Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong
Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong khi đó, ở phía Nam, công an địa phương và lực lượng tại chỗ thường xuyên phải kéo xe hút đinh trên các quốc lộ để bảo đảm an toàn cho người đi đường. Rõ ràng, đây là các biện pháp chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn nạn “đinh tặc”. Vậy, giải pháp nào xử lý tận gốc vấn nạn này?
Ông Đinh Minh Cảnh ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM, người thành lập "Đội hình hút đinh hỗ trợ giao thông" cho biết, sau nhiều phản ánh của VOV Giao thông và các cơ quan truyền thông, hiện tượng rải đinh sắt trên quốc lộ 1 đoạn qua Bình Chánh như trước đây đã giảm đáng kể, nhưng thay vào đó lại xuất hiện các thủ đoạn mới.
"Bây giờ nó không rải các mảnh như hồi xưa mà chiêu thức mới là nó cắt các cọng dây thắng dài khoảng 1 phân rồi quăng đầy đường. Nó rải cách các tiệm thay lõi ruột xe khoảng 2-3 cây số", ông Cảnh cho biết.
[Xem lại loạt bài về đinh tặc của VOVGT tại đây]
Hiện tại TP.HCM, công an một số phường đang hỗ trợ lực lượng tại chỗ đi thu gom các mảnh đinh, vật nhọn trên đường hàng ngày, đồng thời rà soát, tổ chức lập các chốt tuần tra, điều tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, công tác này cũng gặp phải khó khăn do các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi. Chúng không sử dụng xe máy để rải đinh như trước, mà đi ô tô để rải đinh vào đêm khuya, rạng sáng.
Trong khi đó, theo ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, việc xử lý "đinh tặc" không chỉ nằm ở những đợt ra quân, mà quan trọng nhất là lực lượng chức năng địa phương cần triển khai thường xuyên, quyết liệt:
"Trong công tác tuần tra, kiểm soát mình cũng có làm nhưng lúc mình tuần tra, kiểm soát thì nó không thực hiện mà lúc mình không kiểm tra thì nó mới thực hiện; "đinh tặc" trên đường quốc lộ để truy bắt không phải là dễ nên chuyện xử lý có hạn chế do việc truy bắt chưa đúng đối tượng hoặc xử lý chưa đến nơi đến chốn".
Thủ đoạn của các đối tượng rải đinh luôn thay đổi, việc truy bắt không dễ dàng nhưng các quy định của luật để áp dụng xử lý lại luôn đi sau thực tế, dẫn đến việc khó xử lý triệt để nạn rải đinh.
Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư TP.Hà Nội phân tích, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác trên đường bộ với số tiền tối đa 8 triệu đồng như hiện nay là chưa đủ sức răn đe.
"Chúng ta đã có nhiều biện pháp nhưng chưa đủ, mức phạt cũng chưa đủ sức răn đe, mức phạt có nâng cao hơn nữa cũng chưa đủ sức răn đe. Mà quan trọng là chúng ta phải tích cực phát hiện và xử lý về hình sự các trường hợp đo "đinh tặc" gây hậu quả ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của người tham gia giao thông; phải xử lý các đối tượng về mặt hình sự để làm gương mới trở thành biện pháp răn đe", Luật sư Bùi Đình Ứng cho biết.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị diễn đàn Oto+ cũng cho rằng, cần chế tài đủ mạnh để ngăn chặn từ gốc với hành vi rải đinh, bởi hành vi này sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên các tuyến đường mà phương tiện di chuyển với tốc độ cao như đường cao tốc: "Chế tài phải đủ mạnh, đủ răn đe để người ta nghe xong, người ta sợ và suy nghĩ, chế tài hiện nay theo Luật là chưa đủ mạnh. Còn với yếu tố khách quan như vật thể sắt rơi ra từ các xe chở vật liệu thì trách nhiệm thuộc về các đơn vị quản lý tuyến đường phải giám sát cho tốt".
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường cao tốc, ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và khai thác cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đề xuất giải pháp tăng cường phối hợp giữa đơn vị quản lý, khai thác tuyến đường với lực lượng chức năng:
"Đề nghị lực lượng công an cấp huyện, cấp xã phối hợp xử lý nghiêm các đối tượng tự ý ghi, đăng tải số điện thoại cứu hộ, sửa xe trên lan can, tôn sóng gây mất TTATGT, ảnh hưởng đến công tác duy tu, bảo trì đường cao tốc. Chúng tôi cũng tuần đường thường xuyên để kịp thời phát hiện và loại bỏ các nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến", ông Tùng cho biết.
Ông Nguyễn Vũ Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông TPHCM cho rằng, để tiến tới giải quyết dứt điểm nạn rải đinh thì chính quyền địa phương, người dân và nhất là lực lượng thực thi pháp luật giữ vai trò quyết định:
"Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền thì công tác kiểm tra, xử lý phải thường xuyên liên tục bởi tuyên truyền không chưa đủ vì có những đối tượng vì thu lợi bất chính thì họ vẫn cố tình làm, hoạt động tinh vi nên chúng ta cần biện pháp răn đe hơn nữa. Ngoài xử lý hành chính thì cần củng cố hồ sơ để truy tố hình sự qua công tác nắm địa bàn của lực lượng chức năng địa phương và công tác tuần tra, mật phục để bắt các đối tượng".
DẸP “ĐINH TẶC”, CẦN NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI
Đã có những phiên tòa xét xử các đối tượng bị bắt quả tang đang rải đinh trên đường, tuy nhiên mức độ răn đe còn quá thấp, dẫn đến nạn "đinh tặc" vẫn hoạt động. Mặt khác, nhiều đơn vị phối hợp sử dụng các biện pháp xử lý “đinh tặc” nhưng dường như người hút cứ hút, người rải đinh cứ rải, mà chưa có giải pháp nào triệt để. Trước sự tồn tại dai dẳng của nạn rải đinh, phải chăng để “Dẹp “đinh tặc”, cần những giải pháp mới”.
Để giải quyết nạn rải đinh, nhiều giải pháp có tính quyết liệt của chính quyền đã được triển khai như không cho đăng ký kinh doanh vá xe nếu điều kiện kinh doanh như mặt bằng và phương tiện vá xe không đảm bảo; buộc người kinh doanh cam kết nếu phát hiện vật sắt trên đoạn đường của mình kinh doanh thì phải báo ngay cho công an; kết nối thông tin của những người bị hư hỏng xe do nghi có vật sắt trên đường để xác định nơi nào có rải định để quét dọn.
Cùng với đó, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý; công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, người dân tích cực tham gia báo tin nhưng thực tế, nạn "đinh tặc" vẫn "nở rộ" quân số, quy mô và phương thức hoạt động. Vì sao như vậy? Là bởi các đối tượng này không có công ăn việc làm ổn định nên để thu lợi bất chính, để mưu sinh mà họ cố tình vi phạm các quy định của pháp luật.
Do đó, giải pháp căn cơ là chính quyền địa phương cần làm việc với nhưng điểm sửa xe dọc các tuyến đường có hiện tượng rải định để một mặt vận động và yêu cầu các chủ tiệm cam kết không rải đinh; mặt khác tạo điều kiện di dời và hỗ trợ chuyển họ làm những công việc khác phù hợp với khả năng.
Những tiệm sửa xe tại các "điểm nóng" mà "đinh tặc" hoạt động hiện nay đa phần là người từ những nơi khác đến, lập chòi tạm bợ làm điểm sửa xe nên rất cần chính quyền địa phương tiếp cận tuyên truyền để ngăn chặn từ đầu cách kiếm sống bằng việc rải đinh trên đường, đồng thời nắm bắt được hoàn cảnh để vận động và giúp họ có được những công ăn việc làm với mức thu nhập tốt hơn, dần dần ổn định cuộc sống... Có thế mới giúp họ tránh xa con đường kiếm tiền bất chính từ những chiếc đinh oan nghiệt.
Ở khía cạnh khác thì "đinh tặc" không có đất sống tại các nước phát triển bởi ý thức chấp hành pháp luật của người dân ở mức cao đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm khắc. Nên nếu chúng ta truy bắt được những chủ tiệm sửa xe đã rải đinh nhưng chỉ bị xử lý hành chính, hy hữu lắm mới có trường hợp bị khởi tố, ra tòa thì mới chỉ xử lý được phần "ngọn", còn muốn "nhổ" tận rễ thì vấn đề cơ bản nhất là xử phạt, răn đe thật nặng và kiểm tra giám sát được các hành vi này thì mới mong có thể chấm dứt được.
Ngoài ra quân hút đinh; tổ chức vận động tuyên truyền các hộ kinh doanh sửa, vá xe không rải đinh; cơ quan chức năng cần quyết tâm, mạnh tay bằng các giải pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin như tại các tuyến đường thường xuyên bị kẻ gian rải đinh, cần lắp đặt thêm camera giám sát để dễ dàng phát hiện và ngăn chặn; sớm tạo lập thêm nhóm trên các ứng dụng, mạng xã hội để người dân phản ánh thông tin, hình ảnh kịp thời về các đối tượng rải đinh, có cơ sở để các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý.
“Đinh tặc” từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của bất cứ ai khi tham gia giao thông. Một mảnh đinh nhỏ nhưng hậu quả mà nó để lại có thể không hề nhỏ nếu không may tai nạn xảy ra. Do đó, giải quyết "đinh tặc" cần những giải pháp mới, triệt để và căn bản hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc ra quân dọn dẹp, hay kéo xe hút đinh định kỳ.
Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.
Từ ngày 01/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó tăng cao mức xử phạt nhiều hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Nhiều người dân khi bị phạt ngỡ ngàng vì mức xử phạt bị tăng gấp nhiều lần so với trước đây.
Ngày 01/1/2025, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thuỳ Trang (SN 1988, quê Bạc Liêu) về hành vi cố ý gây thương tích.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ xe lưu ý một số trường hợp khi đưa ô tô đi đăng kiểm từ ngày mai (02/1/2025) sẽ bị từ chối kiểm định. Nguyên nhân do trong một thời gian dài, chủ phương tiện và các cơ sở đăng kiểm làm chưa đúng các quy định về hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Dù hôm nay 1/1 là ngày Tết dương lịch nhưng trên khắp các công trường xây dựng đường bộ cao tốc, cầu lớn vượt sông đi qua ĐBSCL đều rất nhộn nhịp. Anh em công nhân cầu, đường đang bám công trình, lao động rất khẩn trương, khí thế, lập thành tích chào mừng năm mới.
Ngày 29/12 vừa qua xảy ra một vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng tại tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng. Hiện nguyên nhân dẫn tới thảm kịch vẫn đang được điều tra, tuy nhiên giới chuyên gia đã đưa ra nhiều nghi vấn xung quanh vụ việc.