Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Bạo hành trẻ em có xu hướng giảm nhưng nguy cơ chưa phải đã giảm

Quách Đồng: Thứ hai 30/12/2024, 06:11 (GMT+7)

Theo báo cáo của Bộ Công an, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố gần 1.200 vụ với hơn 1.400 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em

Theo đánh giá của Bộ Công an, các vụ bạo lực với trẻ em nghiêm trọng, đến mức phải điều tra, khởi tố hình sự đã có xu hướng giảm. 

Tuy vậy, theo đánh giá của cơ quan bảo vệ trẻ em, vẫn có nhiều nguy cơ xảy ra bạo hành với trẻ em. Cần làm gì để ngăn chặn những nguy cơ này? Về nội dung này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 

PV: Hiện nay ghi nhận về tình trạng bạo lực trẻ em đã giảm rõ rệt. Còn ghi nhận của cơ quan chức năng về tình trạng này đang có chiều hướng như thế nào?

Ông Đặng Hoa Nam: Theo thống kê các vụ việc của Bộ Công an và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liên quan đến xâm hại, bạo lực đối với trẻ em thì diễn biến thời gian gần đây có những tín hiệu khả quan.

Những vụ việc xâm hại trẻ em nghiêm trọng, ví dụ xâm hại tình dục, bạo lực gây tai nạn thương tích đến mức phải điều tra, khởi tố hình sự có xu hướng giảm và đây cũng là tín hiệu vui bởi lẽ lần đầu tiên sau 4 năm, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 và sau Covid-19 thì các số liệu theo dõi của chúng tôi cho thấy rằng các số liệu này đã giảm.

Tất nhiên mới chỉ giảm nhẹ thôi, còn lại chúng ta thấy tình hình xâm hại, bạo lực đối với trẻ em vẫn có những diễn biến phức tạp.

Ví dụ gia tăng những vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em nghiêm trọng trong môi trường gia đình, rồi bạo lực trẻ em ngay trong chính các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng và bạo lực trẻ em, bạo lực học sinh trong môi trường học đường có những diễn biến phức tạp hơn, ví dụ những video quay đưa lên mạng xã hội…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Theo ông, vì sao tình trạng bạo lực đối với trẻ em lại giảm?

Ông Đặng Hoa Nam: Chúng ta thấy là việc ứng phó, xử lý các vụ việc bạo lực với trẻ em chúng ta làm thời gian qua khá là tốt, với sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, của công an, rồi của các cơ quan Lao động, Thương binh, Xã hội, các tường học, các cơ quan quản lý giáo dục, thậm chí của các cơ sở y tế, bệnh viện cũng có vai trò phát hiện cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để triển khai các biện pháp ứng phó và can thiệp kịp thời.

PV: Thời gian tới, chúng ta cần làm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực với trẻ em?

Ông Đặng Hoa Nam: Giai đoạn sắp tới muốn giảm các vụ bạo lực đối với trẻ em bền vững thì chúng ta phải tăng cường chuyển manh sang công tác phòng ngừa; cần tăng cường truyền thông, giáo dục cho gia đình, cho cộng đồng dân cư, cho chính trẻ em, trước hết là việc phát hiện sớm, mạnh dạn lên tiếng tố cáo đến các dịch vụ, đến các cơ quan chức năng như công an, đến Cổng bảo vệ trẻ em quốc gia 111, đến các trung tâm công tác xã hội, đến những đường dây nóng tiếp nhận thông tin…

Rồi có những cái theo dõi, phòng ngừa từ xa, loại bỏ sớm những nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với trẻ em, dù là những bất ổn trong gia đình, những hành vi ứng xử không thật sự dựa trên những cái lắng nghe, thấu hiểu, thậm chí có những quan niệm về giáo dục đối với trẻ em mang tính bạo lực, như bằng rot vọt, bằng quát mắng, sự coi thường, thiếu lắng nghe trẻ em. Đấy là những vấn đề mà chúng ta cần truyền thông và giáo dục mạnh mẽ hơn nữa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vấn đề thứ 2, để giảm bạo lực trẻ em nó bền vững thì chúng ta cần phải tăng cường việc đầu tư để duy trì, phát triển các dịch vụ bảo vệ trẻ em nói chung, các dịch vụ đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa, câm hại trẻ em nói riêng; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật; tăng cường duy trì những dịch vụ bảo vệ trẻ em, trong đó đặc biệt chúng ta cũng phải triển khai nhanh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chăm sóc trẻ mồ côi và phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tôi cho rằng nếu chúng ta làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, từ khâu phát hiện sớm, phòng ngừa thì nó sẽ đóng góp vào việc giảm bạo lực, xâm hại trẻ em.

Chúng ta cần phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa vị trí việc làm về tâm lý học đường, các văn phòng hoạt động về tâm lý học đường trong các cơ sở giáo dục.

Đối với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, cho dù sau này chức năng bảo vệ trẻ em có chuyển về Bộ, ngành nào thì chúng ta cũng phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa các tham vấn về tâm lý xã hội trong hệ thống mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Về phía ngành y tế, chúng ta cũng phải tích cực hơn nữa triển khai phòng ngừa phát hiện sớm trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, để người dân, trong đó có trẻ em, gia đình có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện hơn đến các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần.

PV: Xin cảm ơn ông!

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ngổn ngang công trình mở rộng đường Hoàng Hoa Thám

TP.HCM: Ngổn ngang công trình mở rộng đường Hoàng Hoa Thám

Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn

Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn

Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.

Từ 1/1/2025, tài xế kinh doanh vận tải không lái xe quá 48 giờ/tuần

Từ 1/1/2025, tài xế kinh doanh vận tải không lái xe quá 48 giờ/tuần

Từ 1/1/2025, ngoài quy định hiện hành tài xế không lái xe quá 10 tiếng/ngày và không lái xe liên tục quá 4 tiếng, Thông tư 71 năm 2024 của Bộ Công an quy định thêm nội dung: Người lái ô tô kinh doanh vận tải trên 8 chỗ không được lái xe quá 48 tiếng/tuần.

Mức phạt tăng vọt trong Nghị định 168 sẽ trị được “bệnh” lái ẩu?

Mức phạt tăng vọt trong Nghị định 168 sẽ trị được “bệnh” lái ẩu?

Từ việc tăng chế tài lên gấp 3-30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.

Phố chợ hoa, cây cảnh: Tắc đường mọi nẻo

Phố chợ hoa, cây cảnh: Tắc đường mọi nẻo

Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2025, nhưng phố chợ hoa cây cảnh Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Hà Nội đã dần nhộn nhịp; nhiều loại cây hoa chơi Tết được bày bán tràn lên vỉa hè và cả lòng đường gây cản trở giao thông.

Sức khoẻ tinh thần nơi làm việc, không thể xem nhẹ

Sức khoẻ tinh thần nơi làm việc, không thể xem nhẹ

Trong cuộc sống ngày càng cạnh tranh và áp lực, sức khỏe tinh thần của người lao động trở thành mối quan tâm lớn, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của người lao động mà còn tác động lâu dài đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trung Yên, ngõ ẩm thực giữa lòng phố cổ

Trung Yên, ngõ ẩm thực giữa lòng phố cổ

Ngõ Trung Yên, một con ngõ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, một đầu nối với phố chợ Hàng Bè nổi tiếng, phía còn lại thông ra phố Đinh Liệt, con phố sầm uất và hút khách "Tây" lẫn cả khách ta bậc nhất Hà thành. Trung Yên còn nổi tiếng là một trong 5 ngõ ẩm thực của những người "sành ăn"