Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam
Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây được xem là khu vực “rốn ngập” của quận Bình Thạnh nhưng nhiều năm nay, tình trạng ngập tại con hẻm này vẫn chưa được khắc phục và ngày càng trầm trọng thêm.
Sống tại hẻm 366 Chu Văn An từ nhỏ, anh Phùng (40 tuổi) cho biết, trước kia, hẻm này có là con rạch nhỏ chạy thẳng ra ngoài. Sau khi làm đường con rạch được lấp lại và xây cống thoát nước. Nhiều lần mưa, hẻm chỉ ngập nhẹ và nước rút hết sau đó vài phút.
Tuy nhiên, đến khoảng năm 2010, đường Chu Văn An, Phan Chu Trinh được nâng cấp sửa chữa thì con hẻm trở thành khu vực trũng nên bị ngập nghiêm trọng.
Hễ mưa lớn, căn nhà của anh Phùng lại bị nước tràn vào: “Nói chung mưa 1 cái là nước ngập hết vào nhà, mỗi lần mưa lớn là nước ngập gần tới ngực luôn. Mỗi lần móc cống là nươc đứng tới ngực luôn, ở đây vùng trũng mà, nó thấp nhất. Chỗ này cũng 1 phần do rác nó đi theo đường nước rồi nó bít cống lại, tôi phải móc cống cho nước nó thoát xuống. Giờ biết làm sao giờ, cái chỗ mình thấp thì mình phải chịu thôi.”.
Ở cách anh Phùng mấy căn, nhà bà Trần Thị Thương cũng phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Theo bà Thương, hẻm 366 cứ hễ mưa hơi lớn là ngập.
Theo bà Thương, ngoài mưa lớn, nước tụ về, miệng cống nhỏ thì rác trôi dạt về đây cũng là nguyên nhân chính của việc ngập sâu. Rác thải với đủ thứ loại như: bao ni lông, chai nhựa, hộp xốp, đồ ăn thừa khu vực xung quanh đều đổ dồn về con hẻm này. Do đó, cứ mỗi lần hẻm ngập một số người dân tình nguyện lội nước đến miệng cống để móc rác: “Mỗi lần mưa là không ngủ được, thức để dọn dẹp nhà cửa. Chỗ này nếu mà móc rác hết thì nước nó mới rút, còn không thì nước không rút, cái cống nó rút nước không được…"
Để hạn chế nước tràn vào nhà, nhiều nhà dân ở hẻm 366 phải nâng nền và “đầu tư” làm tấm vách ngăn bằng kim loại hoặc gỗ. Tùy theo kích thước mà vách ngăn của mỗi nhà sẽ có diện tích khác nhau. Nhiệm vụ của vách này sẽ ngăn nước và rác tràn vào nhà mỗi khi hẻm bị ngập. Ngoài ra, các vật dụng sinh hoạt, ổ cắm điện trong nhà đều phải lên cao khoảng 1,2m so với nền nhà.
Ông Hải (1 người dân ngụ hẻm 366) chia sẻ: “Cứ hễ mỗi lần trời mưa là không có làm gì được, phải lo dọn dẹp và vào nhà để chuẩn bị tát nước. Hồi trước thì nó không ngập như vậy, nó chỉ ngập 5,6 tấc thôi, bây giờ nó lên 1 mét 2, thành ra không trở tay kịp. Nâng nền thì giờ có nhà nâng được, có nhà người ta không có điều kiện nâng.”
Liên quan đến vấn đề nay, theo UBND quận Bình Thạnh, hẻm 366 Chu Văn An thường xuyên ngập khi mưa lớn là do hẻm này là nơi trũng thấp của phường 12. Cao độ của hẻm so với các đường và hẻm liền kề 1 - 1,5m và so với ngã năm Bình Hòa chênh đến 4 - 5m. Do đó, khi trời mưa lớn sẽ tạo dòng chảy xiết, cuốn rác các nơi lân cận ùa về chặn miệng cống thoát nước, gây ngập cục bộ.
Để giải quyết tình trạng này, UBND quận Bình Thạnh cho biết sẽ thường xuyên kiểm tra, duy tu và nạo vét hệ thống thoát nước, kịp thời xử lý các vị trí nghẽn cục bộ. Đồng thời, thu gom rác dọc tuyến hẻm và các hẻm liền kề nhằm tăng khả năng thoát nước. Địa phương sẽ tuyên truyền hơn nữa cho người dân về vấn đề bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác tại nguồn, tái chế… Việc kiểm tra, xử phạt các hành vi xả rác bừa bãi cũng được làm thường xuyên hơn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Minh (Phó phòng Quản lý đô thị UBND Quận Bình Thạnh) để giải quyết căn cơ tình trạng ngập nước cục bộ, việc sớm hoàn thành dự án mở rộng, nâng cấp đường Chu Văn An là điều cấp thiết. Cùng với đó rà soát nâng cấp, cải tạo mặt hẻm. Hiện dự án Mở rộng, nâng cấp đường Chu Văn An đang ở bước trình duyệt lựa chọn nhà thầu.
Dự kiến thời gian phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến ngày 24/6/2024: “Thì dự kiến cuối năm nay và đầu năm sau sẽ thực hiện chi trả tiền bồi thường để thực hiện thi công, mở rộng đường Chu Văn An. Thì mở rộng đường này thì có hệ thống cống thu và kết nối với Phan Chu Trinh để dẫn dòng, đi ra ngoài rạch để kết nối với rạch Xuyên Tâm thì cái việc giải quyết ngập ở khu vực này cũng sẽ giải quyết được căng cơ. Thì dự kiến trong năm 2025 nếu mà nhận được mặt bằng ở đây thì sẽ tiến hành thi công trong vòng 6 tháng.”
Cũng như anh Phùng, bà Thương, ông Hải và hàng chục hộ dân ở hẻm 366 đang mong ngóng từng ngày con hẻm này sớm thoát khỏi cảnh nước ngập, để họ không còn cảnh phải tát nước, đi móc rác mỗi khi trời đổ mưa.
Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.
Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12
Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.
Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...
Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.