Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo Bộ Công an, với xu hướng gia tăng nhanh chóng chiều dài đường cao tốc, việc hình thành văn hóa tham gia giao thông, thói quen đi trên cao tốc là rất cần thiết, trong đó, việc tăng nặng mức phạt cũng được coi là một trong những công cụ để hướng tới mục tiêu này.
So với 100/2019 và Nghị định 123/2021, hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc được Bộ Công an kiến nghị nâng mức phạt lên đáng kể, từ 16-18 triệu đồng, lên mức 30-40 triệu đồng, đồng thời bị trừ hết điểm của giấy phép lái xe, thay vì bị tước giấy phép lái xe từ 5-7 tháng so với quy định trước đó.
Theo Bộ Công an, mặc dù mức phạt đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều ngày càng được nâng lên, song từ thực tế công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm của lực lượng chức năng cho thấy, hành vi này cũng đang có chiều hướng gia tăng.
Kết quả giám sát tại cao tốc Hà Nội- Hải Phòng - một trong những tuyến cao tốc có hệ thống giám sát hiện đại nhất cả nước cũng cho thấy, 11 tháng đầu năm 2024, trên tuyến đã xảy ra 69 vụ vi phạm, bình quân vẫn xảy ra hơn 6 vụ vi phạm/tháng. Điều đó cho thấy, mức phạt theo Nghị định 100, tuy đã phần nào có tác dụng răn đe, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn những vi phạm tiếp diễn, chưa khiến tài xế suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện hành vi vi phạm.
Trong bối cảnh đó, việc nâng mức xử phạt kịch khung lên 30-40 triệu đồng, tương đương mức phạt cao nhất với hành vi vi phạm nồng độ cồn, đồng thời trừ toàn bộ điểm bằng lái để tăng tác dụng răn đe, ngăn chặn là điều cần thiết.
Không những vậy, Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ quy định, trường hợp bị trừ hết điểm, ít nhất sau 6 tháng, tùy từng lỗi vi phạm, người vi phạm mới được tham gia kỳ thi đánh giá lại kiến thức về TTATGT đường bộ do lực lượng CSGT tổ chức, mới được phục hồi điểm bằng lái. Điều đó có nghĩa, bằng lái của người vi phạm bị vô hiệu hóa ít nhất 6 tháng.
Như vậy, việc bị trừ hết điểm đồng nghĩa với việc tài xế không còn được phép tham gia giao thông cho đến khi hoàn tất các yêu cầu kiểm tra kiến thức pháp luật về TTATGT. Đây là biện pháp không chỉ răn đe mà còn ngăn chặn ngay lập tức các tài xế cố tình vi phạm một trong những lỗi nguy hiểm nhất, tiềm ẩn nguy cơ cao nhất dẫn tới TNGT.
Chính vì vậy, nâng mức phạt từ 16-18 triệu đồng lên mức 30-40 triệu đồng và trừ hết điểm bằng lái là cách để gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự nghiêm túc trong việc đảm bảo an toàn giao thông, để hành vi đi lùi, đi ngược chiều trở thành một quyết định “đắt giá” mà không ai muốn mạo hiểm thực hiện.
Để thực hiện việc nâng mức xử phạt và trừ hết điểm bằng lái, cần có sự điều chỉnh và cập nhật trong các quy định pháp luật về giao thông. Bên cạnh đó, hệ thống điểm trên giấy phép lái xe cũng cần được quản lý chặt chẽ và đồng bộ hơn để đảm bảo việc trừ điểm được thực hiện minh bạch và chính xác.
Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp nâng cao ý thức người tham gia giao thông thông qua tuyên truyền, giáo dục cũng cần được đẩy mạnh. Các chiến dịch truyền thông về an toàn giao thông trên cao tốc, các chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn cần được tổ chức rộng rãi. Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn về những nguy hiểm tiềm ẩn khi vi phạm và cùng có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông.
Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 9.000 km đường cao tốc, đồng nghĩa giao thông cao tốc ngày càng phổ biến và quan trọng. Điều này đòi hỏi ý thức chuyên nghiệp, chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Để làm được, việc xây dựng hệ thống chế tài đủ sức răn đe là hết sức cần thiết. Việc nâng mức xử phạt lên 30-40 triệu đồng và trừ hết điểm bằng lái là một trong những biện pháp cần thiết để tăng tính răn đe, giảm thiểu các vi phạm đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người, đồng thời xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn./.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Đây là đánh giá tổng quan của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khi nói về công tác thuế năm 2024, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 của toàn ngành Thuế.
Tình hình trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông thời điểm cuối năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tiềm ẩn diễn biến phức tạp do nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp tăng, đặc biệt tại các tuyến đường trục chính, đường vành đai, các nút giao,…
Thực hiện Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và văn bản số 8976/CĐBVN-QLVT,PT&NL ngày 25/12/2024 Cục Đường bộ Việt Nam về việc công tác quán lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX theo phân hạng GPLX mới.