Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Lớp học cô Thủy

Kim Loan: Thứ sáu 11/10/2024, 11:09 (GMT+7)

Nhằm sẻ chia với những trẻ nghèo, kém may mắn, cô giáo về hưu Lê Thị Bích Thủy (ấp Tân Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đã mở lớp học tình thương.

Sau hơn 10 năm lặn lội, vận động, bằng tình thương và tấm lòng của nhà giáo, cô Thủy đã âm thầm dạy chữ miễn phí cho trẻ em kém may mắn trên địa bàn. Đến nay, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tiếp cận với cái chữ - nhịp cầu nối giúp các em có được cuộc sống tốt hơn.

 

Lớp học của cô ba Thủy

Lớp học của cô ba Thủy

Trong khuôn viên của Trung tâm học tập cộng đồng xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), có một lớp học tình thương khoảng hơn 20 học sinh. Đứng lớp là cô Lê Thị Bích Thủy, một giáo viên tiểu học đã về hưu. Dù nắng hay mưa, hơn 10 năm qua, cô vẫn đều đặn đến lớp 3 buổi/tuần để truyền đạt con chữ, giúp các em học làm người.

Thưa cô, xin cô chia sẻ về động lực khiến cô khởi xướng lớp học này ạ?

Cô sinh năm 1957, sau năm 1975 cô về đây dạy, lúc đó cô thấy rất nhiều người đã lớn rồi mà không biết chữ. Thời gian cô công tác trong ngành giáo dục thì càng phát hiện ra có quá nhiều hoàn cảnh khó khăn, không thể cho con em đến trường.

Chữ là cái chìa khóa để thoát khỏi cảnh nghèo, từ đó cô mới suy nghĩ, thôi bây giờ mình đã nghỉ công tác thì có thời gian rảnh cô dạy chữ lại cho các em. Có những em nhà nghèo, cha mẹ và ông bà không biết chữ, rồi tiếp tục cảnh nghèo. Từ đó, cô thấy nó cứ đi chơi lang thang, cô mới tập hợp về dạy chữ từ năm 2013 đến nay.

Mỗi tuần dạy 3 buổi, cô Thủy được xem là người mẹ hiền đã dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo và người mù chữ

Mỗi tuần dạy 3 buổi, cô Thủy được xem là người mẹ hiền đã dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo và người mù chữ

Cô cũng đã lớn tuổi, vậy cô tập hợp học sinh bằng cách nào thưa cô?

Nhà cô ở gần một doanh nghiệp chế biến thủy sản, người lao động nhiều lắm, cứ đi làm thì mang con theo. Thấy mấy đứa nhỏ theo cha mẹ đi làm mướn như vậy thì cô mới biết rõ hoàn cảnh của các cháu.

Từ đó cô gọi vào học, tất cả học sinh nào, hoàn cảnh ra sao cô cũng sẵn lòng nhận vào lớp học.

Được biết, mỗi buổi học thì cô đều có quà cho học sinh. Những món quà này là do cô tự làm, đúng vậy không cô?

Mấy em ở đây thiếu thốn lắm, khi cô dạy thì ở nhà có bánh thì cô mang theo, cuối giờ học bạn nào học giỏi cô thưởng để khích lệ tinh thần, các em vỗ tay vui lắm.

Trời hè nắng nóng thì cô nấu nước lá dứa, chiên bánh phồng cho các em.

 Với tình thương như thế, thảo nào tiếng thơm của cô ba Thủy vang xa đến như vậy.

Cái tuổi thì có hạn, cô chỉ cầu mong mình khỏe mạnh để tiếp tục dạy chữ cho các em nào còn chưa biết chữ. Cô sẽ kéo dài lớp học nào đến khi nào không cần thiết nữa thì nghỉ. Nhưng hiện tại cô chưa tính để chuyện nghỉ dạy.

Xin cảm ơn cô đã chia sẻ về phần việc ý nghĩa mà mình đã làm trong suốt 10 năm qua. Chúc cô luôn khỏe mạnh để tiếp tục hành trình gieo chữ thiện nguyện này!

Mỗi khi đến lớp, cô mua bánh cho học nào học giỏi

Mỗi khi đến lớp, cô mua bánh cho học nào học giỏi

Dù ngày nắng hay ngày mưa, cứ đều đặn từ 14h – 15h30 các ngày thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, học sinh lại ôm tập sách tới lớp nghe cô ba Thủy dạy học. Trong gian nhà rộng khoảng 20m2 được các nhà hảo tâm tài trợ, có hơn chục em nhỏ và vài cụ già cặm cụi nắn nót từng con chữ, nhẩm đi nhẩm lại bảng cửu chương.

Bà Lê Thị Lượm, ngụ xã Tắc Vân, TP. Cà Mau, một học sinh đặc biệt của lớp cô Thủy cho biết, bản thân bà đã ngoài 50 tuổi nhưng không biết chữ. Gia đình nghèo, lại chật vật mưu sinh, đời bà, đời con bà đến đời cháu bà không ai biết chữ. Chính vì thế, khi biết lớp của cô ba Thủy, bà không ngần ngại đến học để biết ký tên của chính mình: “Hồi xưa không có điều kiện đi học, lo chạy giăc không nên không học được. Giờ có lớp cô Thủy tôi vào học đã 2 tháng nay và biết hơi hơi rồi. Biết ký tên của mình rồi”.

Lớp học khang trang, được cô Ba duy trì 10 năm nay

Lớp học khang trang, được cô Ba duy trì 10 năm nay

Cũng chính vì là người có tuổi nên Bà Hằng ngưỡng mộ, yêu kính cô ba giáo Thủy ở chỗ, cô dạt dào tình thương đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Đối tượng học của lớp cô ba Thủy rất đặc biệt, ngoài những em có hoàn cảnh nghèo thì còn có những em vừa nghèo, vừa mang trong mình bệnh tật bẩm sinh như chân đi đứng không vững hoặc thiểu năng trí tuệ. Thậm chí có những đứa trẻ cha mẹ ly hôn, mất cha hoặc mất mẹ phải sống với ông, bà.

Để động viên, khích lệ tinh thần học tập, cô Thủy luôn chuẩn bị phần quà khi trẻ có tiến bộ trong học tập.      

"Hoàn cảnh con rất là khó khăn, được học lớp cô Thủy là con thấy vui lắm rồi".

"Em nào viết không được là cô đến chỉ từng nét".

"Ngoài dạy chữ thì cô còn dạy kỹ năng để học sinh hòa nhập với xã hội".

Học trò lớp tình thương có độ tuổi từ 7 đến 60 tuổi. Vì vậy, mỗi “học sinh” có khả năng tiếp thu và ghi nhớ khác nhau, nên cô không soạn giáo án chung cho cả lớp, mà uyển chuyển cách dạy theo từng đối tượng. Nghỉ hưu cũng lâu nên có khi chương trình cô ba Thủy không cập nhật hết được. Lớp học chỉ đảm bảo để các con biết đọc, biết viết và làm toán cơ bản. Những học sinh nào có khả năng, cô liên hệ với Hội Liên hiệp phụ nữ xã hỗ trợ, giới thiệu các con vào trường để học sâu thêm cho đúng với chương trình. Có nhiều em học được đến cấp trung học cơ sở, rồi đi học nghề, có công việc ổn định.

Cô Lê Thị Bích Thủy, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau tâm tư: “Tôi thấy hoàn cảnh các em khó khăn nên tôi tranh thủ thời gian rảnh rỗi là tôi cố gắng mang ít con chữ mà mình hiểu biết để chia sẻ đến với các em”.

Mạnh thường quân mang quà đến tặng lớp học và cô ba Thủy, để cô có dụng cụ duy trì lớp học

Mạnh thường quân mang quà đến tặng lớp học và cô ba Thủy, để cô có dụng cụ duy trì lớp học

Các thế hệ học trò đi qua, cô Thủy rất tự hào khi các em đã biết chữ, có những em còn có thêm nghề may phụ giúp gia đình sau khi có chồng; có em hiện làm nghề sửa xe ôtô tại TP.HCM. Dù tuổi đã cao, sức khỏe ngày càng kém nhưng với tình yêu thương vô bờ bến dành cho các em nghèo, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn, cô vẫn hàng ngày cố gắng, nỗ lực dìu dắt các em vươn lên.

Bà Trần Thị Kiều Yến – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau khẳng định: “Thông qua lớp học tình thương này các cháu đã được cô chỉ dạy cho kiến thức cơ bản. Cô giáo còn trang bị cho các em kỹ năng phòng chống bạo lực để các cháu có sự tự tin hơn”.

Theo chính quyền địa phương, gia đình cô Thủy không thuộc diện khá giả. Chồng cô Thủy làm nghề chạy xe ôm, gần đây bị bệnh cho nên bỏ nghề, cả nhà sống nhờ lương hưu ít ỏi của cô. Việc làm của cô giáo Thủy mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng là tấm gương để thế hệ trẻ noi theo.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thạnh Phú đã đồng hành cùng cô Thủy trong hành trình mang chữ đến những em có hoàn cảnh khó khăn, như vận động mạnh thường quân hỗ trợ các vật dụng cần thiết cho lớp học, liên hệ các trường trong xã tạo điều kiện cho các em của lớp học tình thương được học hành đúng độ tuổi và chương trình học.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.