Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Quách Đồng - Hải Hà : Thứ hai 15/04/2024, 06:58 (GMT+7)

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Một số ý kiến cho rằng, khá nhiều thông tin trong đợt điều tra lần này đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài khoản định danh điện tử VneID.

Vậy, những ứng dụng công nghệ đã tốn rất nhiều nguồn lực, chi phí như VNeID ở đâu trong cuộc điều tra này? Vì sao chưa được tận dụng?

So với đợt tổng điều tra dân số gần nhất năm 2019, gia đình ông Hoàng Văn Phúc, ở đường Hồng Hà, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội không có nhiều thay đổi về địa chỉ cư trú, số người sinh sống, tình trạng hôn nhân… Khác biệt lớn nhất trong hộ gia đình là trình độ học vấn của con gái khi đã hoàn thành học Đại học, đi làm, và thay đổi về diện tích nhà ở, nên việc thực hiện điều tra tương đối thuận lợi:

"Có nhiều thông tin chúng tôi đã cập nhật, như chủ hộ, những người theo chủ hộ, tất cả bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, tất cả đều đã được ập nhật trong căn cước công dân gắn chíp. Chỉ có thay đổi là cháu năm 2019 còn đang đi học, giờ đã đi làm", ông Hoàng Văn Phúc cho biết.

Điều tra tại nhà ông Hoàng Văn Phúc, ở Phường Phúc Tân

Điều tra tại nhà ông Hoàng Văn Phúc, ở Phường Phúc Tân

Được phân công thực hiện điều tra 30 hộ trên địa bàn, anh Nguyễn Việt Dũng, dân quân tự vệ phường Phúc Tân phải tranh thủ cuối ngày hoặc ngày nghỉ để thực hiện việc điều tra tại các hộ gia đình:

"Vừa rồi em được giao 30 hộ, tổng số em thực hiện được khoảng 90%, đạt 26-27 hộ rồi. Có vài trường hợp rất khó khăn vì họ thường xuyên vắng nhà, có vài trường hợp họ đi làm về muộn nên bọn em phải đến rất nhiều lần. Dự kiến trước ngày 20 em sẽ hoàn thành nốt".

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho hay, phường được chọn 7 địa bàn để điều tra năm 2024. Do địa bàn dân cư tập trung, nên việc điều tra tương đối thuận lợi, dự kiến sẽ hoàn thành trước 20/4 tới:

"Đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã hoàn thành 87% so với yêu cầu đề ra. Dự kiến chúng tôi sẽ hoàn thành trước ngày 20/4. Những trường thông ton cũng thống nhất với các nội dung trước nên không khó khăn đối với các điều tra viên".

Còn ông Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho hay, đơn vị được giao điều tra xác xuất tại 9 tổ dân phố. Hiện đã điều tra xong 4 tổ, còn 5 tổ đang thực hiện. Theo ông Tuấn, với các nhà có sinh viên thuê trọ, Phường đã chỉ đạo công an khu vực phối hợp với tổ dân phố hỗ trợ các điều tra viên.

Ông Nguyễn Hải, Phó Chủ tịch UBND Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay, trong tổng số 16 địa bàn được điều tra, với 480 hộ, đến thời điểm này, phương đã hoàn thành việc điều tra với 200 hộ, đạt 41,8%.

Một trong những khó khăn trong việc điều tra trên địa bàn là do có nhiều sinh viên, người nước ngoài cư trú, việc tiếp cận để thực hiện điều tra gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, ông Nguyễn Hải cũng khẳng định, việc điều tra dân số và nhà ở sẽ hoàn thành trước 30/4 theo mục tiêu đề ra.

Bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Cục Thống kê quận Hoàn Kiếm

Bà Nguyễn Thị Hà - Chi cục trưởng Cục Thống kê quận Hoàn Kiếm

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Cục Thống kê quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, quận thực hiện điều tra tại 59 địa bàn.

Trước khi thực hiện điều tra, UBND quận đã tiến hành in thư ngỏ gửi đến các hộ dân để tuyên truyền về đợt điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Hiện, quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành hơn 64% so với chỉ tiêu đề ra:

"Sẽ trùng một số trường thông tin trong cập nhật của dữ liệu cư dân quốc gia, ví dụ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh… ngoài ra một số thông tin mà ngành thống kê thu thập, ví dụ về nhà ở, điều kiện sống cũng như một số chỉ tiêu chuyên sâu cũng như tuổi thọ trung bình của người dân".

Tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, với 88 địa bàn được thống kê, tương đương 2.460 hộ, được giao cho 50 sinh viên Khoa thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Hiện, quận đã hoàn thành 67% so với mục tiêu đề ra. Bà Hoàng Thị Hải, Chi cục trưởng Chi cục thông kê quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ:

"Tại sao lần này chúng tôi không sử dụng nhiều trong ứng dụng VNeID, bởi vì công tác điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ cũng như tất cả các cuộc điều tra, thống kê là phải trực tiếp xuống để hỏi và phỏng vấn hộ, trực tiếp thu thập các nhân khẩu thường trú đang ăn ở. Chính vì vậy công tác điều tra dân số có cái khác so với công tác quản lý của công an".

Tuy vậy, đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc thực hiện điều tra gặp rất nhiều khó khăn do địa hình cư trú trải rộng, địa hình chia cắt, có khi điều tra được một hộ đã mất vài ngày. Bà Ngô Thị Thu, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Sơn La cho hay, dù mới đạt gần 40% chỉ tiêu, song toàn ngành vẫn phấn đấu hoàn thành việc điều tra trước ngày 25/4:

"Những khó khăn đó đa tác động trực tiếp tới chất lượng, tiến độ cuộc điều tra. Toàn ngành thống kê Sơn La cũng đã xác định ngay từ đầu, và để thực hiện được cái đó chúng tôi cũng đã đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của địa bàn để thực hiện đúng tiến độ đề ra".

Lý giải việc không thể sử dụng thông tin từ hệ thống dữ liệu căn cước công dân, PGS. TS Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – người từng tham gia một số điều tra xã hội học chuyên sâu cho biết:

"Nhiều người cũng đã tranh luận và thậm chí bảo sau này không cần tổng điều tra dân số và nhà ở nữa, nhưng những cái đó nó khác nhau, vì các mục tiêu, mục đích của cái căn cước công dân quản lý những thông tin liên quan đến nhân thân… nhưng những thứ điều tra dân số giữa kỳ nó sẽ thay đổi thường xuyên,như công ăn việc làm. Ngay những cái đó đã khác nhau thì các lát cắt trong khảo sát thì không thể nào ông làm chi tiết như trong các khảo sát chuyên sâu được". 

Câu hỏi được thiết kế sẵn trên điện thoại lớn

Câu hỏi được thiết kế sẵn trên điện thoại lớn

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số. Do vậy, các Bộ, ngành, địa phường cần tính toán chia sẻ dữ liệu theo từng cấp độ, phục vụ cho các hoạt động điều tra, nghiên cứu nhằm giảm thiểu các chi phí và tạo sự tiện lợi cho người dân.

Đây chính là góc nhìn của VOV Giao thông: Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

 

Từ ngày 1/4/2024, Tổng Cục thống kê tiến hành thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 hoàn toàn độc lập, không sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện nay có một số lí do được đưa ra là số lượng người sử dụng tài khoản VNeID còn ít, sự phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, thành trong cả nước nên không mang tính đại diện; có sự khác nhau giữa trường thông tin của VNeID và những thông tin của cuộc điều tra dân số và những hạn chế trong cơ chế chia sẻ dữ liệu.

Tuy nhiên, những lí do đưa ra còn thiếu tính thuyết phục.

Bởi lẽ, theo ứng dụng định danh điện tử cấp độ 2 đã có nhiều trường thông tin về cá nhân và hộ gia đình. Những thông tin này, nếu được chia sẻ hoàn toàn có thể phục vụ cho công tác điều tra về dân số. Song điều cần thiết, ứng dụng này cần mở chức năng cho người dân thường xuyên cập nhật thông tin về cá nhân, về hộ gia đình, những thông tin biến động về nhà ở, số lượng người.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 714 về Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Bộ Công an được Chính phủ giao xây dựng ba hệ thống: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bộ dữ liệu sinh trắc (hay căn cước công dân - CCCD); hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Ngoài ra, Quyết định số 06/2022, Bộ Công an được giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về dân cư. Tuy nhiên những thông tin thu thập được không chỉ phục vụ cho nhu cầu quản lý thông tin của riêng Bộ Công an, mà cần thiết kế theo hướng mở với nhiều trường thông tin, phục vụ cho quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khi cần thiết, trong đó có các thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, điều tra về dân số.

Thông qua việc phân cấp, phân quyền truy cập và sử dụng dữ liệu cho các Bộ, ngành liên quan, sẽ đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu dân cư chung của quốc gia.

Việc thực hiện điều tra dân số thực hiện theo chu kỳ 10 năm, nên chăng, những thông tin thu thập được ở các cuộc điều tra có thể tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Việc thực hiện điều tra dân số thực hiện theo chu kỳ 10 năm, nên chăng, những thông tin thu thập được ở các cuộc điều tra có thể tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Mặt khác, những thông tin, dữ liệu thu thập được từ các cuộc Điều tra về dân số, hay các thông tin về những lĩnh vực chuyên ngành khác, Bộ Công an hoàn toàn có thể đề xuất các đơn vị liên quan cung cấp, nhằm hoàn thiện và làm dầy nguồn cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên thế giới. Việt Nam cũng xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng đế phát triển.

Do vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung, mang tính nền tảng là rất quan trọng. Ở đó, cần có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu, những thông tin giữa các Bộ, ngành, tận dụng những thông tin sẵn có nhằm giảm thiểu chi phí. Cơ sở dữ liệu về dân cư cần tính toán chia sẻ thông tin theo từng cấp độ, để phát huy hiệu quả của nguồn dữ liệu phóng phú này.

Việc thực hiện điều tra dân số thực hiện theo chu kỳ 10 năm, nên chăng, những thông tin thu thập được ở các cuộc điều tra có thể tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể điều chỉnh, bổ sung thêm một số trường thông tin động, phù hợp với các tiêu chí của quốc tế.

Có như vậy, Việt Nam mới sớm đạt được mục tiêu trở thành quốc gia số, đổi mới căn bản phương thức quản lý và điều hành của Chính phủ, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm và rộng khắp./.

Quách Đồng - Hải Hà /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.