Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Mạnh mẽ lên phụ nữ...

Hải Hà: Thứ ba 02/08/2022, 05:45 (GMT+7)

Tâm lý xấu hổ, lo sợ vì bị bạo hành đã khiến nhiều phụ nữ không dám lên tiếng và phải chịu đựng bạo lực trong thời gian dài, nhiều trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát khỏi bạo lực.

Thông qua việc tuyên truyền, nâng cao kiến thức của phụ nữ về quyền được đối xử bình đẳng, quyền được bảo vệ và các kỹ năng phòng chống bạo lực sẽ giúp các nạn nhân trở nên mạnh mẽ hơn.

Bạo lực trên cơ sở giới là thực trạng đáng báo động ở nước ta và có đến 90% nạn nhân là phụ nữ. Đối tượng bị bạo hành trải dài từ 16 đến 59 tuổi, thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngay cả những phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, có vị trí cao trong xã hội, làm chủ kinh tế cũng có thể là nạn nhân của bạo lực. 

Không chỉ bị bạo hành về thể xác, bạo lực về tình dục, nhiều phụ nữ còn bị bạo hành về tinh thần, bị kiểm soát hành vi, kinh tế bởi chồng/ bạn trai gây ra.

Bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực tinh thần gây ra những tổn hại trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của các nạn nhân, làm gia tăng các chi phí liên quan đến y tế, chi phí cơ hội do nạn nhân phải nghỉ làm sau khi bị bạo hành và làm giảm năng suất lao động.

Ước tính, mỗi năm nền kinh tế Việt Nam bị mất khoảng 100.500 tỷ đồng do bạo lực.

Những hành vi bạo lực trong gia đình còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, khả năng học tập và sự phát triển, hình thành nhân cách của trẻ nhỏ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, những đứa trẻ đã từng chứng kiến bạo lực hay là nạn nhân của bạo lực có xu hướng sử dụng bạo lực với người yêu, người bạn đời khi lớn lên.

Ảnh minh họa: Outlook

Ảnh minh họa: Outlook

 

Theo các chuyên gia, căn nguyên của tình trạng bạo lực giới là do sự bất bình đẳng giới vốn đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam và sự mất cân bằng quyền lực.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp nạn nhân bị bạo lực nhận được lời khuyên từ người thân coi việc bị đánh, chửi mắng khi chồng say rượu là bình thường. Không ít người vợ, người mẹ chấp nhận bị bạo lực giới vì muốn giữ hôn nhân, muốn giữ vỏ bọc gia đình cho con cái.

Hơn 90% phụ nữ từng bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ các dịch vụ công và một nửa trong số họ chưa bao giờ nói với ai khác về điều đó vì tâm lý “xấu chàng hổ ai”. Nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa không biết được thông tin để được giúp đỡ.

Để ngăn chặn tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, trước hết, người phụ nữ cần nhận thức rõ được quyền của mình trong hôn nhân, sự khác biệt giữa hôn nhân và sự sở hữu. Hôn nhân là sự bình đẳng. Người phụ nữ được quyền tôn trọng và đối xử công bằng, bình đẳng như nam giới.

Điều 18 - Luật Bình đẳng giới quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình”.

Vợ, chồng cùng có trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái, chia sẻ việc nhà, chăm sóc sức khỏe sinh sản và bàn bạc, đưa ra các quyết định của gia đình.

Bên cạnh đó, phụ nữ cần trang bị những kiến thức, kỹ năng nhận diện các nhóm hành vi bạo lực. Bất kì hành vi đe dọa về thể chất, tình dục, sử dụng quyền lực để kiểm soát về kinh tế, thao túng cảm xúc, tinh thần đều là hành vi bạo lực và cần phải lên án.

(Ảnh minh họa: UNWomen.org)

(Ảnh minh họa: UNWomen.org)

 Khi bị bạo lực, nạn nhân cần phải lên tiếng, có thể chia sẻ với người thân, hàng xóm, Hội phụ nữ hoặc kêu gọi sự trợ giúp thông qua các đường dây nóng của Hội nông dân, hoặc liên hệ với cán bộ công an phường, cán bộ xã hội, cơ quan pháp luật tại nơi cư trú.

Trong những trường hợp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, nạn nhân liên hệ đến các ngôi nhà tạm lánh để nhận sự trợ giúp.

Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng bạo lực giới, tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế, mỗi phụ nữ có sự chuẩn bị cho phù hợp. Đối với nhóm người phụ thuộc về kinh tế, có thể chủ động tìm kiếm việc làm, sinh kế để tăng thu nhập.

Đối với nhóm người đã có sự vững vàng về kinh tế, cần độc lập về tư duy, mạnh dạn vượt qua định kiến của xã hội, để bảo vệ mình khỏi nguy cơ bạo lực.

Các đoàn thể, tổ chức chức xã hội như Hội phụ nữ, cán bộ xã hội ở địa phương cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quyền của phụ nữ, kiến thức nhận biết bạo lực và kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới, xây dựng những cẩm nang về phòng chống bạo lực giới.

Việc giáo dục, tuyên truyền cần được thực hiện sớm ngay trong các trường học, các gia đình cho các trẻ em gái từ sớm.

Song song với đó, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa và ứng phó với Bạo lực giới, việc tăng nặng các chế tài xử lý những trường hợp thực hiện hành vi bạo lực, nhân rộng các mô hình hay giúp đỡ các nạn nhân bạo lực giới .

Bình đẳng giới là quyền của con người và phụ nữ có quyền được tôn trọng phẩm giá, được yêu thương và  tự do bày tỏ mong muốn, suy nghĩ của mình.

Việc trao quyền cho phụ nữ, giúp các nạn nhân mạnh mẽ trở lại sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của mỗi gia đình, nâng cao năng suất lao động của xã hội và thúc đẩy tiềm năng phát triển thế hệ tương lai.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.