Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Những hành trình cảm xúc

Nhà cổ Mã Mây, không gian lưu giữ nét đẹp Hà Nội xưa

Anh Thư: Thứ hai 16/10/2023, 13:54 (GMT+7)

Trải qua những năm tháng lịch sử, Hà Nội ngày nay đang trở thành một thành phố hiện đại đầy năng động. Tuy nhiên trong đó, có những dấu ấn của một Hà Nội xưa vẫn còn được lưu giữ cho tới nay trong căn nhà cổ 87 Mã Mây. Ngôi nhà với nét cổ kính, là một điểm nhấn trong lòng Hà thành.

"Ngôi nhà 87 Mã mây là một trong những ngôi nhà di sản của Hà Nội. Ngôi nhà này đã hơn 100 tuổi. Trước mắt mọi người là đang tái hiện lại  gian bếp truyền thống. Ngày xưa nấu cơm chắc chắn sẽ phải dùng làm củi lửa từ những nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Đó là rơm, là củi, là cành cây nồi gang nồi niêu. Đây là cái chạn bát truyền thống; trên chạn bát thì có sắp đặt một vài bát triết yêu. Nhiều người không biết hình dáng của chiếc bát này…"

Một căn nhà nhỏ bằng gỗ nâu với nước sơn màu vàng bỗng lọt thỏm ẩn hiện dưới tán cây đang độ thay lá trong chốn phồn hoa đô hội với vô số tòa nhà cao tầng. Căn nhà số 87 Mã Mây là một trong những ngôi nhà cổ hiếm có còn sót lại ở Hà Nội:

"Cảm xúc đầu tiên thì em thấy khá là hay ho và thích thú bởi khi đang có một đoạn đường toàn căn nhà hiện đại thì có một căn nhà rất cổ kính, rất thu hút khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài. Họ đi qua đều ngoái lại nhìn một cái, e thấy họ rất muốn vào đây tham quan".

"Khi đứng trước căn nhà này, tôi luôn cảm thấy tò mò vì trông nó rất khác so với các căn nhà khác. Và ngay khi bước vào căn nhà thì tôi thấy có rất nhiều điều, nhiều chi tiết đáng để tôi quan sát, đặc biệt tôi khá ấn tượng với khoảng cách về thế hệ ngày xưa. Nơi đây rất là đáng để tham quan".

Mặt tiền của nhà 87 Mã Mây (Ảnh: Hà Nội mới)

Mặt tiền của nhà 87 Mã Mây (Ảnh: Hà Nội mới)

Trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài nhỏ bé, đơn sơ, bên trong ngôi nhà là một không gian rộng rãi, thoáng đãng, tái hiện một không gian sinh hoạt và kiến trúc tiêu biểu của người Hà Nội xưa.

Giới thiệu về các gian nhà của tầng một, Bà Trần Thị Thuý Lan, Phó Trường ban Ban quản lý hồ Hoàn kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, ngôi nhà mang nét kiến trúc truyền thống hình ống với nhiều lớp nhà: "Trong ngôi nhà diện tích 158,2m vuông thì cách bố trí, sắp xếp cũng như khoảng cách được phân chia hài hoà, hợp lý. Cứ cách một lớp nhà lại có một giếng trời để lấy ánh sáng và độ thông thoáng cho toàn bộ ngôi nhà. Trong mỗi không gian thì cũng được thể hiện rõ từng chức năng  của từng tầng, phòng . Không gian bên ngoài để cho gia chủ buôn bán, bên trong là để tiếp khách. Trong nữa là phòng ngủ và phòng trong cùng là gian bếp và nhà vệ sinh"

Tầng hai là không gian thờ và phòng ngủ. Giữa các lớp nhà có sân bày chậu cảnh tạo cảnh quan môi trường, có cảm giác gần gũi với thiên nhiên., mọi sinh hoạt riêng trong gia đình Hà Nội cổ dần được tái hiện qua gian thờ cùng những bộ bàn ghế . Ngăn cách với cách phòng ngủ bằng sân trời để cây cảnh tạo cảm giác thư thái, gần gũi với thiên nhiên.

Bộ điếu bát, ấm chén uống trà, những cối đá, chạn bát, cái rổ, cái rá bằng tre, bằng nứa hay chiếc quạt cổ cùng nhiều vật dụng trong nhà được lưu giữ và sắp xếp đã tất cả tái hiện lên không gian vô cùng đặc trưng của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà, đồng thời khiến du khách như được quay lại quá khứ xa xưa: "Ấn tượng nhất đối với em là nơi đây vẫn còn lưu giữ những thứ ngày xưa mà mình đã không có nhiều trải nghiệm như ông bà ta. Đến đây thì em cảm giác mình có thể học được nhiều thứ hơn và nhìn thấy được những điều mà mình đã từng bỏ lỡ với thế hệ của mình".

Điều thu hút du khách đến tham quan Phố cổ Hà Nội,  đó là ngoài việc được tìm hiểu không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của một ngôi nhà phố của Hà Nội xưa, ngôi nhà 87 Mã Mây cũng là một trong những địa chỉ thường xuyên tổ chức các sự kiện: "Hàng năm chúng tôi thường xuyên tổ chức những hoạt động giới thiệu trong không gian của ngôi nhà. Ví dụ như, những thời gian vừa qua thì chúng tôi có tổ chức một chương trình về một gia đình người Hà Nội đón Tết trung thu.

Trong không gian đón Tết trung thu thì chúng tôi tái hiện lại những hình ảnh những mâm ngũ quả rồi là những cái nếp sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội xưa để làm sao khi mọi người đến đây thấy rằng là những hình ảnh rồi những ký gợi nhớ lại những kỷ niệm ký ức của những người đã từng sinh sống ở khu vực phố cổ Hà Nội hay là một số những du khách trong nước và quốc tế khi đến những cái không gian của ngôi nhà thì mọi người sẽ hiểu về văn hóa nét văn hóa rất linh thiêng của người Hà Nội".

Căn nhà cổ 87 Mã Mây, nơi lưu giữ kỉ vật và không gian sống của một thời khiến người tới tham quan không nỡ rời bước bởi đó là một phần ký ức không thể nào quên về Hà Nội.

Nghệ nhân trẻ đam mê tò he

Khi nhắc đến tò he, mọi người sẽ thường nghĩ ngay đến hình ảnh của những nghệ nhân già tỉ mỉ ngồi vo, nặn những tảng chất dẻo màu sắc thành nhiều hình thù dễ thương. Thế nhưng, có một nghệ nhân trẻ đam mê với tò he.

Đó là nghệ nhân Đặng Văn Hậu (sn 1985) người đã có kinh nghiệm 20 năm làm con giống bột tại làng nghề Xuân La (Hà Nội)

Ảnh minh họa: baochinhphu

Ảnh minh họa: baochinhphu

PV: Xin chào anh Hậu

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu: Xin chào Anh Thư cùng các bạn thính giả

PV: Để tạo nên một con tò he đặc sắc như thế này thì chúng ta phải trải qua những công đoạn nào ạ?

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu: Những công đoạn để làm tò he thì đương nhiên không thể thiếu được cái phần làm bột. Sau đó, hoa màu rồi tạo hình thì đó là những công đoạn rất là bình thường để làm ra có tò he.

Tuy nhiên, để làm ra những cái loại to đẹp hơn và có giá trị nghệ thuật cao hơn thì đòi hỏi nghệ nhân có nỗ lực tìm tòi nghiên cứu những sản phẩm mới mẫu mã hoặc là những sản phẩm mang tính chất câu chuyện văn hóa dân gian Việt Nam nhiều hơn trong từng sản phẩm đấy. Nó có câu chuyện thì sẽ hay hơn đẹp hơn đối với tôi.

PV: Để thích ứng hơn với thời đại, anh đã có những đổi mới sáng tạo về tò he như thế nào?

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu: Tò he ngày xưa có rất nhiều vùng nghề và làng nghề làm cái loại hình khác nhau. Người ta gọi là con giống 1 bởi vì các con giống được làm bằng bột. Hiện nay là con giống thì đa số những cái hình như con chim, con cò để làm đồ chơi trung thu ngày xưa là chính thôi. Sau dịp Tết, trung thu thì các nghệ nhân có làm thêm những sản phẩm để phục vụ cho để cúng lễ là món quà này hay hình những nhân vật trong tín ngưỡng dân gian tới phủ thành công tứ phủ thánh cậu đấy là một nét đẹp văn hóa.

Ngoài ra, thì các nghệ nhân có sáng tạo và làm theo những nhân vật hoạt hình này phù hợp hơn để dễ tiếp cận với đối tượng trẻ em hơn. Nhưng với tôi thì tôi luôn luôn trân trọng những giá trị truyền thống của cha ông để lại những sản phẩm đó thì làm nên những tinh thần và hồn cốt của văn hóa Việt.

Bên cạnh đó thì tôi luôn luôn giữ gìn và phát triển giữ gìn giữ những sản phẩm mẫu hình tượng văn hóa dân gian, Bên cạnh đó thì luôn luôn các nghệ nhân có xu hướng phát triển thêm nhiều mẫu mã mới để phù hợp cho nhiều lứa tuổi hơn tuổi này.

PV: Trong số các con giống tò he ngày nay thì các em nhỏ hay thích những loại hình nào?

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu: Các em nhỏ đổi mới liên tục theo phim hoạt hình .Thế hệ trước chỉ có các nhân vật quen thuộc nghĩa là thủy thủ mặt trăng này cô thôi hoặc là các phim truyện truyền hình thời đó như bao công chuyển chiêu hoặc không.

Bây giờ phim truyền hình rất là nhiều cập nhật rất là nhiều có một cái dễ dàng hơn được nghệ nhân. Đó là hiện nay công nghệ thông tin thì đáp ứng cho các nghệ nhân nhanh hơn và cập nhật được nhiều hơn và tại những địa điểm bán này với khách hàng yêu cầu là trẻ con thì sẽ tạo cho nghệ nhân tiếp cận dễ hơn.

PV: Vâng xin cám ơn anh.   

Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

Sáng 3/5, BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức - nơi tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cho biết, hiện sức khỏe các em được cải thiện và đang tiếp tục được theo dõi.

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các giải chạy đang “bùng nổ” ở các nơi, do nhiều đơn vị tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Mới đây, Thủ tướng Chỉnh phủ vừa yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng.

Địa chỉ tin cậy chữa nhược thị, lác và kiểm soát độ cận thị, loạn thị, viễn thị

Địa chỉ tin cậy chữa nhược thị, lác và kiểm soát độ cận thị, loạn thị, viễn thị

Trong khi một số quan điểm cho rằng nhược thị không thể chữa khỏi, thì tại Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga, nhiều trường hợp đã được điều trị thành công với công nghệ độc quyền và duy nhất tại Việt Nam, giúp cải thiện thị lực và hạn chế sự tiến triển của cận thị, viễn thị, loạn thị ở trẻ em.