏ cấp huyện và sáp nhập cấp xã lần này, hàng nghìn trụ sở cơ quan hành chính có thể dôi dư. Do đó, việc xử lý hiệu quả các trụ sở này không chỉ tránh lãng phí mà còn có thể thêm nguồn lực lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, cùng với các giải pháp đồng bộ, minh bạch và quyết liệt.

Việc định hướng lại công năng sử dụng các trụ sở dôi dư sau sáp nhập một cách phù hợp và linh hoạt là điều các cấp, ngành cần quan tâm. Biến các trụ sở này thành không gian phục vụ cộng đồng hoặc điểm cung cấp dịch vụ công không chỉ giúp tránh lãng phí tài sản công mà còn phát huy tối đa giá trị đầu tư.

Đây cũng là cơ hội để tạo ra không gian hữu ích, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và minh chứng cho sự đồng hành của chính quyền trong việc nâng cao chất lượng sống và thúc đẩy phát triển bền vững.

LÃNG PHÍ ĐANG LÀ VẤN ĐỀ RẤT ĐÁNG BÁO ĐỘNG

Nhận định sự lãng phí trong xã hội còn rất lớn, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng cần có phong trào toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cuộc sống, từng gia đình, từng người dân.

"Lãng phí đang là vấn đề rất đáng báo động. Ở khía cạnh nào đó, lãng phí còn gây tổn hại lớn hơn tham nhũng và tiêu cực", Tổng Bí thư nhận định.

Dẫn số liệu từ báo cáo của Bộ Công an cho thấy, cả nước đang tồn đọng khoảng 2.805 các công trình, dự án chậm hoặc không được đưa vào sử dụng, có nguy cơ gây lãng phí.

Dẫn chứng câu chuyện của Hà Nội mới thu hồi 2 trong số hàng trăm dự án dang dở đã thu về cho ngân sách khoảng 80.000 tỷ đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, còn hàng trăm dự án có giá trị từ vài trăm nghìn tỷ đồng đến hàng triệu tỷ đang gặp vướng mắc, bị ngưng trệ.

"Những công trình này không chỉ gây thiệt hại, lãng phí về tiền bạc mà còn gây sự thiệt hại nhiều về các lĩnh vực xã hội khác mà không thể tính hết được bằng tiền", Tổng Bí thư nói.

 

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long

Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long

Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.

21h hôm nay, ngừng chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ để chuẩn bị cung thỉnh về chùa Tam Chúc

21h hôm nay, ngừng chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ để chuẩn bị cung thỉnh về chùa Tam Chúc

Sau khi kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Quán sứ, Hà Nội, xá lợi Đức Phật sẽ được cung thỉnh về chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Hà Nội: Barie đường Lê Duẩn ngăn xe máy, chặn luôn cả người khuyết tật

Hà Nội: Barie đường Lê Duẩn ngăn xe máy, chặn luôn cả người khuyết tật

Tháng 3/2025, Công viên Thống Nhất tiếp tục mở rào phía đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè. Bên cạnh niềm vui vỉa hè khang trang là nỗi buồn của người khuyết tật khi đường cho xe lăn bị chặn bởi các barie ngăn xe máy lên hè.

Tối cuối cùng chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Tối cuối cùng chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Ngày 16/05 cũng là ngày cuối cùng chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ.

Dưới tán xanh cổ thụ

Dưới tán xanh cổ thụ

Tháng Năm về, trong cái nóng gay gắt, Hà Nội vẫn có những 'ốc đảo xanh' dịu mát, mang đến cho khách bộ hành cảm giác thư thái, như thể được nhận chút 'lộc trời' giữa lòng phố thị, như trên các tuyến phố Hoàng Diệu, Trần Phú, Phan Đình Phùng.

Người trẻ ngại cưới, lười sinh: Nguyên nhân khiến cấu trúc gia đình Việt thay đổi?

Người trẻ ngại cưới, lười sinh: Nguyên nhân khiến cấu trúc gia đình Việt thay đổi?

So với giai đoạn trước, hình mẫu về gia đình Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự thay đổi nhất định. Các yếu tố về con người, kinh tế xã hội hay khoa học công nghệ đã và đang góp phần làm thay đổi hình mẫu về mô hình gia đình Việt điển hình.

Thức ăn đường phố: Đánh cược sức khỏe vì sự tiện lợi?

Thức ăn đường phố: Đánh cược sức khỏe vì sự tiện lợi?

Từ lâu thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt.