TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Công ty đường sắt Seibu của Nhật Bản mới đây đã đưa vào thử nghiệm cửa sổ dịch tự động tại ga Seibu-Shinjuku, một trong những trung tâm giao thông quan trọng của thủ đô Nhật Bản. Khoảng 135.000 người mỗi ngày đi qua nhà ga Seibu-Shinjuku.
Để được trợ giúp, hành khách chỉ cần nói vào hệ thống micrô có tên là VoiceBiz hiển thị nội dung trên một khung cửa sổ trong suốt bằng tiếng Nhật. Nhân viên nhà ga có thể xem câu hỏi và trả lời bằng tiếng Nhật. Sau đó, VoiceBiz sẽ dịch câu trả lời. Hệ thống hoạt động với tiếng Nhật và 11 ngôn ngữ khác.Kevin Khani, một du khách từ Đức, chia sẻ anh đã sử dụng thử hệ thống VoiceBiz dịp gần đây sau khi bị lạc ở nhà ga Seibu-Shinjuku. Anh thấy bản dịch rất chính xác, giúp anh và du khách khác cảm thấy an tâm khi tìm đường trong môi trường ngôn ngữ mới.
Theo Ayano Yajima, nhân viên tại ga Seibu việc trực tiếp gặp gỡ hành khách với công cụ hỗ trợ sẽ làm tăng thêm “sự trôi chảy trong giao tiếp”.
Trong khi đó, Kevin Cometo, một du khách từ Italia, cho biết: ứng dụng này khá tiện dụng, giúp mọi người tiết kiệm được thời gian rất nhiều.“Google dịch không phải lúc nào cũng sử dụng được bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể kết nối mạng. Vì vậy một nơi như thế này sẽ giúp ích hơn nhiều, nhanh hơn nhiều việc bạn phải lấy điện thoại ra rồi gõ nội dung vào, dịch rồi đưa cho người khác xem… Chưa kể là đôi khi còn hiểu sai ý nữa. Có thiết bị này, mọi thứ hiện thị rõ ràng trên màn hình, rất tuyệt”.
Đường sắt Seibu đã thử nghiệm hệ thống VoiceBiz trong ba tháng và sau đó sẽ xem xét triển khai rộng rãi hơn.
Theo Toppan, công ty sản xuất VoiceBiz, nhà ga bận rộn bậc nhất thế giới Shinjuku là một nơi thử nghiệm tốt – đây là nơi nhiều người bị lạc hoặc cần giúp đỡ.
Du khách người Pháp Marc Rigaud và vợ đã sử dụng cửa sổ trợ giúp để tìm đường từ ga Seibu đến ga Đường sắt Nhật Bản. Họ vừa xuống máy bay lúc 1 giờ sáng, giờ địa phương: “Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi và tôi rất bất ngờ. Bạn cũng biết đấy, mọi người rất dễ bị lạc đường đến nhà ga và có những trải nghiệm không mong muốn. Vì vậy thiết bị này thật tuyệt”.
Dự kiến công nghệ này cũng sẽ được sử dụng tại các trạm xe buýt và sân bay trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của cả du khách và người nhập cư đang ngày càng tăng tại Nhật Bản.
Không chỉ vậy, để thu hút thêm hành khách, Công ty Đường sắt trung Nhật Bản (JR Tokai) trên tuyến Nozomi Shinkansen (từ thủ đô Tokyo đến ga Shin Osaka, thành phố Osaka) đã mở dịch vụ cho thuê nguyên toa và trang trí theo ý muốn.
JR Tokai bắt đầu thử nghiệm dịch vụ này từ tháng 12/2021. Họ mở đăng ký sử dụng gói dịch vụ và nhanh chóng nhận được hơn 800 đơn đặt hàng chỉ trong ba tuần.
Sau khi nhận được kết quả tích cực trong chương trình thử nghiệm, JR Tokai đã chính thức áp dụng dịch vụ cho thuê toa tàu vào cuối năm 2022.
Trong khi đó, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) cho ra đời dịch vụ Train Desk, theo đó, có một toa riêng để họp trực tuyến. Hiện mỗi chuyến tàu Shinkansen thuộc các tuyến Tohoku, Joetsu, Hokuriku và Hokkaido Shinkansen đều có một toa Train Desk để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc từ xa.
Ông Hajime Nakamura - chuyên gia thuộc công ty JR East cho biết: “Không giống như trên những toa tàu thông thường, hành khách sẽ cảm thấy thoải mái hơn hơn khi làm việc trên những toa tàu dành cho người làm việc từ xa; vì họ không cần phải lo lắng về việc làm phiền những hành khách khác khi gõ bàn phím hoặc nói chuyện điện thoại”.
Để thu hút hành khách, trong tương lai, các công ty đường sắt Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp, ý tưởng sáng tạo để cung cấp cho hành khách thêm nhiều giá trị, tiện ích chứ không đơn thuần chỉ là dịch vụ vận tải.
Còn tại Việt Nam, ngành đường sắt được đánh giá là khá lạc hậu từ hạ tầng đến bộ máy tổ chức, mô hình kinh doanh. Lượng hành khách lựa chọn tàu hỏa để di chuyển “lép vế” hơn hẳn so với các loại hình phương tiện khác.
Trong những năm qua, ngành đường sắt nước ta vẫn đang tiếp tục công cuộc dò dẫm tìm đường, tìm hướng đi phù hợp nhất để tồn tại và phát triển.
Để đẩy mạnh du lịch tàu hỏa, những năm gần đây, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) đã đóng mới, cải tạo nhiều toa xe với hệ thống giường, nệm, khu vệ sinh tiện nghi, sạch đẹp đưa vào khai thác, phục vụ khách.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ đưa vào khai thác mô hình cà phê đường sắt. Với mô hình này, ngành đường sắt sẽ chọn những vị trí phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông để mở quán cà phê, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của hành khách.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.