Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Một lần mua vé, bay 12.000 chuyến trong 33 năm

Hoàng Anh: Thứ hai 24/07/2023, 09:45 (GMT+7)

Năm 1990, hãng United Airlines cung cấp vé trọn đời với giá 290.000 USD (khoảng gần 7 tỷ VNĐ). Một nhà tư vấn đại lý xe hơi ở New Jersey (Mỹ) đã mua cho mình một tấm vé hạng nhất này và bắt đầu hành trình 23 triệu dặm (khoảng 37 triệu km) trên bầu trời suốt 33 năm.

 

Trên mạng hiện chia sẻ rất nhiều mẹo hướng dẫn cách tích lũy dặm bay thường xuyên để được nhận các chuyến bay hạng thương gia và các đặc quyền khác.

Thế nhưng có lẽ điều này là không cần thiết với ông Tom Stuker, một nhà tư vấn đại lý xe hơi 69 tuổi đến từ New Jersey (Mỹ), được xem là người bay thường xuyên nhất thế giới trong lịch sử ngành hàng không.

Với việc sở hữu tấm vé không giới hạn của hãng United Airlines, ông Tom Stuker đã bay hơn 12.000 chuyến và đặt chân tới 100 quốc gia. Ông cùng vợ có tới 120 kỳ "trăng mật" nhờ các chuyến bay.

Không có gì ngạc nhiên khi ông gọi việc mua tấm vé trọn đời là "khoản đầu tư hời nhất trong đời".

Niềm đam mê di chuyển bằng máy bay của người đàn ông này bắt đầu từ chuyến công tác nước Úc năm 1984. Ông dành tình yêu lớn cho đất nước này và đã quay lại Úc hơn 300 lần. “Tôi đang có mặt ở Sydney và tôi đã đến nước Úc hơn 300 lần rồi. Mỗi khi lên kế hoạch du lịch, tôi sẽ cân nhắc đến việc là mỗi khu vực lại có một mùa khác nhau, ví dụ vào tháng 2, tuyết đang đóng băng ở New Jersey thì Úc lại đầy nắng, thời tiết tuyệt vời, vì thế tôi lại lên máy bay và tới Úc”.

Ông từng trải qua 12 ngày liền không ngủ trên giường, liên tục ngồi máy bay từ Newark sang San Francisco, đến Bangkok rồi Dubai và vòng ngược lại - tương đương với 4 chuyến đi vòng quanh thế giới và chỉ rời khỏi bầu trời khi ghé qua các phòng chờ tại sân bay của hãng United.

Cột mốc quan trọng đầu tiên đến vào năm 2009, khi ông trở thành hành khách đầu tiên của United đạt 10 triệu dặm, trong chuyến bay Los Angeles-Chicago. Và khi Stuker đạt mốc 20 triệu dặm vào năm 2019, United đã tổ chức bữa tiệc dành cho ông ngay trên máy bay, mời rượu sâm panh miễn phí cho những hành khách đồng hành của ông trên chuyến bay ấy.

Ông Stuker nói với hành khách qua hệ thống liên lạc nội bộ trên máy bay: “Vấn đề không phải là những nơi tôi đến, mà là những người tôi gặp. Tôi muốn nói lời cảm ơn tới tất cả các bạn đã chia sẻ khoảnh khắc này với tôi. Được ăn mừng 20 triệu dặm bay cùng hãng hàng không yêu thích của tôi, điều đó thật tuyệt vời”.

Năm 2019 cũng được xem là năm du lịch bận rộn nhất của Stuker khi ông thực hiện 373 chuyến bay với quãng đường 1,46 triệu dặm. Nếu không có tấm vé đặc biệt này, ông sẽ phải tự bỏ ra 2,44 triệu USD (khoảng 58 tỉ đồng) cho những chuyến bay trong năm 2019.

Stuker đã sống như một "vị vua" trên những chặng bay của hãng United Airlines kể từ khi quyết định chi tiền mua tấm vé.

Ảnh: Instagram/ua1flyer

Ảnh: Instagram/ua1flyer

Không chỉ là chỗ ngồi sang trọng, ông Stuker còn được hưởng đặc quyền lưu trú tại các khách sạn sang trọng trên toàn cầu, thưởng thức các bữa ăn cao cấp từ Perth (Úc) đến Paris (Pháp) và những chuyến đi kéo dài hằng tuần trên du thuyền cao cấp Crystal ở Mỹ.Stuker còn tích lũy được nhiều thẻ quà tặng thông qua số dặm bay mình đã thực hiện.

Ông từng kiếm được 50.000 USD tiền mặt (khoảng 1,25 tỉ đồng) từ thẻ quà tặng của chuỗi bán lẻ Walmart chỉ trong một ngày và dùng nó sửa sang căn nhà của anh trai.

Nhiều năm trước, Stuker đã chiến thắng một cuộc đấu giá từ thiện, bằng cách đổi 451.000 dặm bay (hơn 725.800 km) để được tham gia một tập phim sitcom "Seinfeld".

Trong hơn ba thập kỷ bay hàng nghìn chuyến bay của United Airlines, ông từng có dịp ngồi cạnh những ngôi sao nổi tiếng như danh ca Janet Jackson, Steven Tyler hay diễn viên Bill Murray.

Ông thậm chí từng tận mắt chứng kiến bốn hành khách lên cơn đau tim và chết trên máy bay.Tờ Washington Post gọi vui rằng tấm vé bán cho ông Tom Stuker có lẽ là sai lầm lớn nhất hãng hàng không United Airlines từng mắc phải. Thế nhưng, trên thực tế thì United Airlines lại rất coi trọng vị khách hàng này.

Stuker được đối xử như mọi khách hàng VIP thực sự của United khi hãng sẵn sang tổ chức các bữa tiệc để đánh dấu các mốc đáng nhớ cho vị khách trọn đời này.

Họ đã dán tên ông Stuker lên 2 chiếc máy bay của hãng. Hãng này cũng từng mời ông Stuker góp ý để thiết kế thực đơn trong dịch vụ Câu lạc bộ Polaris mới của họ. Thậm chí ở những sân bay mà ông có nhân viên thân thiết, sẽ có một chiếc ôtô Mercedes chờ sẵn ở đường băng để chở ông tới cổng tiếp theo.

Ông Stuker chia sẻ: “Nhiều người cho rằng việc mua tấm vé trọn đời là khoản đầu tư tốt nhất của tôi nhưng lại khiến hãng hàng không United lỗ vốn, nhưng thực tế không phải vậy. Hồi đó, việc các hãng hàng không bán vé là một quyết định thông minh vì nó giúp dòng tiền lưu chuyển, thay vì phải đi vay tiền và trả lãi. Đổi lại họ cho chúng tôi những chiếc ghế trống. Tôi yêu United Airlines. Tôi yêu việc được bay và hạnh phúc vì được gặp gỡ mọi người khắp nơi trên thế giới”.

Khi được hỏi về tác động môi trường của việc đi máy bay thường xuyên, Stuker chia sẻ ông cảm thấy mình không làm gì sai, máy bay sẽ vẫn bay cho dù ông có ở trên đó hay không. Nếu ông bay trên một chiếc máy bay riêng thì mới là vấn đề. Những người giàu có đi máy bay riêng mới thực sự giúp ích cho môi trường nhiều hơn ông nếu họ lựa chọn máy bay thương mại.

Trước đại dịch COVID-19, Stuker đã dành từ 200-250 ngày/năm trên không trung. Đến nay, khi đã bước sang tuổi 69, Stuker vẫn có niềm đam mê mãnh liệt với những chuyến bay. Ông vẫn đang tận hưởng cuộc sống "trên những đám mây" tại ghế ngồi thương gia hàng 1B yêu thích của mình.

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?