Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Hoàng Hà: Thứ hai 09/09/2024, 16:47 (GMT+7)

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Hiện nay một số điểm điểm sạt lở đã được khắc phục, giao thông cơ bản thông suốt, tuy nhiên hiện vẫn còn 38 điểm sạt lở lớn chưa được khắc phục, giao thông vẫn còn ách tắc; nhiều tỉnh miền núi phía Bắc hiện vẫn còn mưa, nguy cơ sạt lở tiếp tục diễn biến phức tạp ở vùng núi cao.

Hiện nay các địa phương, đơn vị đang nỗ lực ngày đêm khắc phục sạt lở, đảm bảo thông đường một cách nhanh nhất có thể.

Cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) bị sập vào 10h sáng nay (09/9)

Cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) bị sập vào 10h sáng nay (09/9)

Vào khoảng 10h sáng nay 9/9, cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) bất ngờ bị sập do ảnh hưởng của nước lũ dâng cao và chảy siết. Hiện lực lượng chức năng đã căng dây phong tỏa hiện trường, người dân cần chấp hành theo hướng dẫn và điều tiết, phân luồng của lực lượng chức năng về các hướng tuyến có thể di chuyển, thay thế tuyến đường qua Cầu Phong Châu.

Hiện nay, Lạng Sơn là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về hạ tầng giao thông do bão và hoàn lưu bão số 3. Mưa lớn những ngày qua đã khiến cho tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn như: QL1B, QL4A, QL279, QL3B, QL31 bị sạt lở, ngập úng và cây đổ; 35 vị trí trên các tuyến tỉnh lộ và gần 200 vị trí đường huyện cũng bị ngập úng và sạt lở tauy dương, gây ách tắc giao thông, nhiều nơi bị chia cắt.

QL31 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn bị sạt lở ta luy dương

QL31 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn bị sạt lở ta luy dương

QL 4A đoạn qua thị trấn Thất Khê, Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nước vẫn chưa rút, xe chưa thể lưu thông qua đoạn đường này

QL 4A đoạn qua thị trấn Thất Khê, Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nước vẫn chưa rút, xe chưa thể lưu thông qua đoạn đường này

Ông Dương Công Vĩ, Giám đốc Sở GTVT Lạng Sơn cho biết, hiện địa phương đã chỉ đạo các đơn vị huy động tối đa lực lượng, máy móc thiết bị hót dọn, đảm bảo giao thông bước 1; bố trí nhân lực điều tiết và phân luồng giao thông:

"Hiện tại các cơ bản các tuyến tỉnh lộ đã thông, các vị trí sạt lở nhỏ đã huy động máy móc hót dọn ngay, còn tuyến QL4A nối Lạng Sơn – Cao Bằng hiện nay đang bị tắc tại Thị trấn Thất Khê do nước sông dâng cao, mặt đường ngập sâu, hiện nay đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp rào chắn cảnh báo giao thông và phân công người trực 24/24h đảm bảo an toàn và không hco người đi qua lại.

Hiện nay nặng nhất là tuyến QL1B nối Lạng Sơn với thái Nguyên bị sạt lở nhiều đoạn, cả taluy dương và ta luy âm, trước mắt theo quy trình khắc phục bão lũ đảm bảo giao thông bước 1, bước 2 sẽ phải có giải pháp để khôi phục hiện trạng các tuyến đường".

Tiếp tục sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai bị chia cắt, các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển.

Tiếp tục sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai bị chia cắt, các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển.

Lào Cai cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3. Trong đó, nhiều tuyến QL, tỉnh lộ đã bị sat lở, ngâp úng gây ách tắc giao thông, đặc biệt mưa lũ tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt, các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, ùn tắc trên tuyến.

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lào Cai cho biết, đơn vị đã cử cán bộ trực tiếp đến hiện trường và chỉ đạo nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ tập trung nhân lực, máy móc hót dọn đất đá, chướng ngại vật trên lề, mặt đường; căng dây phản quang, phân luồng để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

"Hiện nay chúng tôi đang thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, các đơn vị quản lý đường bộ đã chuẩn bị máy móc thiết bị tại hiện trường để khắc phục ngay và đảm bảo giao thông. Ngay trong sáng nay QL70 đoạn qua huyện Bảo Yên sạt lở rất nhiều vị trí, đơn vị đang tập trung khắc phục một cách nhanh nhất; đường đi Sa Pa (QL4D) cũng đang sạt lở nhiều điểm, các đơn vị cũng đang tập trung khắc phục; các tuyến tỉnh lộ cũng đang quyết liệt khắc phục.

Tuy nhiên QL4E đi qua địa bàn có nhiều điểm ngập úng do nước sông Hồng dâng lên, chúng tôi đã cấm đường và phân luồng giao thông đi theo các hướng khác để đảm bảo giao thông thông suốt", ông Nguyễn Quốc Huy cho biết.

Sạt lở trên QL3 tại Km100+900 P_ Km101+080 P_ Km101+800 P

Sạt lở trên QL3 tại Km100+900 P_ Km101+080 P_ Km101+800 P

Ngập lụt tại Km103+200 P trên tuyến QL3

Ngập lụt tại Km103+200 P trên tuyến QL3

Trao đổi với PV VOV Giao thông, ông Nguyễn Xuân Minh, Giám đốc Công ty CP đường bộ 242 cho biết, QL70 đoạn từ Km109 - Km198 do đơn vị quản lý hiện cũng đang xuất hiện nhiều điểm sạt lở ta luy dương, một số vị trí bị ngập úng gây ách tắc giao thông, từ đêm qua đơn vị đã phối hợp với lực lượng công an địa phương tiến hành đóng đường:

"Phạm vi khu vực chung tôi quản lý có xảy ra rất nhiều điểm sụt sạt, đặc biệt một số vị trí sạt lở tauy dương gây tắc đường, trọng điểm là từ chiều và đêm hôm qua 8/9 tại các vị trí Km142, Km143, Km136+600, Km116+400, Km118+00, Km118+360, Km190+450 đều bị sạt lở và tắc đường và nhiều điểm khác đang tiềm ẩn sụt sạt xuống nữa. Một vấn đề khác nữa là do thủy điện xả lũ gây ngập úng ở Km114+700, Km177+700 những vị trí như vậy chúng tôi đã rào cảnh báo và đóng đường từ tối qua".

Theo ông Lê Hồng Điệp, Trưởng phòng Quản lý, Tổ chức giao thông đường bộ - Cục Đường bộ VN cho biết, bão và hoàn lưu sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về kết cấu hạ tầng giao thông tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.

Trong đó cầu Bãi Cháy tại Quảng Ninh, cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, Cầu Kiền (Hải Phòng) đã khắc phục xong và cho thông xe toàn bộ; đồng thời 7 vị trí sạt lở tại QL34C qua địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng đã được hót dọn và thông xe.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 38 điểm sạt lở lớn, ngập úng trên các tuyến QL phía Bắc như: QL3, tuyến Thái Nguyên – Chợ Mới, QL2C đi qua Tuyên Quang, QL4 đi qua Hà Giang, QL4E, QL279, QL4D đi qua Lào Cai Lai Châu; QL18 (Quảng Nình), QL34 đi qua Cao Bằng, QL15C đi qua Thanh Hóa…vẫn còn ùn tắc.

"Hiện nay đang tập trung cao độ cho việc khắc phục ngoài hiện trường, tuy theo mức độ ảnh hưởng sẽ có biện pháp khắc phục. Cục Đường bộ Việt Nam đang luôn luôn đôn đốc các đơn vị xây dựng phương án phân luồng giao thông tại các điểm ùn tắc để nhân dân có thể đi lại được. Đối với các điểm ngập thì phải chờ nước sông rút mới xử lý được; những vị trí sạt lở taluy dương huy động máy móc vật tư để khắc phục; các vị trí sạt lở taluy âm sẽ bố trí vật tư thiết bị đắp lại nền đường; bổ sung báo hiệu đường bộ và tổ chức phân luồng lại giao thông", ông Điệp cho biết.

Dự báo mưa sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong những ngày tới, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở các vùng núi cao phía Bắc sẽ tăng. Bởi vậy ngành giao thông đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, bố trí lực lượng ứng trực tại các vị trí trọng yếu thường xuyên xảy ra ngập lụt, sạt lở để có biện pháp ứng phó kịp thời./.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Kinh tế Canada trước nguy cơ gặp khó nếu vận tải hàng hoá đường sắt tê liệt vì đình công

Kinh tế Canada trước nguy cơ gặp khó nếu vận tải hàng hoá đường sắt tê liệt vì đình công

Vận chuyển đường sắt có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, nhất là với một quốc gia có diện tích lớn như Canada. Tuy nhiên, mới đây ngành đường sắt Canada đã đối mặt với nguy cơ tạm ngưng hoạt động do đình công, đe doạ nền kinh tế của quốc gia này.

Hà Nội: Cây đổ la liệt đè vào ô tô, nhiều tuyến phố ngập sâu

Hà Nội: Cây đổ la liệt đè vào ô tô, nhiều tuyến phố ngập sâu

Sau khi Bão số 3 đổ vào Hà Nội đã khiến cho nhiều cây xanh gãy đổ la liệt trên các tuyến phố địa bàn Thủ đô, cùng với nước ngập sâu trên nhiều tuyến đường vào sáng ngày 08/9.

Hà Nội: Gần như tuyến phố nào cũng có cây đổ

Hà Nội: Gần như tuyến phố nào cũng có cây đổ

Sáng nay, sau cơn bão số 3 kéo dài cả ngày hôm qua (07/9), gần như ở khắp các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô ngổn ngang cây đổ. Vẫn chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại tài sản, tính mạng người dân nhưng có thể nói, cơn bão đã ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người dân Hà Nội...

“Để anh tìm đường sống, xong anh gọi về. Tắt máy để anh duy trì pin…”

“Để anh tìm đường sống, xong anh gọi về. Tắt máy để anh duy trì pin…”

Đây là câu nói cuối cùng mà bà Mùi được nghe từ chồng mình trước khi cuộc điện thoại ngắn ngủi vụt tắt trong lúc sóng điện thoại gần như tê liệt vì cơn bão YAGI đổ bộ vào Quảng Ninh.

Vỉa hè trồng hoa, xe cộ vẫn... không tha

Vỉa hè trồng hoa, xe cộ vẫn... không tha

Sau khi cải tạo, trên vỉa hè đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có nhiều giàn hoa đẹp vừa tạo cảnh quan độ thị, phục vụ người đi bộ. Nhưng hiện nay tại các vị trí này đang xảy ra một số vấn đề khiến người đi bộ phải thất vọng.

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Khẩn trương khắc phục sự cố, sớm cấp điện trở lại sau khi bão đi qua

Chiều tối ngày 7/9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên có Công điện hỏa tốc gửi các đơn vị về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả bão số 3

Cơn bão số 3 quét qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đặc biệt, hệ thống giao thông bị ảnh hưởng nặng nền với các sự cố về đường xá, biển báo giao thông bị gẫy đổ, xô lệch, ổ gà, hố sụt, ngập nước...