Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm phổ biến của xe ô tô (Phần 2)
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
“Tuyến tàu điện số 6” đã tạo không khí sôi động, thay đổi không gian của một ốc đảo vốn yên bình. Chuyến tàu du lịch chở mùa ký ức xưa cũ về thực tại. Trong tâm trí nhiều thế hệ Hà Nội, tàu điện bánh hơi là loại phương tiện giao thông độc đáo từng xuất hiện ở Hà Nội thời gian rất ngắn, khoảng cuối thập niên 1980, đầu 1990.
Khác với tàu điện bánh sắt chạy trên ray, tàu điện bánh hơi không chạy trên ray mà có thể chạy bất cứ tuyến phố nào nếu có giăng hai đường điện một chiều.
Chia sẻ về ý tưởng này, ông Nguyễn Dân Huy, Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết: "Với mong muốn mang lại du khách về khu phố ẩm thực Trúc Bạch có thể tìm hiểu sâu nét phong phú trong ẩm thực Việt Nam cũng như Hà Nội, chúng tôi triển khai Dự án Chuyến tàu điện số 6. Sẽ có rất nhiều toạ tàu điện, mỗi toa tàu điện như bảo tàng mini thu nhỏ để giới thiệu một món ẩm thực. Toa số 1 là văn hoá trà việt. Mỗi xe này du khách vào tầng 1 sẽ được thăm quan những dụng cụ quy trình chế biến món đó, nhìn tận mắt và trải nghiệm".
Bước vào không gian của Tuyến tàu điện số 6 đầu tiên, du khách sẽ được trải nghiệm sự đa dạng của văn hóa trà Việt. Tại đây, du khách được tìm hiểu về nguyên liệu, công thức, dụng cụ, sản phẩm, phương pháp chế biến ẩm thực.
Du khách cũng có thể được trực tiếp uống, trải nghiệm hương vị trà độc đáo của Việt Nam. Cảm nhận của du khách khi trải nghiệm:
"Thực ra mình thấy không khí buổi trải nghiệm rất gần gũi thân mật. Thứ 2 là vấn đề trao đổi văn hoá rất thực tế, mình nghe về lịch sử giới thiệu và mình trực tiếp sờ được nếm được vị của trà. Chương trình văn hoá như thế này rất đạt mục đích của nó".
"Bản thân tôi là người trẻ tôi thích uống trà hơn cf. Trà của VN khá ngon, đặc biệt là trà măng và san tuyết. Khi uống vị ngọt hậu vị khá rõ ràng và k chát, phù hợp với nhiều độ tuổi. Chúng ta cứ nghĩ trà hợp với người lớn tuổi nhưng không chỉ thế, người trẻ cũng có thể thưởng thức những hương vị trà theo cách riêng"
Tên gọi “Tuyến tàu điện số 6” là hành trình tiếp nối 5 tuyến tàu điện của Hà Nội trong quá khứ. Từ mô hình “Không gian văn hóa Trà Việt”, những toa tiếp theo của “Tuyến tàu điện số 6” sẽ giới thiệu về món ăn, thức uống đặc sắc của Việt Nam như: cà phê, phở, bánh mì… như nhận định của ông Nguyễn Dân Huy, Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch: "Cùng với tuyến tàu điện số 6 chúng tôi sẽ định kỳ tổ chức lễ hội ẩm thực tạo cho du khách trải nghiệm thú vị. Đặc biệt chúng tôi triển khai ko gian văn hoá sáng tạo ẩm thực là nơi nghệ nhân và các bạn trẻ sáng tạo những nét mới ẩm thực khi đến với thủ đô Hà Nội và phường Trúc Bạch. Đến với khu phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã chúng tôi ko chỉ tổ chức ko gian cho các nhà hàng hoạt động mà chúng tôi mong muốn du khách hoà mình vào cùng với người dân địa phương, cơ sở kinh doanh để có trải nghiệm khác biệt. Chứ k chỉ đến thưởng thức ẩm thực xong đi về"
Giữa thời điểm các tuyến phố đi bộ mở rộng tại các quận, huyện thì dự án “Tuyến tàu điện số 6” là cách làm chủ động, sáng tạo của chính quyền phường Trúc Bạch trong việc tạo bản sắc riêng cho tuyến phố. Khoác lên diện mạo mới, trải nghiệm mới, tuyến phố ẩm thực kết hợp phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã hứa hẹn là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách khi khám phá Hà Nội.
Phở cuốn Hà Nội
Phở cuốn là một món ăn đặc trưng của Hà Nội, thay vì ăn một bát phở nước nóng hổi thì phở cuốn là một dạng biến tấu khác thích hợp cho mọi mùa. Bởi thế, để kể tên một hàng phở cuốn Hà Nội ngon trong lòng người Hà Nội cũng khó mà kể hết được, nhưng để tìm về nguồn gốc, đến với “ông tổ” của món Phở Cuốn ngon này thì phải kể đến quán phở cuốn Chinh Thắng - số 7 Mạc Đĩnh Chi, Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Trong người quen ở phố hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe câu chuyện của bà Vũ Thị Chinh – Chủ cửa hàng phở cuốn Chinh Thắng ở phố Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội:
Bà Vũ Thị Chinh: Tôi làm nghề phở cuốn bắt đầu từ năm 2000. Ngày xưa chỉ có mỗi mình nhà tôi nên chưa được đông và rầm rộ như bây giờ. Càng ngày càng có nhiều nhà mở ra và trước Ngũ Xã là nghề đúc đồng còn giờ đây nổi tiếng phở cuốn
PV: Cũng là các nguyên liệu của món phở nhưng phở cuốn đã được thay đổi mới lạ dưới bàn tay của người bán hàng. Bánh phở được tráng mỏng, khổ vuông, được cuộn lẫn thịt bò chín với rau thơm. Điều mà Linh mê nhất khi thưởng thức món ăn này chính là khi thưởng thức 1 miếng phở cuốn vẫn thấy sự nóng hổi của thịt bò quyện với sự tươi mát của rau xanh. Đó cũng chính là tâm huyết mà người thợ nghề muốn đem tới cho thực khách:
Bà Vũ Thị Chinh: Ngày nào cũng thế. Tôi cứ chuẩn bị bắt đầu cuốn từ 9 rưỡi sáng cho đến khi khách vào liên tục. Và thường đến là phải nóng hổi nên cuốn ra đến đâu hết đến đấy. Tốc độ tôi cuốn rất nhanh, cứ 1 phút ra 1 đĩa cho nên khách chờ chỉ một chút là có.
Ngày nào cũng 5 rưỡi sáng là phải người chuẩn bị từ rau cho tới cỏ, đến 9h có khách, lúc ấy rau khô ráo rồi thì bắt đầu bán hàng cho tới 9 rưỡi tối. Thường mỗi 1kg được 50 cái. Một ngày được 50 kg. Mấy chục ănm mình cũng làm nghề lăn lộn rồi nên ngồi 1 chỗ không thể ngồi được, buồn lắm. Lúc nào chỉ thích có việc thôi. Tớ cuốn vèo cái rất nhanh.
Cũng có rất nhiều khách thực lòng tò mò đứng vào xin bánh phở tự cuốn nhưng nói chung là cũng nói rằng tại sao bác cuốn nhanh thế mà cháu mãi không bóc được. Tôi hàng ngày đều cuốn phở như thế này. Tôi rất vui và tự hào hương vị ẩm thực Hà Nội lan toả xa hơn.
PV: Có thể thấy phở cuốn không chỉ là món ăn dân dã, giản dị. Món ăn không chỉ hấp dẫn thực khách trong nước tìm đến thưởng thức mà còn được rất nhiều thực khách nước ngoài chọn làm món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến du lịch Hà Nội.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Sau 2 tuần triển khai, Nghị định số 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã có tác động như thế nào đến thói quen, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông?
Sắp đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, không khí nhộn nhịp thường thấy của những ngày cận Tết dường như vắng bóng tại làng mai Bình Lợi (huyện Bình Chánh) và làng mai Thủ Đức (TP.HCM).
Hơn 10 ngày nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đi lại, mua sắm tăng cao khiến kẹt xe ở TP.HCM bùng phát thời gian gần đây. Để hạn chế ùn tắc, lực lượng chức năng đang khẩn trương triển khai các giải pháp, đảm bảo cho người dân vui xuân, đón Tết.
Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025, thủ đô Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu và giải pháp được triển khai đồng bộ nhằm kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông cả về số vụ, số người tử vong và bị thương. Đồng thời, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và xây dựng văn hóa giao thông.
Khi nói đến chuyện chống lãng phí, chúng ta hay tìm những ví dụ lớn. Tuy nhiên, sự lãng phí thường bắt đầu bởi thói quen, từ những chuyện nhỏ.
Triển khai Kế hoạch chuyển đổi phương tiện theo lộ trình của “Đề án phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”, sáng 17/01, Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức khai trương 3 tuyến buýt số 05, 39, 47 thí điểm sử dụng phương tiện năng lượng điện.