Hà Nội: Cháy nhà dân trên phố Khâm Thiên
Phát hiện cháy, chủ nhà và người dân đã nhanh chóng tiến hành dập lửa và báo cho cơ quan chức năng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Liệu nội dung này có thực sự cần thiết, các nước trong khu vực và trên thế giới có làm giống vậy, nếu làm thì cần lưu ý điều gì?
Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam về vấn đề này.
PV: Thưa KTS Ngô Doãn Đức, thực tế một số thành phố, trong đó có Hà Nội đã thực hiện việc trông giữ xe tạm thời dưới gầm cầu cạn nhiều năm qua, trong thời gian chờ sửa Luật và có văn bản hướng dẫn. Vậy ông nhận định thế nào về việc luật hóa, chính thức cho phép hoạt động này diễn ra?
KTS Ngô Doãn Đức: Đây là một giải pháp rất tình thế. Chúng ta đang phát triển đô thị thiếu bài bàn, nên hạ tầng đô thị chắp vá, phải vá víu, làm những thứ tạm thời trong khi chờ giải pháp lâu dài.
Bên dưới cầu cạn, các gầm cầu thì thực ra là một nút giao thông rồi, bây giờ mà cấp cho các anh gửi xe ở đấy cho tiện ra vào thì tiềm ẩn nguy hiểm, gây xung đột, chất tải người vào đó không cần thiết. Những người gửi xe cũng là người lưu thông trên đường, vào giờ cao điểm thì giao thông rất bất cập.
Chúng ta đưa bãi xe vào đó tưởng là tận dụng được diện tích, không vấn đề gì cả, nhưng phân tích về giao thông thì rất nguy hiểm, gây tắc nghẽn, va chạm giao thông, tai nạn hỏa hoạn. Nếu một xe cháy thì cả nút giao đó sẽ rối ren.
Mặc dù vậy, có lẽ ở góc độ quản lý cấp Bộ, ngành giao thông, chúng ta có thể chia sẻ với họ. Chứ bây giờ cứ khăng khăng bảo là không được thì cũng khó. Ngoài gầm cầu, kể cả những con đường để đi nhưng lại kẻ ra cho ô tô, thì đây hoàn toàn là câu chuyện tạm thời.
Hà Nội và các thành phố bị vướng chuyện này, phương tiện phát triển mà hạ tầng không đuổi kịp, mà đầu tư thì không phải một chốc một lát.
PV: Như vậy, ông ủng hộ chính sách luật hóa trông giữ xe dưới gầm cầu cạn?,Khi thực hiện cần lưu ý điều gì?
KTS Ngô Doãn Đức: Ý tôi muốn nói: không phải ủng hộ, mà là chia sẻ, và phải xem xem tạm thời thì đến bao giờ. Anh cần có một kế hoạch để khắc phục để sự tạm thời này không còn diễn ra nữa, thậm chí phải công bố về thời hạn. Ví dụ tiến hành việc này trong bao lâu, bao lâu nữa điểm này, điểm kia sẽ được giải phóng.
Vì nếu cứ như thế này sẽ tạm bợ thành thói quen.
Chúng ta cần chuẩn bị, nếu ngành giao thông không làm được thì phải thay người làm được vào, chúng ta phải tổ chức quy hoạch lại, làm cho bằng được các bãi trông giữ xe. Chứ để thế thì không hợp, chúng ta cứ kẻ vạch rồi cho các tốp ra thu tiền.
Các nước người ta không làm thế, gầm cầu là gầm cầu, bãi đỗ xe là bãi đỗ xe. Hạ tầng đo thị thiếu thì ta phải vá và khắc phục bền vững.
Tôi cho rằng, cũng cần chia sẻ với quản lý ngành, do hiện nay chúng ta không quản lý liên ngành tốt. Bán xe vẫn bán, xe chạy thì vẫn cứ chạy, công an phạt cứ phạt, ngành giao thông cứ phải đi gỡ. Cơ chế phối hợp cọc cạch, không có “nhạc trưởng”, mà có “nhạc trưởng” chăng nữa thì không đi vào thực tiễn được, viện dẫn lý do này lý do kia, dù họp hành rất nhiều.
Cho nên, chúng ta cũng cần có góc nhìn chia sẻ với ngành giao thông, chúng ta dùng chữ tạm thời nhưng cần làm rõ ra tạm thời là bao giờ thì xong, chứ không kéo dài, rất ảnh hưởng, nguy hiểm, mà chỉ người dân là chịu thiệt thôi.
PV: Xin cảm ơn ông!
Phát hiện cháy, chủ nhà và người dân đã nhanh chóng tiến hành dập lửa và báo cho cơ quan chức năng.
Cách đây 4 năm, TP Cần Thơ rà soát và phát hiện hơn 100 khu dân cư tự phát, đến nay chưa có hướng xử lý dứt điểm. Trong khi đó, một bộ phận lợi dụng nhu cầu về nhà ở để phân lô, bán nền sai quy định gây khó khăn cho công tác quản lý và thiệt thòi cho người mua.
Dọc theo Kênh Tẻ (đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP. HCM) trải dài chừng 500m từ hầm cầu Tân Thuận 2, là hàng chục chiếc ghe, thuyền tụ lại thành xóm thương hồ. Họ phần lớn là những người dân miền tây men theo sông nước đến Sài Gòn và chọn Kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh.
Tài xế N.P.V phân trần, dù thường xuyên chở vật liệu xây dựng lưu thông trên Quốc lộ 6, nhưng đây là lần đầu tiên bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện lỗi chở quá tải...
Người dân vẫn cần mang giấy tờ gốc (bản cứng) khi tham gia giao thông do CSGT chưa áp dụng kiểm tra điện tử.
Tình trạng xe máy đi vào cao tốc, đường cấm thời gian gần đây diễn biến phức tạp, tỷ lệ vi phạm có chiều hướng tăng bất chấp những vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra không ít.
Để giải bài toán ùn tắc, tai nạn giao thông, TP.HCM đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm điều hành giao thông thông minh đầu tiên trong cả nước, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý điều hành giao thông. Từ đó mang lại hiệu quả lớn, tác động tích cực nhiều khía cạnh của đời sống, lĩnh vực KT-XH..