Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Giá điện tăng, có thu hút đầu tư vào ngành điện?

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 23/10/2024, 20:20 (GMT+7)

Từ ngày 11/10/2024 giá điện đã được điều chỉnh tăng thêm khoảng 96,32 đồng/kWh, tương ứng tăng 4,8% so với giá bán lẻ điện áp dụng trước thời điểm này. Giá điện tăng rồi liệu có giảm? Liệu việc tăng có thu hút được đầu tư vào ngành điện?

Ảnh minh họa: CafeF

Ảnh minh họa: CafeF

Điều chỉnh giá điện nói riêng và các mặt hàng có sự quản lý giá của nhà nước nói chung phải thực hiện đúng theo nguyên tắc của thị trường, được tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch. Điều quan trọng là phải bảo đảm cho doanh nghiệp có lợi nhuận để duy trì hoạt động và phát triển.

Việc “mua cao, bán thấp” đối với lĩnh vực điện năng dẫn đến thua lỗ, kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện, cho các ngành sử dụng điện và cho cả nền kinh tế. Viện dẫn các quy định về điều hành giá điện phải đảm bảo theo các nguyên tắc của thị trường, TS Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh:

"Bộ Chính trị, Chính phủ đã có những quy định rất rõ về điều hành giá điện nói riêng, giá năng lượng nói chung. Đã yêu cầu phải áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, trong đó có giá điện. Thứ hai là xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm cho giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.

Thế thì tính đúng tính đủ nhưng mà không phải là EVN tính bao nhiêu cũng được mà nó có cơ chế quy định của Nhà nước. Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường để chúng ta có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia".

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được các cơ quan chức năng công bố cho thấy, mặc dù các đơn vị trong ngành đã dùng nhiều biện pháp để tiết giảm chi phí, song hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN vẫn lỗ hơn 21.821 tỉ đồng. Khoản lỗ này vẫn chưa tính tới khoản chênh lệch tỉ giá khoảng 18.032 tỉ đồng được treo lại từ năm 2019 đến 2023 (chưa phân bổ vào giá thành).

Từ đầu năm 2024 đến nay, tăng trưởng phụ tải điện liên tục đạt mức cao - ở mức 2 con số (6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng điện 12,4% và tính chung 9 tháng năm 2024 tăng 10,9% so với cùng kỳ).

Trong bối cảnh giá đầu vào của các nguồn năng lượng sơ cấp chủ yếu cho sản xuất điện như than, khí tăng mạnh do xung đột chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới; tỷ giá đồng đô la Mỹ tăng… nếu giá điện không được điều chỉnh kịp thời, tiếp tục “mua cao, bán thấp”, bán dưới giá thành sản xuất kinh doanh, EVN chắc chắn sẽ tiếp tục lỗ lớn trong năm 2024.

Từ góc nhìn kinh tế, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định thêm về câu chuyện liệu giá điện tăng rồi có giảm:

"Trước hết là giá điện tăng như thế này mới chỉ tăng 4,8% so với giá trước đó. Mức tăng này chưa đủ bù đắp lỗ giữa giá thành sản xuất điện và giá bán điện bình quân hiện nay của EVN, đó là mức lỗ của giá thành mua điện bình quân với giá thành bán điện bình quân ở tầm 6,92% trong năm 2024. Rõ ràng là việc mức giá tăng như thế thì không thể xuống được. Rõ ràng nó tăng vì mức giá thành mua điện nhỏ hơn giá thành bán điện thế là chưa đủ bù đắp chi phí thì sao mà giảm được".

Ảnh minh họa: ĐCSVN

Ảnh minh họa: ĐCSVN

Kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành, và thực tế biến động giá cả nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh điện thời gian qua cho thấy, quyết định tăng giá điện thêm 4,8% ở thời điểm 11/10/2024 là không thể đừng và đã có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để đảm bảo không tác động lớn tới kinh tế - xã hội.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội nêu thực tế thiếu điện của năm 2023 và cho rằng nếu tiếp tục không giải quyết bài toán giá điện theo đúng các nguyên tắc của thị trường thì về lâu dài sẽ không thúc đẩy được các nhà đầu tư vào sản xuất điện, hệ luỵ là rất lớn đối với an ninh cung ứng điện:

"Thực tiễn của chúng ta trong thời gian vừa qua chúng ta đã có một sự không ổn định về điện trong năm 2023 thì thiệt hại chung cho người dân, doanh nghiệp, tác động đến cả nền kinh tế của chúng ta và thiệt hại là rất lớn.

Như vậy, tôi cho là về trước mắt thì Bộ Công Thương và Chính phủ cũng đang nỗ lực như vậy. Nhưng về lâu dài thì câu chuyện này cần phải được giải quyết triệt để. Tôi cho rằng về mặt căn cơ là phải cân bằng được lợi ích giữa duy trì được an ninh nguồn điện và hài hòa được lợi ích của tất cả các bên, từ nhà sản xuất, nhà phân phối điện và người tiêu dung, doanh nghiệp và người dân".

Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng sang xanh, Việt Nam đang giảm dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch, thay thế dùng than sang các nguồn nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Cùng với đó là đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng sạch như điện khí LNG, điện tái tạo như điện gió, điện mặt trời - đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Điều này đồng nghĩa cần một nguồn lực rất lớn từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước.  

Ảnh minh họa: Doanh nhân trẻ

Ảnh minh họa: Doanh nhân trẻ

Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch và tăng trưởng xanh thẳng thắn nêu thực tế hệ quả của giá bán điện chưa theo kịp giá thành sản xuất điện thời gian qua đã khiến ngành điện khó thu hút đầu tư tư nhân, và nhất là không có đủ nguồn lực để đầu tư, phát triển, nhất là đối với bức tranh tài chính của doanh nghiệp có vai trò trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng điện như EVN:

"Chính phủ đã chỉ đạo là chúng ta không được phép để thiếu điện trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thế thì nguồn lực ở đây, trong trường hợp này của EVN là gì nếu liên tiếp lỗ? Chúng ta thấy rõ ràng liên tiếp hai năm liền có chuyện lỗ rồi. Và khi EVN tiếp tục lỗ thì sẽ dẫn đến câu chuyện uy tín về tài chính để có thể vay vốn của EVN sẽ bị đánh giá xếp hạng rất thấp, và do đó sẽ cực kỳ khó khăn về thu xếp vốn.

Lãi suất đàm phán cũng không thể đạt được về lãi suất ưu đãi, mà trong trường hợp này sẽ phải trả lãi cao bởi vì rủi ro rất cao. Rồi chúng ta sẽ nhìn thấy câu chuyện là mức giá điện hiện nay thì rõ ràng không thể thu hút được đầu tư tư nhân cho ngành điện…"

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận:

"Liệu có khả năng tăng thêm thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân hay của nhà đầu tư nước ngoài vào việc sản xuất kinh doanh điện không thì nó vẫn chưa đủ để thu hút được các nhà sản xuất trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Lý do là mặc dù mức tăng như thế nhưng nó vẫn lỗ. Mức lỗ từ đầu năm 2024 đến nay là 6,92% nhưng mới tăng 4,8% thì vẫn lỗ hơn 2%. Khi mà sản xuất kinh doanh lỗ thì chắc là không có ai mong muốn đầu tư để gánh chịu lỗ. Cho nên thực tế mức tăng giá phải đảm bảo mức giá điện mua giám thì mới có lãi và mới thu hút nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh điện".

Việc giữ giá điện quá lâu, trong một thời gian dài khiến EVN lỗ lớn sẽ cần phải mất một khoảng thời gian dài để giải quyết, bởi việc điều chỉnh giá không được gây ra cú sốc cho thị trường, phải đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và gắn với khả năng chi trả của người tiêu dùng, an sinh xã hội.

Các chuyên gia khuyến nghị cần điều chỉnh giá điện theo thị trường, tính đúng tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vượt khó đưa cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn về đích trước 9 tháng

Vượt khó đưa cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn về đích trước 9 tháng

Hiện nay dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đã đạt hơn 50% giá trị sản lượng, giai đoạn này cũng đang là thời điểm mùa mưa tại khu vực miền Trung, khiến các dự án gặp khó trong thi công nền đường và thảm bê tông nhựa.

TP.HCM: Bảng giá đất mới đảm bảo quyền, lợi ích của các bên

TP.HCM: Bảng giá đất mới đảm bảo quyền, lợi ích của các bên

Giá đất ở tại các tuyến đường trung tâm như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Lợi, quận 1, đã tăng lên đáng kể, với mức giá cao nhất đạt 687,2 triệu đồng/m2.

Lùi, đi ngược trên cao tốc: Phải phạt nặng như vi phạm nồng độ cồn

Lùi, đi ngược trên cao tốc: Phải phạt nặng như vi phạm nồng độ cồn

So với nghị định 100/2019 và nghị định 123/2021, tại dự thảo nghị định mới, hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc được Bộ Công an đề xuất tăng lên đáng kể.

Nhịp sống ở tuyến đường cửa ngõ Nam Hà Nội trước khi mở rộng gấp 5 lần

Nhịp sống ở tuyến đường cửa ngõ Nam Hà Nội trước khi mở rộng gấp 5 lần

Sau hàng chục năm chờ đợi, người dân quận Hoàng Mai đang rất mong chờ thông tin Hà Nội quyết tâm triển khai mở rộng đường Lĩnh Nam, tuyến huyết mạch ở cửa ngõ phía nam thành phố. Trước thời điểm khởi công 1 năm, nhịp sống ở đây thế nào?

Dự án mở rộng QL 50 nguy cơ chậm tiến độ do 11 hộ dân

Dự án mở rộng QL 50 nguy cơ chậm tiến độ do 11 hộ dân

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 huyện Bình Chánh đã được khởi công từ cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành thông xe đoạn đường song hành cuối năm nay và hoàn thành toàn dự án trong năm 2025. Tuy nhiên, đến nay tiến độ dự án đang bị đe dọa.

Người dân mong sớm giải cứu “vùng đỏ” ô nhiễm không khí

Người dân mong sớm giải cứu “vùng đỏ” ô nhiễm không khí

Những phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ bị hạn chế lưu thông vào các khu vực dân cư đông đúc, “điểm nóng” về môi trường. Đây là mục tiêu của mô hình nhận diện vùng phát thải thấp (LEZ) mà thành phố Hà Nội đang hướng tới thí điểm từ năm 2025.

“Bác sĩ' đường phố...

“Bác sĩ" đường phố...

Dù gia cảnh khó khăn, đôi chân tật nguyền lại mang trong mình căn bệnh tim quái ác, thế nhưng, thay vì chọn an nhàn thì hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Hồng Dân ngụ TP. Cần Thơ vẫn miệt mài với hành trình “chữa lành” những con đường, bất kể nắng mưa.