Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Cải tạo tập thể cũ Hà Nội: Quan trọng là "nhạc trưởng" ra đúng đề bài

Chu Đức: Chủ nhật 15/12/2024, 20:16 (GMT+7)

Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.

Theo UBND TP. Hà Nội, công tác quy hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến 13/12/2024, vẫn chưa có quận huyện nào hoàn thành. UBND TP. Hà Nội có văn bản “thúc” UBND các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng khẩn trương trình duyệt Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ ngay trong tháng 12/2024.

Xung quanh vai trò của quy hoạch trong việc cải tạo tập thể, chung cư cũ, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Ngô Doãn Đức, Nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

 

 

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tập trung ở Hà Nội và TPHCM

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tập trung ở Hà Nội và TPHCM

PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tính cấp bách của việc hoàn thành công tác quy hoạch cải tạo chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội sau lời nhận lỗi, trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố trước HĐND thành phố?

Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức: Tính cấp thiết cải tạo, tái thiết đô thị khu ở là chính xác. Một thời, các tập thể, chung cư cũ đóng góp vào nhu cầu ở của thành phố. Hiện nay, xuống cấp nhiều quá, gây nguy hiểm cho đời sống nhân dân. Nhưng chủ trương này bị kéo dài, có lúc chần chừ, lúng túng. Cương vị Chủ tịch thành phố nhận ra điều đó thì rất tốt.

Cần phải làm rốt ráo. Tuy nhiên, vừa rồi có làm một số nơi. Như tập thể Giảng Võ thì buồn quá, khu Kim Liên thì chưa đâu đến đâu. Xây phá cụm nhà cũ, xây nhà mới nhưng không hết chuyện và có hệ lụy. Bây giờ đề cập đến có nhiều khâu.

Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.

Thứ ba là lợi nhuận nhà đầu tư. Ai làm cũng thế thôi, phải xem lợi nhuận các dự án. Có nhà đầu tư tâm huyết, có tầm cần cơ chế sao cho họ gật đầu, người dân cũng gật đầu, sao cho ai cũng thấy quyền lợi ở đấy. Vừa rồi, chúng ta làm khu Giảng Võ rất buồn, mỗi nhà một lối, cao thấp khác nhau, cũ mới lộn xộn. Trong khi đó là một thời niềm tự hào tập thể cũ của thành phố.

PV: Từ thực tiễn một số tòa nhà đã được cải tạo ở tập thể Thành Công, Giảng Võ, Kim Liên, theo ông Hà Nội có thể rút ra được kinh nghiệm nào?

Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức: Chúng ta phải bình tĩnh, làm bài bản. Chúng ta có chuyên gia, những nhà chuyên môn vào cuộc. Ở các khu tập thể mỗi nơi có một đặc thù. Tập thể Nguyễn Công Trứ khác với Nam Đồng, khác Thành Công, Trung Tự, Giảng Võ. Khi anh xây nhà lên, có thỏa mãn mục đích nhà ở mới, văn minh, thuận tiện vị trí của nó. Khi chúng ta làm ở Giảng Võ chẳng hạn, thì giao thông kết nối thế nào?

Chúng ta từng gặp phản ứng vì vẽ nhà cao 40-70 tầng giáp ga Hàng Cỏ, chỉ giải quyết cục bộ thôi. Nếu xây thì dân ra ngoài là tắc. Giải pháp phải đưa ra đồng bộ, đừng cục bộ. Ví dụ, một doanh nghiệp đề xuất tập thể Trung Tự xây nhà 48 tầng, thì giờ cao điểm cả dân số một phường đổ xuống thì tắc nghẽn ngay. Mỗi một nơi có một bài toán và phải kết nối cảnh quan, kiến trúc, giao thông.

Từ vành đai 1 đến vành đai 2 rất cần cải tạo, nhưng cần có quy hoạch 1/500 chi tiết, giải quyết khoa học, tổng thể. Chứ cứ thấy chật lại “cấy” thêm là không được. Điều này không dễ dàng, nhưng quyết tâm thì sẽ có cách giải quyết.

Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, chung cư A1, A2, A3 tại phố Giảng Võ, Hà Nội đã trở nên xuống cấp trầm trọng

Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, chung cư A1, A2, A3 tại phố Giảng Võ, Hà Nội đã trở nên xuống cấp trầm trọng

PV: Điểm nghẽn lớn mà quy hoạch cần giải quyết là nguyện vọng của người dân chịu ảnh hưởng và sức thu hút với nhà đầu tư?

Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức: Chúng ta cần lưu ý với tâm trạng của số đông người dân. Ở tập thể cũ họ thích ở nơi đã quen rồi. Cải tạo là bắt buộc, họ có nguyện vọng tái định cư tại chỗ thì thành phố cần giải quyết thì họ mới ủng hộ. Khu Kim Liên xây nhà cao tầng, tầng 1 mở cửa hàng.

Tầng 4-5 là tái định cư, tầng 6 trở lên kinh doanh thương mại. Chúng ta xem giải pháp hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân thì như thế nào. Đó cũng là một giải pháp, dù chưa phải toàn bộ. Chứ triển lãm Giảng Võ di dời đi thì cứ nhăm nhăm xây nhà thương mại lấy tiền. Trong khi đây là cơ hội tuyệt vời để cải tạo, tái thiết khu Giảng Võ ngay bên cạnh. Nếu làm chuyển đổi cho người dân thì chúng ta không, đánh mất cơ hội.

Đây là đầu bài, đơn đặt hàng cần đặt ở trong quy hoạch. Các nhà đầu tư họ vào, quan trọng là chính sách cho người ta quyền lợi đến đâu. Ví dụ họ vào bảo từng này tầng không thỏa đáng, còn ông “nhạc trưởng” là quản lý nhà nước cần phân tích. Chỗ này quy hoạch không gian đô thị phải có nhịp điệu, tiết tấu, hình ảnh.

Ông nhạc trưởng nói rằng, ông ở đây chỉ làm từng này thôi, ông sẽ có lợi nhuận ở chỗ khác, cho người ta quyền lợi, quỹ đất ở chỗ khác. Đó cũng là giải pháp. Nhưng chắc chắn vấn đề phức tạp, không đơn giản.

PV: Cảm ơn chia sẻ của ông!

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...