Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nguyễn Sử: Thứ hai 09/09/2024, 06:11 (GMT+7)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Vì vậy, những năm qua, huyện Nhà Bè cũng đã được UBND TP.HCM và các sở, ngành thành phố bố trí nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm kết nối với các địa phương khác của TP.HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Đồng Nai…

Đây chính là những lợi thế giúp Nhà Bè nói riêng, TP.HCM nói chung phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Võ Phan Lê Nguyễn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè.

PV: Mới đây, UBND huyện Nhà Bè đã khánh thành, thông xe, đưa vào sử dụng cầu Cây Khô kết nối với huyện Bình Chánh. Như vậy, cây cầu này có vai trò quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương?

Ông Võ Phan Lê Nguyễn: Có thể nói cầu Cây Khô là một trong những cây cầu lớn của huyện Nhà Bè, và việc đưa cầu Cây Khô vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, cây cầu Cây Khô này kết nối giữa bờ Đông và bờ Tây của xã Phước Lộc, tạo ra cơ hội kết nối với các quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh như quận 5, quận 8, và huyện Bình Chánh, đặc biệt là với các vùng ở Long An và vùng đồng bằng Đông Nam Bộ.

Điều này mở ra cơ hội phát triển kinh tế rất tốt cho Nhà Bè cũng như tạo điều kiện cho người dân đi lại, thông thương tốt hơn. Thứ hai, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, cây cầu này nhận được sự đồng thuận và phấn khởi từ người dân, tạo được lòng tin và sự ủng hộ của người dân đối với các công trình trọng điểm khác, đặc biệt là về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà Bè.

Cầu rạch đĩa kết nối xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè với Quận 7, TP.HCM đang thi công dự kiến thông xe cuối năm 2024

Cầu rạch đĩa kết nối xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè với Quận 7, TP.HCM đang thi công dự kiến thông xe cuối năm 2024

Thứ ba, cây cầu Cây Khô khi được thông xe đã giải tỏa áp lực giao thông cho các tuyến đường còn lại ở Nhà Bè rất nhiều, ví dụ như tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, tuyến đường Huỳnh Tấn Phát và các tuyến đường khác.

Vì vậy, ý nghĩa về giao thông và kết nối của cây cầu này rất lớn. Thay mặt cho Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân huyện Nhà Bè, xin cảm ơn thành phố, các cấp lãnh đạo thành phố, các cơ quan báo chí, đặc biệt là người dân đã đồng hành, ủng hộ và chia sẻ với Nhà Bè để hoàn thành cây cầu này.

Cầu Rạch Dơi kết nối TP.HCM - Long An đang trong quá trình lập hồ sơ chi trả giải phóng mặt bằng

Cầu Rạch Dơi kết nối TP.HCM - Long An đang trong quá trình lập hồ sơ chi trả giải phóng mặt bằng

PV: Nhà Bè là huyện được bao bọc bởi hệ thống sông, kênh rạch, do vậy, việc đầu tư xây dựng những cây cầu có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển kinh tế của huyện cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân?

Ông Võ Phan Lê Nguyễn: Đặc trưng của Nhà Bè là vùng sông nước, cho nên kênh rạch rất nhiều, và việc đầu tư cho những cây cầu có nghĩa là mở ra kết nối về giao thông. Những cây cầu này sẽ tạo điều kiện và động lực phát triển cho Nhà Bè, không chỉ trong nội đô mà còn kết nối giao thông với các quận, huyện và các tỉnh lân cận.

Do đó, việc xây dựng các cây cầu, đặc biệt là những cầu trọng điểm như cầu Cây Khô, là rất quan trọng đối với huyện Nhà Bè.

Cầu Rạch Tôm trên địa bàn xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè đang trong quá trình lập hồ sơ chi trả giải phóng mặt bằng

Cầu Rạch Tôm trên địa bàn xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè đang trong quá trình lập hồ sơ chi trả giải phóng mặt bằng

PV: Hiện nay, trên địa bàn huyện chúng ta đã và đang triển khai những cây cầu nào, và tiến độ dự kiến hoàn thành ra sao?

Ông Võ Phan Lê Nguyễn: Trong nhiệm kỳ này, có thể nói thành phố đã ưu tiên đầu tư cho Nhà Bè rất nhiều. Đặc biệt, chúng tôi đã hoàn thành những công trình lớn, trong đó cầu Cây Khô là một trong những công trình đó.

Chúng tôi cũng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động cầu Long Kiểng, và hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục hoàn thành hai cây cầu trọng yếu nữa là cầu Rạch Đĩa và cầu Phước Long. Dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.

Cầu Long Kiểng nối 2 xa Nhơn Đức - Phước Kiển vừa thông xe ngày ngày 08/9/2023

Cầu Long Kiểng nối 2 xa Nhơn Đức - Phước Kiển vừa thông xe ngày ngày 08/9/2023

Bên cạnh đó, có nhiều công trình khác như cầu Bầu Le, nâng cấp đường Nguyễn Bình, đường Nguyễn Văn Tạo... và bệnh viện Nhà Bè với quy mô gần 4 hecta cũng đã hoàn thành. Như vậy, đối với giao thông của Nhà Bè, có thể nói là trên trục đường Lê Văn Lương có 4 cây cầu, hiện giờ chúng tôi đã làm được 3 cầu và đang tiếp tục xin thành phố làm cây cầu cuối cùng, đó là cầu Rạch Dơi.

Đây là cây cầu kết nối trực tiếp với Long An, và chúng tôi cũng đã có sự thỏa thuận hướng tuyến với Long An và cũng sẽ được triển khai trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho VOV Giao thông cuộc trao đổi này!

Nguyễn Sử/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Từng bị chôn vùi dưới lớp bê tông và dòng xe cộ tấp nập, dòng suối Cheonggyecheon hồi sinh ngoạn mục, trở thành một không gian xanh mát ngay giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Ý chí giữa vòng vây

Ý chí giữa vòng vây

Giữa mưa bom bão đạn, giữa muôn trùng hiểm nguy của khói lửa chiến tranh, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã được hình thành.

Km số 0, phố đi bộ và quản trị đô thị

Km số 0, phố đi bộ và quản trị đô thị

Cộng đồng mạng xã hội những ngày vừa qua tranh luận rất nhiều về chuyện km số 0 của Hà Nội. Nhưng, thực chất ý nghĩa của km số 0 là như thế nào?

Ấp đảo Thiềng Liềng, vùng đất chuyển mình sau giấc ngủ say

Ấp đảo Thiềng Liềng, vùng đất chuyển mình sau giấc ngủ say

Ở TPHCM, có một vùng đất cách trở 2 lần đò, nhô ra cái ức đón gió bão cận biển ở 2 cửa sông Lòng Tàu và Thị Vải, mang cái tên cũng thật đặc biệt: ấp đảo Thiềng Liềng.