Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Giao xe cho con, cha mẹ lo nơm nớp

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 11/11/2023, 10:38 (GMT+7)

563 vụ TNGT liên quan đến học sinh, làm 329 em thiệt mạng, bị thương 528 em chỉ trong 9 tháng đầu năm.Tại Hà Nội, trong cùng khoảng thời gian, xảy ra 17 vụ TNGT, làm 9 em thiệt mạng, 13 em bị thương.

Rất nhiều phụ huynh không biết phương tiện con đang sử dụng có thật sự phù hợp; nhiều trường hợp, dù luôn nơm nớp, bất an, vẫn phải giao xe cho con tự đến trường…

Vì sao TNGT với học sinh vẫn gia tăng, bất chấp nỗ lực từ nhiều phía? Làm thể nào để đường đến trường của các em được an toàn, để cha mẹ bớt lo âu khi giao xe cho con tự đến trường?

Diễn đàn 91, phát sóng từ 16h00 - 17h00 thứ Bảy (11/11/2023) với chủ đề: “Giao xe cho con, cha mẹ lo nơm nớp”, trực tiếp trên sóng FM91 và vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các khách mời: ông Nguyễn Đình Sơn - Chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, Hội Tâm Lý Giáo dục Học Hà Nội; và ThS. Dương Kim Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng.

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn về chủ đề này qua hotline 024.37.919191 và qua fanpage VOV Giao thông.


Giao xe cho con, mỗi ngày đều lo lắng

Khi con vào học lớp 10, gia đình chị Vân Anh ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội không có điều kiện đưa đón nên thuê Grap chở con đi lại. Tuy nhiên, chi phí một ngày cho 6 lượt đi về hết hơn 200 nghìn, và gần 6 triệu đồng trong 1 tháng là số tiền quá lớn với kinh tế gia đình.

Chị Vân Anh đành mua một chiếc xe máy dưới 50 phân khối cho con tới trường, dù mỗi ngày đều trải qua nhiều lo lắng:

“Lúc nào mình cũng trong tình trạng lo lắng, mình phải nhắn tin cho cháu là đến lớp thì nhắn lại cho mẹ, lúc chiều về mà cháu về muộn khoảng 30 phút là cả nhà bồn chồn. Bây giờ cũng không biết làm sao, gia đình không biết cách nào để khắc phục”.

Áp lực về giờ giấc, cung độ di chuyển phục vụ học tập khiến lượng học sinh tự đi lại bằng phương tiện riêng đến trường hiện chiếm tỷ lệ rất lớn, gây tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi mật độ giao thông ở các đô thị quá đông đúc.

Nhiều phụ huynh hiểu rõ con em mình còn đang ở lứa tuổi học sinh hiếu động, thích thể hiện nên việc sử dụng xe máy, xe đạp điện luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nhiều phụ huynh hiểu rõ con em mình còn đang ở lứa tuổi học sinh hiếu động, thích thể hiện nên việc sử dụng xe máy, xe đạp điện luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6 đến 18) có xu hướng gia tăng. Trong 10 tháng đầu năm nay, cả nước đã xảy ra 881 vụ, chiếm gần 9% tổng số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc; làm chết 490 em, bị thương 827 em.

Thậm chí, lực lượng chức năng còn ngăn chặn 3 vụ đua xe trái phép, tạm giữ 57 đối tượng trong lứa tuổi học sinh tham gia đua xe trái phép; và 201 vụ tụ tập chạy xe phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự công cộng.

Mặc dù giao xe cho con đi học hàng ngày được nửa năm nay nhưng chị Thu Minh ở quận Thanh Xuân chưa thể yên tâm với kỹ năng điều khiển xe của con:

“Giao xe cho con là việc bắt buộc mà các con ở độ tuổi này còn nhỏ, khả năng xử lý trên đường chưa có kinh nghiệm trong khi giao thông của Hà Nội phức tạp, đem lại nhiều rủi ro”

Nhiều phụ huynh chia sẻ, họ hiểu rõ con em mình còn đang ở lứa tuổi học sinh hiếu động, thích thể hiện nên việc sử dụng xe máy, xe đạp điện luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thêm vào đó, các con cũng chưa được đào tạo, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe nên những kỹ năng lái xe an toàn cũng như hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ ở học sinh gần như không có. Tuy vậy, họ gặp khó để có được phương tiện phù hợp hoàn cảnh gia đình và đảm bảo an toàn cho con đến trường:

“Ngoài học ở trường, con còn đi học thêm ở ngoài nên phải đầu tư cho cái xe đi lại được chủ động thời gian. Vì điều kiện như thế phải bắt buộc mua xe và cho con tự đi, mặc dù đường bây giờ lúc nào cũng đông, ở ngoài đường các con đi xe đạp điện, xe máy điện cứ phòng vèo vèo”.

“Giao xe cho con tự đi đến giờ gia đình vẫn chưa thực sự yên tâm, lo lắng lớn nhất của gia đình là an toàn cho các con trong quá trình di chuyển, giao thông của mình hiện giờ chưa được an toàn cho các bé có thể tự đi đến trường bởi phương tiện lớn, nhỏ lẫn lộn, chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp”.

“Đường thì tắc rồi các vụ tai nạn giao thông và có những người điều khiển xe không tỉnh táo, sử dụng chất kích thích, có cồn khiến tôi rất lo lắng đến sự an toàn của con. Tôi mong có thêm các xe buýt và xe đưa đón học sinh để các con thuận tiện hơn khi đến trường”.

Dù vì bất cứ lý do nào thì cha mẹ cũng không được tạo điều kiện, thậm chí tiếp tay cho con em mình vi phạm Luật Giao thông.

Dù vì bất cứ lý do nào thì cha mẹ cũng không được tạo điều kiện, thậm chí tiếp tay cho con em mình vi phạm Luật Giao thông.

Nâng cao an toàn cho con, giải pháp từ cha mẹ

Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ, trong các cuộc họp với cha mẹ học sinh, trong nội quy của nhà trường đều cấm phụ huynh giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện; tuy nhiên vẫn có số ít phụ huynh nuông chiều cho con sử dụng xe máy trên 50 phân khối.

Do đó, để nâng cao an toàn cho học sinh khi tự đến trường bằng phương tiện cá nhân thì nhà trường cần sự chung tay của gia đình và các cơ quan chức năng:

“Phải đồng bộ giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan công an và chính quyền địa phương, nơi cha mẹ học sinh cư trú; nếu học sinh vi phạm thì nhà trường có thể thông báo về cho cha mẹ và khu dân cư vì lỗi của học sinh là do cha mẹ đã giao xe.

Các em phải tham gia các khóa huấn luyện để có kiến thức và kỹ năng khi tham gia giao thông; thứ 2 phải đủ điều kiện tâm lý và sức khỏe thì mới tham gia giao thông an toàn được”.

Đại úy Đặng Hoàng Anh, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT thành phố Hà Nội cho biết, tại địa bàn tập trung nhiều trường học như quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, cần sự tham gia từ nhiều phía.

Các nhà trường tiếp tục tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh phổ biến Luật Giao thông đường bộ để các em được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn; còn phụ huynh nên cân nhắc trước khi giao xe cho con, không dung túng, không tạo điều kiện cho con có phương tiện để vi phạm.

Về phía lực lượng chức năng, Đại úy Đặng Hoàng Anh khẳng định, cùng với việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đi môtô, xe máy đến trường, thì lực lượng CSGT cũng thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề này:

“Với những trường hợp chưa đủ tuổi nhưng điều khiển xe máy trên 50 phân khối, người chưa đủ 16 tuổi thì chúng tôi có biện pháp cảnh cáo; còn phụ huynh học sinh, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt về lỗi giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện tham gia giao thông.

Chúng tôi đồng thời tuyên truyền nhắc nhở trực tiếp với người vi phạm, nhắc nhở các em khi chưa đủ tuổi thì không được phép điều khiển các loại phương tiện có dung tích xi lanh cao. Trong quá trình tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông”.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, dù vì bất cứ lý do nào thì cha mẹ cũng không được tạo điều kiện, thậm chí tiếp tay cho con em mình vi phạm Luật Giao thông.

Về giải pháp, bà Nga cho biết, một nội dung quan trọng trong Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ sửa đổi là giảm độ tuổi người được cấp giấy phép lái xe từ đủ 18 tuổi xuống còn 16 tuổi.

Nếu được thông qua, các em sẽ được đào tạo, cấp giấy phép lái xe từ đó giảm thiểu được tình trạng các em điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi.

“Vấn đề không phải nằm ở từ chỗ không được cấp bằng đến được cấp bằng mà nằm ở việc được đào tạo, sát hạch thì các em được đào tạo về Luật Giao thông. Việc sửa đổi Luật Giao thông sẽ là một giải pháp tich cực.

Trong thời điểm mà chúng ta chưa xem xét sửa đổi được Luật thì khuyến cáo các bậc phụ huynh trong việc chấp hành và làm gương chấp hành pháp luật về giao thông vì nếu các con không chấp hành Luật Giao thông thì dần dần sẽ hình thành ý thức không chấp hành pháp luật”.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe bị tạm dừng?

Vì sao công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe bị tạm dừng?

Theo thông tin từ Chi hội Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, từ ngày 01/01/2025 đến nay, 100% các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trong toàn quốc đang phải tạm dừng hoạt động.

Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Hơn 8.000 vi phạm bị phát hiện lập biên bản. Trong đó, gần 2.000 phương tiện bị tạm giữ, hơn 1.000 giấy phép lái xe bị tước và bị trừ điểm giấy phép lái xe. Đây là con số sau 10 ngày thực hiện Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết nguyên đán năm nay, người lao động được nghỉ 9 ngày, dự báo lượng khách đi lại qua bến xe Miền Tây sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm 27 tháng Chạp, bến xe phục vụ lượng khách nhiều nhất lên tới hơn 62.000 ngàn người.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành sẵn sàng thông xe 2 đoạn tuyến trước Tết Nguyên Đán

Cao tốc Bến Lức - Long Thành sẵn sàng thông xe 2 đoạn tuyến trước Tết Nguyên Đán

Vừa qua, Cục Đường Bộ đã phê duyệt phương án tổ chức giao thông đối với 2 đoạn tuyến thuộc cao tốc Bến Lức Long Thành sau khi thẩm định đủ điều kiện thông xe. Trong đó, đoạn đầu tuyến qua tỉnh Long An dài hơn 3km và đoạn cuối tuyến qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 7km. 

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Sau 6 năm gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng hóa Việt Nam đã được tiếp cận với một số thị trường mới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của hiệp định này còn rất nhiều việc phải làm.

Mùa Xuân trên phố

Mùa Xuân trên phố

Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, những cành đào thắm, quất vàng rực rỡ đã lác đác xuất hiện trên phố, đường phố trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, mọi người bắt đầu tranh thủ đi sắm tết khi hôm nay đã là ngày Rằm tháng Chạp...

Chuyển biến tích cực về TT ATGT sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168

Chuyển biến tích cực về TT ATGT sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168

Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình TTATGT đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, TNGT giảm cả 03 tiêu chí, giao thông đi vào nề nếp,…