Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Đường sắt chuẩn bị gì để cạnh tranh và hút khách dịp Tết?

Hồng Lĩnh: Thứ bảy 09/12/2023, 06:23 (GMT+7)

Trong bối cảnh giá vé máy bay tăng cao, nhu cầu đi lại bằng đường sắt có thể tăng đột biến trong dịp Tết Giáp Thìn và dự báo khởi sắc. Tuy nhiên, vận tải đường sắt cũng đang đứng trước nhiều thách thức khi hạ tầng lạc hậu, chất lượng dịch vụ đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các ngành đường khác.

Ngành đường sắt chuẩn bị gì cho dịp Tết để tăng tính cạnh tranh và hút khách? PV VOVGT đã có cuộc phỏng vấn ông Thái Văn Truyền - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn xoay quanh chủ đề này.

 

PV: Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã có những chuẩn bị cụ thể nào để đáp ứng nhu cầu hành khách đi lại tăng cao dịp Tết và đảm bảo sự thuận lợi, thông tin kịp thời đến hành khách?

Ông Thái Văn Truyền: Về tổ chức chạy tàu, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) ban hành biểu đồ chạy tàu và các văn bản chạy tàu Tết Giáp Thìn 2024 từ sớm. Ngoài 8 đôi tàu chạy ngày thường (4 đôi tàu khách Thống nhất, 4 đôi tàu khách Khu đoạn), trong dịp Tết, chúng tôi tổ chức chạy thêm 12 đôi tàu nữa để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách.

Về công tác chuẩn bị bán vé, từ 15/10, tổ chức bán vé tập thể và từ 20/10 tổ chức bán vé đại trà. Cho đến thời điểm này, số lượng vé bán ra hơn 100.000 vé, số lượng vé còn khá nhiều (đặc biệt chiều vào sau Tết).

Song song với công tác bán vé, chúng tôi cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý toa xe tăng cường sửa chữa, đưa tối đa các toa xe ra vận dụng dịp Tết; thành lập các tổ kiểm tra, giám sát công tác chỉnh bị, khám chữa toa xe trước khi đưa toa xe ra chạy tàu để đảm bảo an toàn. Hàng tuần, Công ty gửi các thông tin mới nhất về kế hoạch chạy tàu, chính sách bán vé, sản phẩm mới hay thông tin vé tàu Tết đến các cơ quan báo chí để kịp thời thông tin đến hành khách đi tàu được biết.

Ngoài 8 đôi tàu chạy ngày thường Ga Sài Gòn tổ chức chạy thêm 12 đôi tàu nữa để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách dịp Tết

Ngoài 8 đôi tàu chạy ngày thường Ga Sài Gòn tổ chức chạy thêm 12 đôi tàu nữa để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách dịp Tết

 

PV: Việc ứng dụng chuyển đổi số trong đặt vé và chất lượng dịch vụ được cải thiện như thế nào để tăng tính cạnh tranh?

Ông Thái Văn Truyền: Chúng tôi liên kết với các ứng dụng ví điện tử để tích hợp bán vé và thanh toán vé tàu thuận tiện, dễ dàng. Một số nhà ga được trang bị máy lấy số tự động để phục vụ hành khách khi mua vé tàu Tết; bố trí nhân viên vệ sinh chuyên trách trên các đoàn tàu.

Bên cạnh đó, lấy số điện thoại của hành khách khi mua vé để thông báo cho hành khách đi tàu khi hành trình của đoàn tàu có sự thay đổi. Khi hành khách mua ghế phụ, hành khách được bố trí ngồi ghế xếp thay thế ghế nhựa để nghỉ ngơi thỏa mái hơn.

Từ cuối năm 2023, Công ty đã triển khai dịch vụ bán hàng qua App, hành khách trên tàu chỉ cần quét mã QR để chọn đồ ăn, nước uống và sẽ được nhân viên trên tàu phục vụ tận nơi. Các sản phẩm phục vụ trong suốt hành trình đi tàu như nước uống, mỳ tôm, đồ ăn sáng, cơm, ăn vặt... và các đặc sản vùng miền đã được lựa chọn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài 8 đôi tàu chạy ngày thường Ga Sài Gòn tổ chức chạy thêm 12 đôi tàu nữa để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách dịp Tết.

Ngoài 8 đôi tàu chạy ngày thường Ga Sài Gòn tổ chức chạy thêm 12 đôi tàu nữa để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách dịp Tết.

PV: Những giải pháp nào để giảm thiểu tắc nghẽn và đảm bảo luồng hành khách suôn sẻ trong các ga và tàu trong dịp Tết?

Ông Thái Văn Truyền: Chúng tôi bố trí nhân viên, Đoàn viên thanh niên tình nguyện tại các nhà ga để hướng dẫn hỗ trợ hành khách lên xuống tàu được thuận tiện, nhanh chóng. Công ty làm việc với các đơn vị liên quan như các Nhà ga, Sở Giao thông vận tải, Công an tại địa phương để phối hợp tổ chức phân luồng, đảm bảo an toàn, trật tự hành khách tại các nhà ga phục vụ công tác khi bán vé cũng như đi tàu.

PV: Các phương án Công ty đưa ra để xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc sự cố xảy ra trong quá trình vận hành dịp Tết?

Ông Thái Văn Truyền: Ngay từ đầu năm, Công ty đã chỉ đạo các đơn vị xây dụng phương án cứu hộ cứu nạn, chuyển tải hành khách để xử lý các tình huống sự cố giao thông đường sắt đảm bảo an toàn cho hành khách đi tàu.

Cụ thể, các đơn vị trực thuộc đã ký hợp đồng vận chuyển với các Công ty quản lý phương tiện đường bộ để chuẩn bị phương tiện tổ chức chuyển tải hành khách khi xảy ra sự cố gây ách tắc đường sắt.

Tại các ga lớn, Công ty đều bố trí thêm các toa xe dự phòng để sử dụng thay thế các toa xe trong đoàn tàu nếu bị hư hỏng dọc đường. Bố trí bộ phận y tế tại các ga lớn để giải quyết các trường hợp hành khách đau ốm đột xuất hay một số tình huống phát sinh, ví dụ như hành khách sinh con trên tàu và nhân viên hỗ trợ hành khách sinh con thành công.

Tại các ga lớn, Công ty đều bố trí thêm các toa xe dự phòng để sử dụng thay thế các toa xe trong đoàn tàu nếu bị hư hỏng dọc đường.

Tại các ga lớn, Công ty đều bố trí thêm các toa xe dự phòng để sử dụng thay thế các toa xe trong đoàn tàu nếu bị hư hỏng dọc đường.

PV: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, ngành đường sắt đang đối mặt với những thách thức nào trong việc duy trì hoạt động? Có những cơ hội nào mà ngành đường sắt có thể tận dụng để thúc đẩy phát triển và tạo sự khác biệt?

Ông Thái Văn Truyền: Ngành đường sắt cũng đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các phương tiện vận tải khác. Đầu máy, toa xe sử dụng lâu năm dẫn đến xuống cấp, lạc hậu, việc đầu tư nâng cấp, đóng mới còn hạn chế. Bên cạnh đó, biến động về tình hình chính trị, kinh tế thế giới, lạm phát gia tăng làm giá nguyên - nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các ngành vận tải.

Chính phủ từng bước quan tâm đến đường sắt như đầu tư để nâng cấp sơ sở hạ tầng đường sắt, có chủ chương để phát triển đường sắt tốc độ cao. Sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động kinh tế dần ổn định, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân tăng. Du lịch trải nhiệm và đi đường ngắn đang được giới trẻ quan tâm và có xu hướng phát triển trong thời gian tới.

Năm nay kinh doanh vận tải cũng đã có nhiều khởi sắc so với năm 2022. Dự báo doanh thu vận tải đường sắt đạt khoảng 1.500 tỷ, so với cùng kỳ năm 2022 tăng trưởng khoảng 10%. Kinh doanh có lãi theo đúng Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 đã đề ra. 

PV: Những giải pháp cụ thể nào đang được áp dụng để tăng cường hiệu suất và tối ưu hoá vận hành trong ngành đường sắt nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh?

Ông Thái Văn Truyền: Ngành đường sắt đang tiến hành đầu tư, cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt, nâng cao năng lực thông qua, rút ngắn thời gian vận chuyển. Chúng tôi cũng tổ chức quay vòng nhanh ram xe, tăng số lượng đôi tàu chạy trong thời gian cao điểm, đồng thời giảm thời gian toa xe nằm chờ 2 đầu.

Bên cạnh đó, triển khai một số dự án cải tạo nâng cấp nội thất toa xe. Vừa rồi ở phía Bắc đã có đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng, sau dịp Tết, chúng tôi cũng ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Đà Nẵng – Sài Gòn. Chúng tôi tiếp tục hợp tác với Công ty Bãi Dài nâng cấp thêm toa xe có chất lượng rất cao để chạy trên tuyến Nha Trang – Đà Nẵng.

Theo dõi, cập nhật thường xuyên hệ thống bán vé để điều chỉnh cự ly cắt chặng hợp lý, nâng cao hiệu suất sử dụng chỗ; áp dụng công nghệ thông tin vào công tác bán vé, thanh toán vé tàu, vận chuyển hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hành khách sử dụng dịch vụ; phát triển thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ vận tải như: App bán hàng trên tàu cung cấp hàng hóa và các đặc sản vùng miền; liên kết với các ứng dụng như MoMo, Zalo, Viettel, VNPay, Be và lắp đặt ki-ốt bán vé tự động,… để mở rộng thêm mạng lưới bán vé.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.