Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Xe đạp đô thị: Cơ hội thúc đẩy giao thông xanh

Hoàng Anh: Thứ tư 04/12/2024, 09:53 (GMT+7)

Số lượng người tham gia đạp xe đang tăng lên nhanh chóng, đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy các giải pháp giao thông xanh, giúp giảm ùn tắc và khí thải.

Bác sĩ Philip Moreira, một bác sĩ phụ khoa kiêm trưởng khoa tại Bệnh viện Dalal Jamm, đi xe đạp điện trên đường đến bệnh viện ở Dakar, Senegal. Ảnh: REUTERS

Bác sĩ Philip Moreira, một bác sĩ phụ khoa kiêm trưởng khoa tại Bệnh viện Dalal Jamm, đi xe đạp điện trên đường đến bệnh viện ở Dakar, Senegal. Ảnh: REUTERS

Chuyến đi làm bằng xe đạp điện của bác sĩ Philip Moreira đến bệnh viện là một hành trình nguy hiểm, ngập trong khói bụi qua dòng giao thông hỗn loạn của thủ đô Dakar, Senegal.

Bác sĩ Philip Moreira cho biết: "Tôi đã nhiều lần suýt va chạm với những tài xế không tôn trọng không gian của tôi và suýt đẩy tôi ra khỏi đường. Vì vậy, giờ đây tôi biết chính xác khi nào cần chuyển hướng, ra tín hiệu nào và khi nào cần kiểm tra phía sau để điều chỉnh đường đi. Với những tài xế thường xuyên cắt ngang và bấm còi liên tục, việc tập trung trở nên khá khó khăn".

Các câu lạc bộ đạp xe chưa bao giờ có nhiều thành viên như hiện tại và họ cho rằng chính quyền chưa làm đủ để biến mối quan tâm ngày càng tăng đối với xe đạp thành kế hoạch giảm ùn tắc và khí thải carbon.

Bác sĩ Morera thuộc một nhóm ngày càng đông những người đi xe đạp ở Senegal, những người tham gia đạp xe vì niềm vui hơn là vì nhu cầu. Câu lạc bộ xe đạp của ông “Velo Passion”, đã tăng gấp đôi số thành viên, lên hơn 500 người chỉ trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn ngần ngại thử sức với việc đi xe đạp dù rất hào hứng, họ chỉ dám ra đường vào cuối tuần khi giao thông thưa thớt hơn, do lo ngại về cơ sở hạ tầng kém và tình trạng lái xe ẩu.

"Giữa những chiếc xe tạt ngang và tiếng còi không ngớt, việc đạp xe có thể rất khó khăn," bác sĩ Moreira nói, nhớ lại lần suýt gặp nguy hiểm với một chiếc xe buýt: "Trên đường, vấn đề lớn là cách cư xử của các tài xế vì họ vẫn không coi người đi xe đạp là một phần của giao thông. Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều thách thức và phải cực kỳ cẩn thận khi đi gần ô tô. Điều này cũng là một vấn đề vì không có quy hoạch nào cho người đi xe đạp – chẳng hạn như làn đường dành cho xe đạp".

Lausana Sagna, một huấn luyện viên xe đạp từ Trường InstaBike, hướng dẫn phụ nữ học đi xe đạp cách tra dầu vào xích xe trong buổi tập tại Dakar, Senegal. Ảnh: REUTERS

Lausana Sagna, một huấn luyện viên xe đạp từ Trường InstaBike, hướng dẫn phụ nữ học đi xe đạp cách tra dầu vào xích xe trong buổi tập tại Dakar, Senegal. Ảnh: REUTERS

Đồng quan điểm, giáo viên dạy đạp xe Line Darla Anomerawani, chia sẻ: "Đi trên đường thật phức tạp với đủ các loại xe máy và ô tô vì họ chẳng tôn trọng những người đi xe đạp gì cả. Nếu bạn là phụ nữ, điều này còn khó khăn hơn; có người chẳng quan tâm bạn là nam hay nữ. Đôi khi bạn bị đẩy qua lại, đặc biệt là từ những người đàn ông đi xe máy. Họ sẽ huých bạn, đẩy bạn một chút, nên bạn buộc phải vững vàng khi di chuyển trên đường."

Theo một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), châu Phi có thời gian trung bình cho đi bộ và đạp xe cao nhất toàn cầu, ở mức 56 phút mỗi người mỗi ngày, so với mức trung bình toàn cầu là 43,9 phút.

Tuy nhiên, điều này không được duy trì khi thu nhập tăng lên, bởi vì hệ thống giao thông đô thị và ý niệm về vị thế xã hội thường nghiêng về các phương tiện cơ giới.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, sự mở rộng nhanh chóng và thường không được kiểm soát của các thành phố châu Phi cũng đã biến châu lục này trở thành nơi nguy hiểm nhất cho người đi xe đạp và người đi bộ.

Các huấn luyện viên xe đạp từ Trường InstaBike hỗ trợ phụ nữ học đi xe đạp trong buổi tập tại Dakar, Senegal. Ảnh: REUTERS

Các huấn luyện viên xe đạp từ Trường InstaBike hỗ trợ phụ nữ học đi xe đạp trong buổi tập tại Dakar, Senegal. Ảnh: REUTERS

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phương tiện di chuyển đô thị bền vững, Senegal là một trong số ít các quốc gia châu Phi đã đưa việc đi xe đạp vào kế hoạch phát triển.

Cơ quan vận tải đô thị Dakar (CETUD) đặt mục tiêu xây dựng mạng lưới làn đường dành cho xe đạp dài 175 km vào năm 2035. Tuy nhiên, việc khai trương đoạn đầu tiên dài 12 km đã bị trì hoãn trong vài tháng, làm dấy lên sự hoài nghi trong cộng đồng đạp xe.

Cơ quan vận tải đô thị Dakar thừa nhận rằng cơ sở hạ tầng xe đạp hiện tại còn thiếu sót, và chính phủ vẫn chưa có chính sách khuyến khích đi xe đạp trong đô thị.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Vào một ngày Chủ nhật oi ả, các tài xế lộ vẻ khó chịu khi phải dừng xe để nhường đường cho đoàn đua xe đạp trên một đoạn cao tốc bên ngoài Dakar.

Guisse Mohammed, 39 tuổi, là một dược sĩ hiếm khi bỏ lỡ buổi đạp xe thể thao vào Chủ nhật, nhưng anh vẫn lái xe đi làm vì lý do an toàn. Anh đã nghĩ đến việc mua một chiếc xe đạp thành phố và việc có thêm nhiều làn đường dành cho xe đạp sẽ là một động lực lớn.

“Chúng tôi, những người đi xe đạp, thậm chí còn không nhận ra làn đường dành cho xe đạp. Có một làn đường cho xe đạp, nhưng thay vì sử dụng nó, chúng tôi cuối cùng lại phải đi trên đường chính. Thật tốt khi có làn đường cho xe đạp, lý tưởng nhất là với các biển báo chỉ rõ chúng nằm ở đâu. Vấn đề là chúng tôi thực sự phải chia sẻ những làn đường này với xe máy”.

Giống như anh Guissem, những người đi xe đạp mong muốn các cơ quan chức năng làm nhiều hơn để cải thiện an toàn đường bộ và khuyến khích người dân thành phố đạp xe, một cách tiết kiệm chi phí mà còn giúp đạt được các mục tiêu giảm phát thải.

Còn tại Việt Nam, trong những năm gần đây, thói quen di chuyển bằng xe đạp tại các đô thị lớn đang dần trở lại.  Tuy nhiên, việc lưu thông bằng xe đạp vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Hệ thống đường phố ở nhiều đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM chưa được thiết kế phù hợp cho việc di chuyển bằng xe đạp. Nhiều tuyến đường thiếu làn đường dành riêng cho xe đạp, dẫn đến nguy cơ tai nạn cao khi người đi xe đạp phải chia sẻ mặt đường với ô tô và xe máy.

Bên cạnh đó, các tiện ích như bãi gửi xe đạp an toàn, trạm sửa chữa hay dịch vụ cho thuê xe đạp chưa phổ biến, khiến người dân ngần ngại khi lựa chọn phương tiện này.

Để khuyến khích nhiều người sẵn sàng chuyển sang đi xe đạp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, cộng đồng và người dân trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng xe đạp, đồng thời cần thiết phải đầu tư xây dựng các làn đường dành riêng cho xe đạp, đảm bảo an toàn cho người đi xe..\

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Tròn một tháng sau khi VOV Giao thông đăng tải loạt bài phản ánh về chất lượng bữa ăn bán trú bất ổn và trường học mơ hồ về sự nhân văn và pháp luật tại ngôi trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức. Đến nay, phụ huynh vẫn mong mỏi cần có sự thay đổi thực chất từ ngôi trường này.

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro. 

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư 47, quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Thách thức gì trong quá trình nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1

Thách thức gì trong quá trình nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1

TP.HCM vừa quyết định nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 lên mức 7 mét theo Quy hoạch kế cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa. Đây được xem là quyết định táo bạo, đột phá nhưng cũng nhiều thách thức.

TP.HCM: Khởi tố chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng

TP.HCM: Khởi tố chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng

Hôm nay (03/12) Công an TP.HCM cung cấp thông tin về việc ra Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Giáp Thị Sông Hương và bà Trang Mỹ Nhanh là bảo mẫu tại mái ấm Hoa Hồng về tội “Hành hạ người khác”.

Mức sinh thấp thứ 2 cả nước, Cần Thơ phải có chính sách hiệu quả và lâu dài

Mức sinh thấp thứ 2 cả nước, Cần Thơ phải có chính sách hiệu quả và lâu dài

Chỉ với 1,44 con/phụ nữ, Cần Thơ là địa phương có mức sinh thấp đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TP.HCM. Điều này gây ra hệ lụy không nhỏ cho tương lai, nhất là khi thành phố cần phát triển nguồn nhân lực trẻ để thay thế lớp dân số già hóa, “cáng đáng” các mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội.

Khó 'lướt sóng' với thị trường BĐS trong năm 2025

Khó 'lướt sóng' với thị trường BĐS trong năm 2025

Sau một năm nhiều biến động, thị trường bất động sản được dự báo bước vào nhịp nghỉ. Đây cũng là thời điểm cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp phát triển thị trường bền vững hơn.