Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Logistic hàng không, để thúc đẩy thị phần?

Hải Hà: Thứ năm 29/06/2023, 10:23 (GMT+7)

Hiện nay, thị phần của các doanh nghiệp vận tải nước ngoài đối với lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (logistic hàng không) mới đã đạt tới 88%, cao gấp hơn 7 lần so với thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi Việt Nam nằm ở trung tâm của các hoạt động giao thương ở Đông Nam Á.

Trong 20 năm qua, sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng, giảm không đồng đều trong các năm. Đại dịch covid 19 là cơ hội cho nhiều phương thức vận tải hàng hóa tăng trưởng khá nhưng logistic hàng không có xu hướng giảm.

Theo số liệu của Cục hàng không Việt Nam, năm 2022, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không  đạt 1,22 triệu tấn, giảm 6,6% so với năm 2021 và giảm 11,3% so với năm 2009.

Lí giải về tình trạng sụt giảm của sản lượng hàng hóa vận chuyển, ông Bùi Minh Đăng, Phó trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục hàng không Việt Nam cho rằng, giai đoạn đại dịch covid, các tàu bay chủ yếu vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên khi nhu cầu của người dân đi lại bằng đường hàng không tăng cao, năng lực chở hàng hóa của tàu bay cũng giảm đi.

"Hàng hóa vận chuyển của ngành hàng không có tính chất đặc thù là những hàng hóa có giá trị cao, khối lượng nhỏ, chủ yếu là may mặc, linh kiện điện tử nên phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thế giới. Cuối năm 2022, đầu năm 2023 nhu cầu các mặt hàng này giảm nên nhu cầu vận chuyển các mặt hàng này sang các quốc gia khác cũng giảm", ông Đăng cho biết.

Lĩnh vực vận tải hàng không của nước ta hiện chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có. Ảnh: VNA

Lĩnh vực vận tải hàng không của nước ta hiện chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có. Ảnh: VNA

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn dịch COVID-19, các doanh nghiệp logistic hàng không Việt Nam cũng đã có sự chủ động trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh như chuyển đổi công năng, dùng tàu bay hành khách để chở hàng, tháo ghế để vận chuyển hàng hóa trên cabin.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp vận tải của nước ngoài. Hiện thị phần các doanh nghiệp vận tải nước ngoài chiếm tới 88%, gấp hơn 7 lần so với thị phần của các doanh nghiệp trong nước.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà, Giảng viên khoa vận tải kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải , sản lượng vận chuyển hàng hóa logistic hàng không hiện nay của Việt Nam mới đạt 1,53 triệu tấn, tương đương 66,2% so với mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không theo Quyết định 236 của Thủ tướng Chính phủ.

Phân tích nguyên nhân khiến lĩnh vực vận tải hàng không hiện chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có. TS Vân Hà cho rằng, hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không chưa đáp ứng được cả về chất lượng và quy mô đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Cụ thể:

"Việc đầu tư vào các tuyến đường bộ kết nối các Cảng hàng không quốc tế trọng điểm hiện nay còn chậm nên gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ khu vực xung quanh, như trường hợp Cảng hàng không Tân Sơn Nhất là một ví dụ. Ngoài ra, vấn đề nổi cộm  là các sân bay cũng như các cảng hàng không hiện tại thiếu quỹ đất cho các trung tâm Logistic hàng không, các kho hàng không kéo dài".

Ảnh: Chinhphu.vn

Ảnh: Chinhphu.vn

Theo ông Bùi Minh Đăng, hiện nay các kho của các cảng hàng không kết nối khá tốt với hệ thống đường bộ. Đơn cử như cảng hàng hóa của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài kết nối thuận tiện với các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Thái Nguyên… rất tốt. Tuy nhiên, hiện chưa có sự kết nối trực tiếp giữa các nhà ga đường sắt và đường hàng không.

Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Thanh Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Logistic Hải Phòng cho biết: "Khu vực Hải Phòng, các phương thức vận chuyển chưa có sự kết nối đồng bộ với nhau. Mặc dù Hải Phòng là một địa phương hiếm có ở trong cả nước hội tụ 5 loại hình  vận tải: đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không nhưng các phương thức vận chuyển của các loại hình này chưa đồng bộ với nhau và có xu hướng là tỷ trọng vận tải bằng đường bộ vẫn chiếm ưu thế khoảng 85-90 %".

TS Bùi Doãn Nề, phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển lĩnh vực vận tải hàng không. Do vậy, trong quy hoạch mạng lưới giao thông, quy hoạch cảng hàng không cần tính đến sự gắn kết giữa các loại hình vận tải:

"Bây giờ giữa kết nối giao thông cơ sở hạ tầng của chúng ta cũng đang có vấn đề. Mỗi một ngành vận chuyển có từng loại hàng phù hợp nhưng mà việc gắn kết  là cần thiết để cho nó thuận lợi cho việc đi lại, gom tụ hàng hóa và giải tỏa hàng hóa đi đến Việt Nam. Đây là một việc cần tính đến mạng lưới giao thông trong quy hoạch đồng bộ", TS Bùi Doãn Nề cho biết.

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đóng một vai trò quan trọng trong thương mại thế giới và có khả năng sinh lời cao. Dù trọng lượng vận chuyển hàng hóa chỉ chiếm chưa đến 1% song vận tải hàng không chiếm tới hơn 1/3 giá thị thương mại thế giới.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA),  lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không năm 2022 cao hơn 11,7% so với năm 2019 và cao hơn 4% so với năm 2021. Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trên toàn cầu tăng cao và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Do vậy, một số ý kiến cho rằng, cùng với việc đầu tư xây dựng các cảng hàng không, Việt Nam cũng cần đầu tư đồng bộ hệ thống các cảng hàng hóa tại sân bay để nâng cao công suất, năng lực khai thác của các hãng.

Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lí, kim ngạch xuất nhập khẩu và thị trường hàng hóa cao. Ảnh: ALS

Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lí, kim ngạch xuất nhập khẩu và thị trường hàng hóa cao. Ảnh: ALS

Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lí, kim ngạch xuất nhập khẩu và thị trường hàng hóa cao. Trong khi, lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong lĩnh vực vận tải hàng hóa nói chung. Thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải Việt Nam nắm bắt được cơ hội và nâng cao năng lực là cách để Việt Nam giành lấy thị trường vận tải hàng không.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT: "Làm chủ miếng bánh thị phần logistic hàng không".

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cơ cấu đối với lĩnh vực vận tải hàng không theo hướng số lượng hàng hóa chở bằng máy bay chở hàng tăng từ 60 lên 81%, trong khi số lượng hàng hóa vận chuyển bằng máy bay chở khách giảm từ 40% xuống 19%. Doanh thu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu của vận tải hàng hóa đường hàng không tăng từ 100 tỷ USD năm 2019 lên mức 170 tỷ USD vào năm 2021

Nhiều chuyên gia lĩnh vực logistic nhận định, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không còn tiếp tục tăng trong những năm tới, cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng lĩnh vực hàng không.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, hiện nay lĩnh vực hàng không Việt Nam mới  chỉ vận chuyển khoảng 2% số lượng hàng hóa hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng chiếm tới 25% tổng giá trị. Trong khi đó, mức tăng trưởng của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đạt khoảng 14-16%/năm.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt con số kỷ lục 732,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,5% so với năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là trên 371 tỷ đô la Mỹ. Trước đó, trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam duy trì ở mức từ 12-16% trong nhiều năm. Do vậy, dư địa để thị trường vận tải hàng không của Việt Nam vẫn còn nhiều.

Vậy cần làm gì để thúc đẩy lĩnh vực vận tải bằng đường hàng không phát triển tương xứng với tiềm năng và cơ hội sẵn có?

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước cần đánh giá được những tiềm năng, cơ hội trong lĩnh vực logistic hàng không, để từ đó sớm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, từ đó đưa ra định hướng, lộ trình và kế hoạch phát triển.

Rà soát và điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không, Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải theo hướng có sự gắn kết giữa các phương thức vận tải, đặc biệt là đường sắt ; dành quỹ đất xây dựng các trung tâm logistic hàng không, hệ thống các kho hàng không kéo dài nhằm giảm bớt sự quá tải tại các sân bay và tạo sự thuận lợi hơn cho việc trung chuyển hàng hóa.

Huy động thêm ngồn lực tài chính, thu hút các nhà đầu tư xây dựng những địa điểm gom tụ hàng lớn, nhà ga hàng hóa tại các sân bay. Tuy nhiên, các chính sách, quy định đưa ra cần rõ ràng và có những cơ chế ưu đãi về thuế, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư.

Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng có giá trị cao như linh kiện điện tử, may mặc,…Chính phủ, chính quyền các địa phương cũng cần xem xét có những chính sách tháo gỡ khó khăn trong hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, có cơ chế ưu đãi khuyến khích phù hợp đối các doanh nghiệp đầu tư phát triển các nhà ga hàng hóa, vận tải hàng không hay hình thành các hãng bay chuyên  vận chuyển hàng hóa.

Với vị trí cửa ngõ chiến lược của Đông Nam Á và là một trong những thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất, các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế cạnh tranh này để khai thác có hiệu quả dịch vụ vận chuyển, logistic hàng không.

Về phía các doanh nghiệp logistics hàng không Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng hoạt động theo hướng phát triển dịch vụ hàng hóa hàng không chuyên biệt bằng tàu bay chuyên dụng hay phát triển  các hãng hàng không chuyên vận tải hàng hóa. Trong điều kiện, nguồn vốn, năng lực của các doanh nghiệp chưa đủ, phương án hợp tác với các doanh nghiệp logistics lớn của nước ngoài để phát triển lĩnh vực này cũng là một lựa chọn nên cân nhắc.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo về vốn, nhân lực,  nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, mở rộng mạng lưới, để nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài, giành lại thị phần của miếng bánh vận tải hàng không và đủ sức để vươn ra khu vực và thế giới.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen mà lạ - điều mà không ít người ở Hà Nội đã nhận ra trong những ngày nghỉ lễ dài. Phố phường có thể có một chút mới lạ, đôi chút xáo trộn khác với thường nhật, cùng nhiều cảm xúc khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, nhưng đúng là bước chân qua phố những ngày này thấy thật khác.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).