Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Khung tiêu chuẩn kỹ thuật nào cho đường sắt đô thị?

Hải Hà: Thứ hai 19/02/2024, 06:15 (GMT+7)

Hiện nay, mỗi tuyến đường sắt đô thị của Việt Nam sử dụng một công nghệ khác nhau trong quá trình xây dựng cũng như vận hành, dẫn đến máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này có thể không thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Bên cạnh đó, điều này khiến Việt Nam phải phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị của nước ngoài,  khó khăn trong công tác bảo trì, bảo dưỡng và vận hành hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai. Việt Nam có cần xây dựng một khung tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với đường sắt đô thị? 

Hiện nay, Hà Nội và TP.HCM đang đầu tư xây dựng 4 tuyến đường sắt đô thị (metro) với 4 công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà tài trợ.

TS Phan Hữu Duy Quốc

TS Phan Hữu Duy Quốc

Theo TS Phan Hữu Duy Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Kỹ thuật và xây dựng Searefico, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn đường sắt đô thị TP.HCM, điều này gây ra những lãng phí về nguồn lực, không tận dụng được thiết bị, các sản phẩm kỹ thuật, đội ngũ kỹ sư lành nghề của các dự án và không thống nhất trong cách vận hành, khai thác.

Đơn cử như máy đào hầm công nghệ Nhật Bản trị giá 5 triệu đô la của dự án tuyến metro số 1 tại TP.HCM nhưng không thể dùng cho các tuyến metro khác do công nghệ khác nhau:

"Bốn đường hầm khác nhau có 4 đường kính khác nhau, mặc dù có thống nhất về chiều dài vỏ hầm nhưng đường kính trong và đường kính ngoài khác nhau. Dự án do Nhật Tài trợ  dùng tiêu chuẩn của Nhật, do Trung Quốc tài trợ dùng tiêu chuẩn Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự bất cập là ngoài việc thiết kế thi công, sau này có ảnh hưởng đến vận hành, duy tu, bảo quản hoặc kết nối giữa các tuyến với nhau".

Ông Quốc cho rằng, để giải quyết bất cập hiện nay và đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, trước hết cần có một tiêu chuẩn thống nhất về xây dựng đường sắt đô thị và Việt Nam có thể tạm áp dụng tiêu chuẩn của châu Âu, là một tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia đang áp dụng, trong khi chờ đợi một hệ thống tiêu chuẩn và qui chuẩn thống nhất do chính Việt Nam xây dựng.

Ông Hoàng Ngọc Tuân,

Ông Hoàng Ngọc Tuân,

Ông Hoàng Ngọc Tuân, Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư, Ban Quản Lý Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, một đoạn tuyến 11km trong tổng số 48km của tuyến metro số 2 của TP.HCM do 3 ngân hàng gồm Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tài trợ vốn nên đang sử dụng công nghệ châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Tuân, việc lựa chọn công nghệ cho 37km còn lại để đảm bảo sự đồng nhất sẽ gặp nhiều khó khăn:  "Đấy là một vấn đề rất khó trong kêu gọi đầu tư, không hấp dẫn nhà đầu tư khi mà chúng ta ép nhà đầu tư mới theo một cái chuẩn của nhà đầu tư trước . Trong quá trình tổ chức thi công, các kết cấu định hình, đầu máy toa xe hoàn toàn khác biệt. Sau này, khi toa xe và các đoàn tàu, các phương tiện đến kỳ hạn sửa chữa chúng ta không có vật tư phụ tùng thay thế. Tất cả đều phải mua chính hãng với giá rất cao và sau một thời gian, có thể không mua được nữa và chúng ta không có phụ tùng sửa chữa".

Từ thực tế triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường sắt đô thị thiếu đồng bộ không chỉ gây ra những khó khăn trong quá trình thi công, nghiệm thu công trình, mà còn gây ra những hệ lụy nhiều năm sau. Do vậy cần xây dựng một khung tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của Việt Nam.

"Việc nghiên cứu khung kỹ thuật đường sắt Việt Nam phù hợp với khung pháp lý, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam, đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng và vận hành khai thác; đáp ứng được xu thế phát triển khoa học công nghệ trên thế giới; có tính tương thích với hệ thống tiêu chuẩn chung của đường sắt và có độ mở linh hoạt để các chủ thể có thể tham gia vào đầu tư xây dựng và khai thác các tuyến đường sắt đô thị".

Hiện Hà Nội và TP.HCM đang đầu tư xây dựng 4 tuyến đường sắt đô thị (metro) với 4 công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà tài trợ.

Hiện Hà Nội và TP.HCM đang đầu tư xây dựng 4 tuyến đường sắt đô thị (metro) với 4 công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà tài trợ.

Theo Thạc sĩ Lê Công Thành, công tác tại Viện Công nghệ đường sắt, Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải, việc chuẩn hóa hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của đường sắt đô thị là điều cần thiết, đặc biệt cần thống nhất về diện tích tiết diện hầm, chuẩn hóa phương thức lấy điện của đoàn tàu đường sắt đô thị và hệ thống thông tin tín hiệu, điều khiển, kết nối với trung tâm điều hành (OCC):

"Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam nên dựa theo tiêu chuẩn châu Âu. Các tiêu chuẩn liên quan đến đường sắt đô thị cần được xây dựng dựa trên cơ sở biên soạn, chuyển đổi các tiêu chuẩn của châu Âu (EN), Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO),... thành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện Việt Nam. Định hướng này sẽ giúp nhanh chóng xây dựng khung tiêu chuẩn liên quan và xác định các khung tiêu chuẩn các dự án đường sắt trong thời gian tới".

TS Phan Lê Bình, Giảng viên trường Đại học Việt Nhật cho biết, hiện nay quy chuẩn xây dựng công trình ngầm đô thị của Việt Nam chủ yếu căn cứ trên kiến thức kỹ thuật về đường sắt đô thị của Nga. Trong khi, bối cảnh đô thị của nước Nga có nhiều điểm khác với Việt Nam nên nhiều quy định không phù hợp với Việt Nam.

Do vậy, theo ông Bình, trước hết cần phải sửa đổi hoặc hủy bỏ quy chuẩn xây dựng công trình ngầm hiện có và không nhất thiết phải xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ thuật riêng cho Việt Nam:

"Tôi thấy là chưa cần phải có quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn đường sắt đô thị tại thời điểm này. Tại vì ngay cả bây giờ chưa có tiêu chuẩn chung, chúng ta vẫn đang xây dựng đường sắt đô thị rồi. Nếu có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị thống nhất, có thể mang lại những lợi ích từ việc duy tu bảo dưỡng, chẳng hạn cùng một nền tảng kỹ thuật, cùng một dạng thức thì lực lượng kỹ thuật, lực lượng công nhân có thể làm quen nhanh và với tuyến nào cũng có thể thao tác tương tự như nhau, nhưng đây không hẳn là cái vấn đề kiên quyết".

Một số chuyên gia cho biết, cần phân biệt rõ giữa “Tiêu chuẩn” và “Quy chuẩn” Quy chuẩn sẽ có những qui định về tải trọng, môi trường, các điều kiện tự nhiên của Việt Nam mà bất cứ dự án nào cũng phải tuân thủ.

Trong khi đó, Tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được lựa chọn áp dụng, kể cả tiêu chuẩn nước ngoài cũng được phép áp dụng, nhưng điều kiệu đầu vào phải tuân thủ Quy chuẩn Việt Nam.

Hiện nay các tuyến metro khác nhau áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau, các dự án đường sắt đô thị vẫn có thể hoạt động độc lập, tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả đầu tư và vận hành, Việt Nam cần sớm xây dựng một tiêu chuẩn thống nhất.

Xây dựng và phát triển một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống đường sắt đô thị của Việt Nam là điều cần thiết?

Xây dựng và phát triển một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống đường sắt đô thị của Việt Nam là điều cần thiết?

Theo quy hoạch, 5 đô thị của Việt Nam sẽ xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị, trong đó, riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM cần phải hoàn thành gần 600 km đường sắt đô thị vào năm 2035.

Xu hướng quốc tế hóa tiêu chuẩn đường sắt đô thị nhằm giảm thiểu chi phí xây dựng, đẩy nhanh tiến độ và tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất đường sắt đô thị là điều Việt Nam cần hướng đến trong tương lai.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOV Giao thông: Xuất khẩu công nghệ đường sắt đô thị, tại sao không?

Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến đường sắt đô thị trên thế giới gồm tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, ITU, UIC), tiêu chuẩn khu vực châu Âu (CEN, CENELEC, ETSI, EN), tiêu chuẩn quốc gia (ANSI, BSS, DIN, JIS, KR, GB, TCN) và các tiêu chuẩn tổ chức.

Thời gian qua, để hoàn thành một tuyến đường sắt đô thị, Việt Nam mất khoảng hơn chục năm trong khi, nhiều máy móc, thiết bị của các dự án đường sắt đô thị trước không thể sử dụng cho dự án sau gây lãng phí hàng triệu đô la Mỹ cùng nhiều hệ lụy kéo dài. Bởi vậy, xây dựng và phát triển một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống đường sắt đô thị của Việt Nam là điều cần thiết.

Trước hết, Ban quản lý đường sắt đô thị và chính quyền thành phố Hà Nội, TP.HCM cần có sự tổng hợp, so sánh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của đường sắt đô thị của các nước phát triển trên thế giới, từ đó nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất khung tiêu chuẩn cơ bản đường sắt đô thị.

Việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn riêng của Việt Nam cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và mất nhiều chi phí. Trong bối cảnh hiện nay, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị thì có thể xem xét đến việc thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn sẵn có, có sự điều chỉnh phù hợp với các điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Khung tiêu chuẩn này đảm bảo thống nhất được các tiêu chuẩn kỹ thuật từ các quốc gia khác nhau, phải phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến đang ứng dụng phổ biến trên thế giới và vẫn có độ mở nhất định nhằm khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Cần có phương án đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, có kiến thức sâu về đường sắt đô thị hiện đại để có thể vận hành, khai thác và bảo trì hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai

Cần có phương án đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, có kiến thức sâu về đường sắt đô thị hiện đại để có thể vận hành, khai thác và bảo trì hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai

Theo nhiều chuyên gia, khung tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị có thể được xây dựng dựa trên cơ sở biên soạn, chuyển đổi các tiêu chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bởi hệ thống tiêu chuẩn đường sắt châu Âu phù hợp với Thông số kỹ thuật về khả năng tương tác và hài hòa với tiêu chuẩn các quốc gia châu Âu và tiêu chuẩn quốc tế.

Mặt khác, Bộ Giao thông vận tải định hướng xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn châu Âu có tham khảo tiêu chuẩn các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trong đó, cần xây dựng tiêu chuẩn chung về cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn năng lượng, đầu máy toa xe và tiêu chuẩn về phương thức lấy điện, hệ thống điều khiển, thông tin tín hiệu kết nối với trung tâm điều hành OCC.

Cùng với việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đường sắt đô thị, Chính phủ, ngành giao thông cũng cần có phương án đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, có kiến thức sâu về đường sắt đô thị hiện đại để có thể vận hành, khai thác và bảo trì hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai.

Tận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật về đường sắt đô thị của các quốc gia trên thế giới, có điều chỉnh tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội trong nước là con đường ngắn nhất giúp Việt Nam sớm làm chủ động về mặt công nghệ, kỹ thuật xây dựng đường sắt đô thị.

Mặt khác, thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp tiệt kiệm chi phí xây dựng và vận hành đường sắt đô thị, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị và tạo cơ hội phát triển công nghiệp phụ trợ của đường sắt đô thị (sản xuất các đầu máy toa xe, các đường ray, đường hầm), tăng tỷ lệ nội địa hóa và tạo cơ hội xuất khẩu các trang thiết bị, công nghệ làm đường sắt đô thị trong tương lai.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến chiều nay (2/5), đã có hơn 300 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh.

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

TP.HCM: Giao thông đường Phạm Văn Đồng lộn xộn, mất an toàn

TP.HCM: Giao thông đường Phạm Văn Đồng lộn xộn, mất an toàn

Thời gian qua VOV Giao thông liên tục ghi nhận phản ánh của thính giả về tình hình giao thông rất lộn xộn trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, nối thành phố Thủ Đức và các quận Bình Thạnh, Gò Vấp.