Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tín chỉ carbon giao thông: Mục tiêu cụ thể với nhiều đích đến

Huy Hoàng: Thứ sáu 27/12/2024, 12:58 (GMT+7)

Sau khi Nghị Quyết 98 của Quốc hội có hiệu lực, TP.HCM đã tích cực thúc đẩy thí điểm thị trường tín chỉ carbon, khơi thông nguồn tài chính xanh hay hướng đến việc tạo thêm nhiều tín chỉ carbon nhằm thu hút nhiều nguồn lực đưa thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn.

Sau khi Nghị Quyết 98 của Quốc hội có hiệu lực, TP.HCM đã tích cực thúc đẩy thí điểm thị trường tín chỉ carbon, khơi thông nguồn tài chính xanh hay hướng đến việc tạo thêm nhiều tín chỉ carbon nhằm thu hút nhiều nguồn lực đưa thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn.

Việc chuẩn bị cho quá trình tạo ra tín chỉ carbon trong lĩnh vực giao thông mà TP.HCM đang theo đuổi cho thấy mục tiêu cụ thể với nhiều đích đến.

Thống kê mới nhất từ Sở GTVT TP.HCM cho thấy, tính đến hết năm 2024, thành phố có hơn 9,5 triệu phương tiện giao thông đang lưu hành (tăng 3,1% so với cùng ký), trong đó có hơn 1 triệu ô tô (tăng 7,95%) và gần 8,5 triệu xe gắn máy (tăng 2,55%) so với cùng kỳ.

Cũng trong năm 2024, báo cáo đánh giá của trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải trường Đại học Việt Đức và tổ chức Dekra cho thấy mỗi năm TP.HCM có từ 2.000-3.000 người tử vong hoặc giảm tuổi thọ vì bụi mịn PM2.5 và PM10 thải ra từ hoạt động giao thông hàng ngày.

Theo các báo cáo độc lập thì hoạt động giao thông chiếm khoảng 14-16% tổng lượng phát thải khí nhà kính, tuy nhiên tại TP.HCM lượng phát thải từ giao thông có thể chiếm đến 40-50% tương đương khoảng 35 triệu tấn carbon dioxide.

TS Trần Du Lịch - Chủ tịch hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội cho rằng việc kéo giảm phát thải từ giao thông cũng như tạo tín chỉ carbon từ hoạt động này là hết sức cần thiết:

"Lượng phát thải đến 40-50% tại TP.HCM tôi nghe mà rất sợ, chắc không dám thở nữa. Số người chết vì bụi mịn PM2.5 gấy 5 - 6 lần so với tai nạn giao thông là 1 kẻ thù không nhìn thấy, khủng khiếp như vậy, càng ra đường càng thở thì càng chết sớm, cho nên đây là vấn đề thực sự cấp thiết".

Căn cứ số liệu mà Ngân hàng thế giới đã trả cho hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng Việt Nam làm cơ sở. nếu chuyển đổi thành công 35 triệu tấn carbon phát thải từ hoạt động giao thông, TP.HCM có thể thu về hơn 4.000 tỷ đồng mỗi năm.

Để sớm hiện thực hoá mục tiêu này, ông Nguyễn Võ Trường An – Phó Giám đốc sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN cho rằng TP.HCM cần tập trung vào các biện pháp giảm phát thải hiệu quả như: Chuyển đổi sang phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là phương tiện điện; Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông xanh cũng như áp dụng các chính sách thuế và phí môi trường:

"Trong 1 năm vừa qua có thể thấy việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải của Việt Nam và TP.HCM đang rất nóng và có nhiều đơn vị/doanh nghiệp sử dụng các giải pháp như chuyển đổi từ xe xăng sang xe hybryd hay xe điện, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở bài toán chi phí thông thường.

Các doanh nghiệp vận tải cho rằng khi sử dụng xe điện, xe hybryd thì có thể tiết kiệm nhiên liệu, 1 phần tối ưu hoá chi phí nhưng vô hình chung là chúng ta đang bị thất thoát 1 lượng tín chỉ carbon mà nếu như ngay từ trước khi mua xe điện hay đầu tư phương tiện giao thông xanh đó".

Ngày 22/12/2024 vừa qua, TPHCM đã chính thức công bố đưa tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi vào khai thác thương mại.

Ngày 22/12/2024 vừa qua, TPHCM đã chính thức công bố đưa tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi vào khai thác thương mại.

Ngày 22/12/2024 vừa qua, TP.HCM đưa tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi vào khai thác thương mại sau 17 năm chờ đợi. Từ sự kiện lịch sử này, TS Trịnh Bảo Sơn - Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, TP.HCM hoàn toàn có thể học hỏi bài học kinh nghiệm của Ấn Độ để có thể tạo ra tín chỉ carbon từ hệ thống đường sắt đô thị:

"Ấn Độ là quốc gia có hệ thống đường sắt rất phát triển, và hiện tại hệ thống đường sắt đô thị của họ cũng đang phát triển nhanh và mạnh. Bên cạnh đó, họ cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tạo ra tín chỉ carbon cho hệ thống đường sắt đô thị. Về mặt kỹ thuật thì các biện pháp họ đang áp dụng hết sức bình thường, đơn giản và TPHCM hoàn toàn có thể áp dụng được".

Ông Hồ Dương Bình - Phó trưởng phòng kế hoạch hợp đồng, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho rằng việc đưa vào hoạt động tuyến metro số 1 không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân mà còn trực tiếp góp phần vào chủ trương Net to zero đến năm 2050 mà Chính phủ đã cam kết tại COP26.

Ông Hồ Dương Bình chia sẻ thêm: "Trong năm 2025 sẽ phối hợp với các nhà đầu tư tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các cầu bộ hành, các nhà ga trên cao và depot trên cao để làm giảm khoảng 20% điện năng sử dụng trong quá trình hoạt động. bố trí thêm các trạm sạc điện tại các bãi đậu xe; chủ đầu tư, đơn vị vận hành sẽ học hỏi kinh nghiệm quốc tế sớm sử dụng hệ thống hãm tái sinh trên các đoàn tàu để giảm năng lượng tiêu hao trong quá trình sử dụng, khai thác các đoàn tàu".

Cũng từ kinh nghiệm của Ấn Độ, đối chiếu với tình hình thực tế tại TP.HCM thì nếu chuyển đổi thành công 2200 xe buýt diesel, TP.HCM có khả năng thu về khoảng 18 tỷ đồng mỗi năm từ việc bán tín chỉ carbon.

PGS. TS Vũ Anh Tuấn cho rằng số tiền này là không nhiều nếu so với mức trung bình khoảng 1500 tỷ đồng mà TP.HCM trợ giá cho hoạt động xe buýt, đó là chưa kể chi phí, thời gian phải bỏ ra để đo đếm, tạo lập tín chỉ carbon như yêu cầu của các tổ chức quốc tế. Do đó, cần 1 cách tiếp cận khác cho quá trình chuyển đổi xanh xe buýt :

"Ấn Độ họ tính là cứ 100 xe buýt điện tạo ra thêm 400 việc làm, tiết kiệm được nhiên liệu, đỡ ô nhiễm đặc biệt là bụi mịn, tăng sức khoẻ cho người dân. Xe buýt diesel vừa khói bụi, vừa xóc khiến say xe. Xe buýt điện thì êm thuận, phụ nữ, người già trẻ em và nhân viên công sở cũng muốn đi vì sự tiện lợi, hiện đại, thời trang…làm tăng lượng hành khách đi xe, tăng được doanh thu, giảm được trợ giá của nhà nước, giảm ùn tắc và nhiều lợi ích cốt lõi khác là giảm bụi mịn gây chết người".

02

Dù biết là cần thiết và TP.HCM cần phải triển khai ngay, song TS Trần Du Lịch cho rằng xanh hoá hoạt động giao thông nói chung và tạo tín chỉ carbon trong lĩnh vực này nói riêng hoàn toàn là một quá trình dài hơi, đồng bộ với nhiều mục tiêu cụ thể:

"TP.HCM cần có một đề án thực hiện trong 10 năm (2026-2035), và trong đề án này phải gắn liền với những việc mà thành phố đang làm như lộ trình xây dựng các tuyến tàu điện hay lộ trình chuyển đổi xe buýt điện và tăng tỷ trọng phương tiện giao thông công cộng trong tổng số phương tiện. cần nghiên cứu và đề xuất một loạt chính sách đối với trung ương trong việc miễn giảm thuế hỗ trợ cho chuyển đổi phương tiện không sử dụng nhiên liệu hoá thạch để khuyến khích người dân chuyển đổi.

Thứ ba, cùng với đó là xây dựng hạ tầng và phải ứng dụng công nghệ số để quản lý đô thị thông minh, quản lý toàn bộ hệ thống giao thông đô thị để giảm ùn tắc vì chính ùn tắc làm tăng lượng khí thải ghê gớm. Một vấn đề quan trọng khác là giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức người dân ngay từ trẻ em, từ mẫu giáo, từ trường học …từ đó cần xem việc sử dụng phương tiện xanh sạch, phương tiện công cộng là một thói quen".

Tưởng dễ nhưng không dễ

Khoảng 35 triệu triệu tấn CO2 thải vào môi trường hàng năm đã trở thành 1 sát thủ thầm lặng khiến gần 3000 tại TP.HCM người bỏ mạng mỗi năm. Hoạt động giao thông tại TP.HCM đã và đang là nguồn phát thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người cũng như ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng.

z5955703163753_dfc15f67663814a8f0379c8ca49c74ae-1724-1658

Tuy vậy ở 1 góc nhìn khác, phát thải CO2 cũng là 1 cơ hội là động lực để TP.HCM thay đổi, qua đó giúp thành phố có thêm nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ việc bán tín chỉ carbon, dĩ nhiên và với điều kiện phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế. Bài học từ những quốc gia tiên phong như Trung Quốc hay Ấn Độ hoàn toàn là cơ sở cần thiết để TP.HCM vận hành trong tương lai.

Việc được trực tiếp trải nghiệm đi lại trên 1 số tuyến xe buýt điện hay metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên những ngày qua gợi cho tôi nhiều tiếc nuối. Tiếc vì hệ thống xe buýt điện đã không thể được chuyển đổi nhanh hơn, tiếc vì tuyến metro này không thể vận hành sớm hơn, và tiếc vì cái cảm giác được đi lại êm thuận, hiện đại, văn minh đến hơi trễ so với kỳ vọng.

Nhưng trễ còn hơn không, metro số 1 Bến Thành Suối Tiên đã là tấm hộ chiếu quan trọng để bước vào kỷ nguyên giao thông văn minh, và tín chỉ carbon trong hoạt động giao thông chắc chắn sẽ là chiếc vé hữu dụng giúp mở ra cánh cửa phát triển bền vững.

img_0038-2135

Nghị Quyết 98 của Quốc Hội được đánh giá là cơ sở pháp lý cực kỳ quan trong để TP.HCM có thể triển khai các cơ chế thí điểm trong đó có thị trường tín chỉ carbon. Thế nhưng có 1 thực tế là sau 3 năm có hiệu lực, vẫn chưa có nhiều tín cực cho thấy hình hài của thị trường tín chỉ carbon bất chấp việc phát thải từ hoạt động giao thông ngày một nhiều hơn.

Tín chỉ carbon và giảm phát thải trong giao thông vận tải đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đối với Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng. Tuy vậy, từ việc nhận thức được vấn đề đến khi cụ thể hoá được các sản phẩm cụ thể là quá trình không hề đơn giản, nhất là với 1 khái niệm còn rất mới như tín chỉ carbon.

Do vậy, rất cần 1 lộ trình bài bản, chặt chẽ và đồng bộ của cả hệ thống chính trị dựa trên sự tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết khi bước vào sân chơi quốc tế.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Thông tin 'CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu' là không chính xác

Thông tin "CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu" là không chính xác

Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.

Mừng tuổi

Mừng tuổi

Cá nhân tôi cũng cảm thấy tương đối “nản” mỗi khi Tết đến xuân về, nhất là khi nhìn thấy các cháu, các em nhỏ mở phong bì lì xì ra ngay trước mặt mọi người, rồi xem có bao nhiêu tiền, hoặc là cuối dịp Tết, bọn trẻ ngồi đếm xem là năm nay được mừng tuổi bao nhiêu...

Tấm vé 0 đồng đưa bệnh nhi về quê đón Tết

Tấm vé 0 đồng đưa bệnh nhi về quê đón Tết

Những ngày cuối năm tất bật hơn khi hàng triệu người dân làm việc sinh sống tại TP.HCM đều háo hức mong kịp lên chuyến xe, tàu để trở về quê đoàn viên cùng gia đình. Được ăn bữa cơm tất niên sum vầy, cùng đón giao thừa là niềm hạnh phúc biết bao người.