Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Đừng bắt trẻ con phải có nhu cầu

PV: Thứ ba 20/08/2024, 14:22 (GMT+7)

Theo Luật Căn cước 2023, trẻ dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu của công dân. Bởi vậy, việc cấp một cách ồ ạt, cấp tập, ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, đến công việc của cha mẹ hoặc người giám hộ là không cần thiết, nhất là khi sự chuẩn bị chưa được chu đáo, khoa học.

Ảnh minh hoạ: Tin tức

Ảnh minh hoạ: Tin tức

Việc triển khai luật Căn cước 2023 ngay khi luật vừa có hiệu lực thi hành, trong đó có nội dung liên quan đến cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, cho thấy sự vào cuộc tích cực của công an các địa phương, để đảm bảo quyền lợi của công dân và thúc đẩy tiến trình số hóa dữ liệu quản lý dân cư quốc gia, theo tinh thần của Chính phủ.

Tuy nhiên, nếu triển khai không khéo, có thể dẫn đến những hiểu nhầm của người dân về tinh thần của luật và chủ trương của Nhà nước.

Điều 19 Luật Căn cước 2023, có hiệu lực từ 1/7/2024 quy định: “Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”. Không hề có chữ “phải” ở đây. Như vậy, đây hoàn toàn là quyền lợi, và cơ quan công an chỉ giải quyết, đáp ứng trong trường hợp công dân có nhu cầu, có đề nghị. Quy định rất rõ ràng, không thể có cách hiểu thứ hai.

Nhu cầu xuất phát từ lợi ích. Luật Căn cước đã tiếp cận đúng hướng, khi chỉ ra lợi ích làm thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi, viện dẫn tại các Điều 20, Điều 22 của luật này. Tựu trung: giao dịch hành chính sẽ thuận lợi hơn, 1 chiếc thẻ căn cước trước mắt sẽ thay cho giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, và có thể - đến một lúc nào đó, sẽ thay được cả hộ chiếu.

Lợi ích nếu thiết thực, cha mẹ trẻ em không bao giờ từ chối. Thậm chí, họ sẵn sàng bỏ công bỏ việc, thu xếp thời gian để đưa con đi làm căn cước sớm nhất.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, lợi ích mới chỉ là triển vọng, là khả năng. Một khả năng chưa còn phụ thuộc vào rất nhiều biến số. Bởi với người lớn, căn cước công dân gắn chip dù đã làm từ mấy năm nay, mà các lợi ích so với chứng minh thư trước kia vẫn chưa có gì thật sự nổi bật. Quá trình tích hợp giấy tờ vẫn chậm và khó. Dữ liệu chưa thể đồng bộ được ngay. Người dân vẫn phải kê đi kê lại rất nhiều thông tin cá nhân mỗi khi giao dịch hành chính trong nước, ngay trong cùng một địa phương, chứ chưa nói gì xuất nhập cảnh.

Trong khi đó, phiền toái và áp lực bắt đầu xuất hiện. Phụ huynh buộc phải bỏ việc giờ hành chính để đưa con ra trụ sở làm căn cước theo lịch hẹn, mà không biết khi nào mới tới lượt và bao giờ mới xong, với cách tổ chức thiếu khoa học. Họ cũng không hiểu vì sao phải cấp tập như vậy, khi bản thân và con cái chưa có nhu cầu. Cầm một tờ giấy khai sinh, một tấm thẻ bảo hiểm y tế hay một chiếc thẻ căn cước khi đi bệnh viện, đi nhập học, đi máy bay nội địa, về cơ bản, không khác gì nhau.

Những đứa trẻ thì không hiểu vì sao phải ra trụ sở công an, dài cổ đợi chờ, để xem người lớn túm tụm hỏi han trong bồn chồn, bực bội. Khá hơn thì được đưa ra theo ca kíp, lịch hẹn với nhà trường, nhưng bị huy động đến trường đột xuất ngay trong kỳ nghỉ hè, vì một việc không phải nhu cầu của chúng, đã là chuyện không vui.

Chưa bàn về cách làm, song mục tiêu để triển khai cấp tập việc cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi là gì, đến nay chưa được minh bạch, và cũng chưa có lý do nào thuyết phục để phải cấp tập như vậy.

Nếu là vì mục tiêu quản lý, thì việc triển khai cũng chỉ thuận lợi trên cơ sở đồng thuận và hợp tác tự nguyện của người dân, để không gây phiền toái, và không làm ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khác của công dân được pháp luật bảo hộ.

Còn nếu mục tiêu là vì lợi ích của công dân theo đúng tinh thần của Luật Căn cước, thì phải để dân lựa chọn. “Công dân” - đối tượng được nhắc đến trong điều 19 Luật này, được hiểu là người được cấp căn cước, tức là trẻ em.

Cha mẹ, người giám hộ hay người lớn khác buộc trẻ em làm việc gì đó liên quan đến các em mà chưa hỏi ý kiến của trẻ, đã là trái với Luật Trẻ em.

Buộc trẻ em phải đi một việc mà chúng không có hoặc chưa có nhu cầu, (dù sự bắt buộc này chỉ là ngầm hiểu qua cách triển khai chứ không hiển thị trên giấy), trong khi Luật không hề bắt buộc, thì lại càng vô lý.

Ai vội, cứ vội. Nhưng đừng bắt trẻ con phải “có nhu cầu”.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.

Phố phường sau bão

Phố phường sau bão

Quang cảnh phố phường Hà Nội sau một đêm bão lớn mang lại nhiều ấn tượng và cảm nhận khác nhau cho mỗi người.

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Nghị định số 100 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã mang đến một loạt thay đổi.