Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Tư, 16/4/2025
Diễn đàn

Làm gì với trụ sở dôi dư?

VOV Giao thông: Thứ năm 10/04/2025, 09:43 (GMT+7)

Gần 700 đơn vị hành chính cấp huyện dự kiến sẽ kết thúc hoạt động từ ngày 01/7 tới đây. Đồng nghĩa, hàng ngàn trụ sở cấp huyện sẽ dừng hoạt động theo công năng cũ.

Hơn 5.000 trụ sở cũng sẽ kết thúc vai trò sau sáp nhập cấp xã. Trong khi đến nay, vẫn còn không ít trụ sở bỏ hoang, chưa được chuyển đổi công năng kể từ lần sắp xếp năm 2019.

Làm gì với các trụ sở dôi dư? Bố trí, sử dụng thế nào để tránh lãng phí tài sản công,  tránh lãng phí tài nguyên đất đai quý giá?

Đón nghe: Diễn đàn 91 với chủ đề: “Làm gì với trụ sở dôi dư?”, 12h30 thứ Năm (10/4/2025), trực tiếp trên FM91 và vovgiaothong.vn, phát lại lúc 16h thứ Bảy và Chủ nhật. 

 

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và môi trường và TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Vietnam

Sắp xếp đơn vị hành chính: dư thừa hàng ngàn trụ sở

Dọc tuyến đường Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội rất dễ nhận thấy một số tòa nhà xuống cấp, cũ nát, rất ít sử dụng từ nhiều năm nay, đó là Trụ sở Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Hà Tây cũ và Cục Cơ sở thu thập dữ liệu và Ứng dụng thông tin thống kê (Tổng cục Thống kê)…

Tình trạng các trụ sở dôi dư, không sử dụng xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Đơn cử như mới đây, tỉnh Nghệ An qua rà soát có khoảng 278 trụ sở, cơ sở sự nghiệp không còn sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.

Nhiều trụ sở dôi dư sau sáp nhập. Ảnh minh họa congly.vn

Nhiều trụ sở dôi dư sau sáp nhập. Ảnh minh họa congly.vn

Thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2024, cả nước có trên 11 nghìn cơ sở nhà đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả. Trong đó 65,7%  cơ sở nhà đất chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.Trong đó còn 52 trụ sở cấp huyện và 297 trụ sở cấp xã dôi dư chưa được xử lý sau sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá thực tế, thời gian qua, một số địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, huyện nhưng việc sắp xếp các trụ sở cơ quan hành chính chưa thực hiện tốt, xảy ra tình trạng dôi dư các trụ sở: "Thời gian qua đã sắp xếp trụ sở cơ quan hành chính cấp xã, tới giờ này chưa xử lý rốt ráo, dứt điểm, chưa giải quyết triệt để, người dân nói rằng, tài sản công, trụ sở công bỏ như vậy mà không sử dụng, không sinh hoạt động rất là lãng phí. E rằng sắp tới đây nếu mà không có sự chỉ đạo sát sao quyết liệt về cách thức, phương thức, biện pháp xử lý tài sản sẽ dẫn đến tình trạng là tài sản bị lãng phí, có khả năng sẽ bị tư nhân hóa và thậm chí là bị lạm dụng, sử dụng tài sản công cho việc riêng"

Theo Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, dự kiến sẽ có gần 700 đơn vị hành chính cấp huyện dừng hoạt động và giảm khoảng trên 6.000 đơn vị cấp xã. Điều này đồng nghĩa sẽ có hàng nghìn trụ sở cơ quan hành chính sẽ dôi dư.

KTS Trần Huy Ánh dẫn chứng về thực trạng dôi dư trụ sở: "Ở ngay ở Hà Nội cơ quan cấp Bộ đã có sự lãng phí. Trụ sở của Bộ Tài nguyên Môi trường dù được xây dựng ở Cầu Giấy, nhưng trụ sở cũ ở đường Nguyễn Chí Thanh chưa được trao trả lại. Hiện tại Bộ TNMT sáp nhập với Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo định hướng mới sẽ dôi dư ra rất nhiều trụ sở, cơ quan. Rất nhiều cơ quan Bộ ngành không còn chức năng hoạt động. Nếu không có phương án xử lý, sẽ lãng phí. Việc xử lý trụ sở của cơ quan bộ ngành còn khó khăn"

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội viên Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sau quá trình sáp nhập sắt tới, riêng Tp.HCM dự kiến dư thừa khoảng 80 trụ sở. Ông Nguyên bày tỏ băn khoăn về quá trình xử lý các trụ sở sau sáp nhập nhất là nhiều trụ sở vừa mới được xây dựng: "Các trụ sở quận huyện của Tp.HCM có xu hướng xây rất hoành tráng, lớn. Như trụ sở UBND quận Phú Nhuận, quận 3 rất lớn. Thành phố có hai mấy quận huyện thì có hai mấy trụ sở như thế ngay bây giờ, không biết cơ quan nào nghiên cứu cái này, sử dụng như thế nào. Sẽ phải nghiên cứu trước chứ đừng để đến ngày 1/7 chấm dứt hoạt động các trụ sở đó, không hoạt động nữa chưa có kế hoạch sử dụng, sẽ có  thời gian bỏ không, nếu bỏ không lâu sẽ xuống cấp về mặt hạ tầng. Tôi cho rằng đến bây giờ đáng lẽ phải lên phương án rồi"

Tiềm năng từ các trụ sở dôi dư nếu được sử dụng đúng cách

Với đặc điểm của các trụ sở thường là khu đất đẹp, nằm ở khu trung tâm địa phương, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo bất động sản cho rằng, các trụ sở cơ quan, đơn vị hành chính, tổ chức xã hội dôi dư sau sắp xếp sẽ trở thành nguồn lực lớn: "Đây là nguồn lực và quỹ đất đai rất lớn, bổ sung vào thị trường bất động sản trong bối cảnh thị trường rất thiếu hụt nguồn cung quỹ đất sạch, đặc biệt ở các đô thị lớn. Đây là nguồn lực lớn cho địa phương để phát triển kinh tế, xã hội, các trụ sở này nếu chúng ta chuyển đổi công năng, phát triển quỹ đất sạch để đầu tư các thiết chế văn hóa, xã hội hoặc đấu giá thực hiện dự án nhà ở xã hội, sắp xếp nhà ở cho công nhân viên chức, đặc biệt là những người sau quá trình sắp xếp cần chỗ ở mới"

Ảnh minh họa vtcnews.vn

Ảnh minh họa vtcnews.vn

Bởi số lượng "khủng" và giá trị lớn của các trụ sở dôi dư sau sáp nhập nên theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, việc xử lý số tài sản công này đối mặt với những khó khăn, thách thức: "Trước hết là vấn đề quy hoạch và pháp lý, nhiều trụ sở cũ được quy hoạch cho mục đích hành chính, công cộng nên việc chuyển đổi sang mục đích khác phải có sự điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất, có sự phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền. Thách thức nữa là phân loại và đánh giá tài sản dôi dư, cần có khảo sát cụ thể để biết công trình nào có thể cải tạo, công trình nào cần đầu tư lại hoặc nên thanh lý. Việc chuyển đổi công năng, mô hình sử dụng mới cần nguồn lực đầu tư trong khi nhiều địa phương ở vùng sâu vùng xa còn khó khăn về ngân sách, về năng lực quản lý và thiếu đối tác đồng hành để xã hội hóa"

Nếu có cơ chế chính sách phù hợp cho các cơ sở nhà đất công dôi dư, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong kỳ vọng, đây là cơ hội để các địa phương đầu tư mạnh mẽ cho cho y tế, giáo dục: "Hướng sử dụng tốt nhất là chuyển hướng công năng sang làm cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục và phục vụ đời sống xã hội. Đây là cơ hội để một lúc chúng ta tăng rất nhiều trường học, các bệnh viện mà không cần đầu tư thêm nhiều, chỉ cần chuyển đổi công năng, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư công và giảm bớt áp lực về khan hiếm các bất động sản dành cho các dịch vụ xã hội cần thiết như vậy".

Để khai thác hiệu quả các trụ sở này, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là đảm bảo quy hoạch và phải đưa ra giải pháp ngay từ bây giờ để tránh lãng phí nguồn lực: "Phải trên cơ sở quy hoạch, phải phù hợp với địa phương, quy hoạch phải đi trước và những công trình cải tạo sau đấy thành trường học, bệnh viện, nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng hay cây xanh thì tất cả đều cần quy hoạch để chuyển đổi sang công năng mới ít sửa chữa nhất, có kiến trúc phù hợp nhất. Những thay đổi này không khó, chúng ta có thể làm được, vấn đề chúng ta phải có cách để chuyển đổi sang hình thức mới phù hợp với yêu cầu của địa phương".

Còn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nêu đề xuất với các địa phương: "Vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng, bởi vì chính quyền địa phương sâu sát biết chức năng các trụ sở đó như thế nào, sử dụng như thế nào. Phải có chính sách để chuyển đổi các chức năng của các trụ sở đó, để được sử dụng hiệu quả và hợp lý trong thời gian ngắn nhất".

VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Những cung đường từ bắc chí nam không chỉ đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên diễm lệ của núi non hùng vĩ, biển cả bao la, mà còn là chiếc gương phản chiếu tâm hồn người lữ khách.