Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Hạn chế tốc độ siêu xe nhưng TNGT gia tăng

Hoàng Anh: Thứ tư 12/04/2023, 13:17 (GMT+7)

Ở Thụy Điển, một quy định cũ về xe nông nghiệp cho phép thanh thiếu niên lái xe tải hoặc thậm chí là xe mui trần hạng sang mà không cần bằng lái phù hợp, miễn là chúng đã được sửa đổi để có tốc độ tối đa 30 km/h.

Loại phương tiện này đã trở nên quá phổ biến trong những năm gần đây khiến các nhà chức trách lo ngại về sự gia tăng số vụ tai nạn đường bộ.

Evelina Christiansen, ở Stockholm, Thụy Điển đã sở hữu và được lái chiếc BMW 5-series dù mới 15 tuổi. Ảnh: AFP

Evelina Christiansen, ở Stockholm, Thụy Điển đã sở hữu và được lái chiếc BMW 5-series dù mới 15 tuổi. Ảnh: AFP

Ở tuổi 15, Evelina Christiansen, ở Stockholm, Thụy Điển đã sở hữu và được lái chiếc BMW 5-series màu xanh đậm sang trọng vào năm ngoái. Đây là phần thưởng đặc biệt cho thành tích của Evelina ở trường.

Chiếc xe này không giống xe hơi thông thường, nó được gọi là A-traktor, hoặc người Thụy Điển thường gọi là "EPA".

Em Evelina Christiansen, nói: "Đây là xe của em, một chiếc BMW 5-series F11. Em được bố mẹ tặng vào tháng 4 năm ngoái, nhân dịp sinh nhật. Em thường lái nó khi đi học và đi gặp gỡ bạn bè".

Trong khi thanh thiếu niên ở những nước khác đi xe gắn máy dưới 50 cc cho đến khi có bằng lái ô tô, Thụy Điển lại có quy định kéo dài gần một thế kỷ, cho phép người trẻ từ 15 tuổi trở lên lái xe, bao gồm cả xe hơi và xe tải, mà không cần bằng lái phù hợp, miễn là phương tiện đó được sửa đổi để chạy không nhanh hơn loại xe điện nhỏ dùng trong sân golf.

Evelina Christiansen cho biết thêm: “Để có thể tham gia giao thông, xe của bọn em phải có một biểu tượng đặc biệt, một hình tam giác màu cam ở phía sau xe. Nó có nghĩa là chúng em chỉ có thể lái xe 30km/h”.

Loại xe này phải gắn một biểu tượng đặc biệt, một hình tam giác màu cam ở phía sau xe để cảnh báo. Ảnh: AFP

Loại xe này phải gắn một biểu tượng đặc biệt, một hình tam giác màu cam ở phía sau xe để cảnh báo. Ảnh: AFP

Ở những vùng ngoại ô giàu có của Stockholm, không hiếm khi nhìn thấy bắt gặp những khuôn mặt trẻ măng tự lái mình những chiếc Porsche Cayenne sang chảnh.

Để có thể lái xe, thanh thiếu niên Thụy Điển chỉ cần một bằng lái xe moped đơn giản, được cấp từ 15 tuổi hoặc bằng lái máy kéo, cấp từ 16 tuổi.

Những chiếc A-traktor bắt nguồn từ thời kỳ suy thoái những năm 1930, khi các vùng nông thôn Thụy Điển thiếu thiết bị nông nghiệp.

Trong bối cảnh việc sở hữu một chiếc máy kéo còn ngoài khả năng của người nông dân, chính phủ đã khuyến khích việc chế tạo các phương tiện giá rẻ, những chiếc ô tô đơn giản để làm việc.

Cho đến những năm 1950, khi nền kinh tế phát triển, máy kéo thực phổ biến hơn, nhu cầu về những phương tiện tự chế bắt đầu giảm dần.

Thế nhưng, ở nông thôn, những người trẻ tuổi chưa có giấy phép vẫn thích thú với việc sử dụng những chiếc xe tự chế này để đi lại, đặc biệt là ở những khu vực không có nhiều phương tiện giao thông công cộng.

Chính phủ Thụy Điển chính thức hóa việc sử dụng A-traktor bằng quy định năm 1963 và quy định này được bảo vệ chặt chẽ trong nhiều thập kỷ ở vùng nông thôn Thụy Điển.

Chỉ tới năm 2018, giới chức Thụy Điển mới có quy định bắt buộc về kiểm tra mức độ phù hợp của các phương tiện trên đường.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 3 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã chỉ trích quy định này của Thụy Điển và đề xuất việc cấp một bằng lái liên quan đến loại xe này cần là bắt buộc.Trong khi đó, đối với nhiều người, cơn sốt A-traktor là một cơ hội kinh doanh.

Oskar Flyman, 21 tuổi và em trai bắt đầu kinh doanh bằng cách chuyển đổi ô tô thành xe A-traktor vào năm 2021.

Anh Oskar Flyman, chủ gara sửa ô tô, cho biết: “Bắt buộc phải gắn biển cảnh báo hình tam giác màu cam phía sau xe, gắn một cái móc kéo và giới hạn số người trên xe. Hàng ghế sau cũng phải được tháo ra để xe chỉ có tài xế và chở thêm một hành khách. Chúng tôi cũng giới hạn động cơ để chỉ có thể chạy tối đa 30km/h”.

Động cơ được giới hạn không vượt quá 30km/h. Ảnh: AFP

Động cơ được giới hạn không vượt quá 30km/h. Ảnh: AFP

Ban đầu, A-traktor chủ yếu phổ biến ở thanh thiếu niên nông thôn Thụy Điển. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trẻ ở thành phố có A-traktor, khiến số phương tiện đăng ký tăng gấp đôi lên 50.000 chỉ sau 2,5 năm ở quốc gia có 10,3 triệu dân này.

Anh Oskar Flyman, cho biết thêm: “Kể từ khi thành lập gara này đến nay, tôi đã phải mở rộng kinh doanh. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu của khách hàng của nhu cầu chuyển đổi ô tô thành xe A-traktor. Họ có rất nhiều yêu cầu sửa đổi xe, chúng tôi đều có thể đáp ứng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy định, đặc biệt về giới hạn tốc độ”.

Hàng ghế sau cũng phải được tháo ra để xe chỉ có tài xế và chở thêm một hành khách. Ảnh: AFP

Hàng ghế sau cũng phải được tháo ra để xe chỉ có tài xế và chở thêm một hành khách. Ảnh: AFP

Theo anh Oskar Flyman, chi phí để mua một chiếc A-Traktor với giá chỉ từ 30.000 đến 200.000 Kronor (67,5 triệu VNĐ đến 450 triệu VNĐ). Tại gara của anh có nhiều siêu xe với mức giá cao hơn, từ 70.000 đến 170.000 Kronor (tương đương 157 triệu VNĐ đến 382 triệu VNĐ). Nếu bạn đã có ô tô, một lần chuyển đổi thông thường sẽ tốn khoảng 25.000 Kronor (khoảng 56 triệu VNĐ)".

Trong garage của anh em Flyman ở ngoại ô phía bắc Stockholm có  rất nhiều xe Audi và BMW. Anh em Flyman thực hiện chuyển đổi ôtô sang A-traktor khoảng 5 đến 6 lần mỗi tháng.

Trước sự gia tăng nhanh chóng của số xe A-traktor được đăng ký từ năm 2020 đến nay, các công ty bảo hiểm và cảnh sát đã cảnh báo về tình trạng tai nạn giao thông. Chỉ trong 5 năm, số vụ tai nạn liên quan đến xe A-traktor đã tăng gấp hơn 5 lần.Số ca bị thương đã vượt quá 200 ca mỗi năm và chỉ riêng năm 2022 đã có 4 ca tử vong do liên quan đến xe A-traktor.

Điều này đã dấy lên những lo ngại trong việc kiểm soát sử dụng xe đúng quy định của thanh thiếu niên nước này.

Gần đây, cơ quan giao thông vận tải của Thụy Điển đề xuất thắt dây an toàn và sử dụng lốp xe mùa đông là điều bắt buộc với A-traktor, tương tự ô tô thông thường.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Không lơ là phòng cháy ở các doanh nghiệp thời điểm cận Tết

Không lơ là phòng cháy ở các doanh nghiệp thời điểm cận Tết

Cuối năm là thời điểm nhu cầu sản xuất hàng hóa gia tăng ở mức cao, kéo theo nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC cần phải đặt lên hàng đầu.

Vỉa hè đáng giá bao nhiêu?

Vỉa hè đáng giá bao nhiêu?

Việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh được nhiều người dân mong chờ và ủng hộ, nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn về công tác quản lý, giá thuê và đối tượng thuê vỉa hè…

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 4): Những bãi xe hoang phế

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 4): Những bãi xe hoang phế

Bên cạnh sự lãng phí lớn từ tình trạng ùn tắc giao thông, từ các công trình đầu tư xây dựng “chưa trúng đích”, không phát huy hiệu quả, các dự án thí điểm bị phá sản, lãng phí trong giao thông còn đến từ các chính sách, quy định bất cập, gây lãng phí tài sản, thời gian, công sức của người dân.

Trực tiếp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan

Trực tiếp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan

Sáng ngày 10 và ngày 12/12/2024, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024.

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Việt Nam đang có tốc đô thị hóa nhanh chóng với 42% dân số sống tại đô thị tính đến năm 2023 và dự kiến con số này sẽ đạt 50% vào năm 2030.

Cảnh giác với lừa đảo trực tuyến, cam kết biến “lỗ thành lãi”

Cảnh giác với lừa đảo trực tuyến, cam kết biến “lỗ thành lãi”

Những đối tượng lừa đảo đã đánh vào đúng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và thiếu hiểu biết của người dân về đầu tư tài chính để dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Cảnh giác “sập bẫy” lừa đảo vay tiền online dịp cuối năm

Cảnh giác “sập bẫy” lừa đảo vay tiền online dịp cuối năm

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Nắm bắt tâm lý muốn vay nhanh và thủ tục đơn giản của nhiều người, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng thủ đoạn tinh vi, bằng hình thức cho vay online để chiếm đoạt tài sản của chính nạn nhân.