Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ghi nhận của PV VOV Giao Thông tại một số Dự án “nghìn tỷ” đang triển khai tại 13 tỉnh/thành ĐBSCL.
Mới 7 giờ sáng, trên công trường xây dựng đường cao tốc Cao Lãnh- An Hữu (nối liền tỉnh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã nhộn nhịp, ồn ào. Âm thanh cơ giới vang rền xen lẫn không khí lao động của công nhân, khuấy động không gian vốn dĩ yên tĩnh cùng vùng quê này.
Anh Hồ Văn Huân một công nhân đang lao động tại hạng mục xây cầu Rạch Đào (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) với gương mặt lấm tấm những giọt mồ hôi do lao động miệt mài, phấn khởi nói: “Tụi em làm thông Tết dương lịch luôn, bây giờ để đạt tiến độ thì phải làm, tranh thủ trời nắng thì làm. Mình vì tiến độ công trình phải làm, để có khối lượng thì anh em mới có lương ăn Tết”.
Các gói thầu tại Dự án đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có đa số công nhân quê ở miền Trung, nhiều nhất là Nghệ An. Dịp Tết dương lịch này anh em xa nhà, bám công trường, lao động tích cực, tạm quên nỗi nhớ nhà, niềm vui riêng với gia đình.
Ông Nguyễn Thanh Lộc, Chỉ huy trưởng công trình của công ty cổ phần xây dựng 368 thi công tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang cho biết, ngày Tết dương lịch này công ty huy động gần 80 lực lượng có mặt tại hiện trường.
Tiến độ, chất lượng, an toàn, là 03 tiêu chí hàng đầu đối với các đơn vị thi công tại dự án cao tốc An Hữu - Cao Lãnh. Riêng ngày Tết dương lịch này cán bộ kỹ thuật và công nhân đều phải lao động xuyên Tết, trong đó có những hạng mục phải thi công cả đêm.
“Bên tôi đang thi công 3 ca, phần cọc khoan nhồi thì chúng tôi khoan suốt đêm còn phần đóng cọc chỉ thi công được ban ngày thôi. Chúng tôi đang lên kết cấu phần dưới của cầu Rạch Đào, tiến hành đổ bê tông bệ trụ từ hôm nay và ngày mai. Tết dương lịch công nhân không nghỉ, buổi chiều làm xong tổ chức liên hoan”, ông Lộc bộc bạch.
Dự án Cao Lãnh- An Hữu (thành phần 2) tại Tiền Giang khởi công từ tháng 8/2024 có chiều dài khoảng 11,43 km, trong đó thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp 3,8 km và tỉnh Tiền Giang 7,63 km do Ban Quản lý dự án đầu tư công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 3.856 tỷ đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, các nhà thầu huy động tối đa nhân sự, cơ giới, thiết bị các loại có mặt trên công trường ở 41 mũi thi công, không khí thi công đang rất khẩn trương và đến nay đạt giá trị thi công hơn 6,5%. Phấn đấu vào năm 2027 sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động.
Rời cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, phóng viên đến công trường thi công cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu. Nơi đây có 200 công nhân bám trụ công trường, thi công xuyên Tết Dương lịch để chuẩn bị cho kế hoạch hợp long vài ngày tới.
Ông Bạch Huy Nam - Quản lý bộ phận thi công thuộc Tổng công ty xây dựng số 1 - CC1 cho biết, với tinh thần đẩy nhanh tiến độ, đơn vị vẫn duy trì quân số, thực hiện 3 ca 4 kíp. Các nhà thầu thi công đã huy động được 253 nhân sự, 91 máy móc và thiết bị các loại; triển khai 19 mũi thi công. Sản lượng toàn dự án đạt 59%.
“Thi công tại cầu này, chúng tôi chứng kiến cảnh người dân qua lại 2 bên bờ sông phải lụy đò, mất thời gian chờ đợi. Vì vậy, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình đối với dự án này nên cũng cố gắng hết mình, sớm hoàn thành cho người dân lưu thông dễ dàng hơn”, ông Nam cho biết thêm.
Dự án cầu Đại Ngãi có tổng chiều dài tuyến hơn 15 km. Tổng kinh phí gần 8.000 tỉ đồng. Điểm đầu giao với Quốc lộ 54, thuộc xã Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh). Điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2. Riêng cầu Đại Ngãi 2 đã hoàn thành 46/46 đốt đúc hẫng, lao lắp 49/91 phiến dầm, 8/13 nhịp dầm super-T. Dự kiến hợp long trong khoảng ngày 3 đến ngày 10/1/2025 và phấn đấu cơ bản hoàn thành vào tháng 6/2025.
Điểm kế tiếp là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, ghi nhận của phóng viên tại cầu Lộ Đá nằm trong đoạn cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang, thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, trên công trường có rất nhiều công nhân, kỹ sư cùng thiết bị, máy móc tập trung làm việc ở các hạng mục như san nền, lắp ghép sắt phần mố cầu để chuẩn bị đổ bê-tông.
Trung tá Vũ Hồng Quân - Phó Giám đốc Ban Điều hành Trường Sơn Nam thông tin, hiện tại, ông chỉ huy thi công hiện trường đoạn Km49 - 53 của dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang. Đến thời điểm này, dự án đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành vào cuối năm 2025. Đơn vị tập trung toàn lực về nhân lực, vật lực để đảm bảo thi công đáp ứng yêu cầu về tiến độ cũng như chất lượng của dự án. Trong ngày mùng 1 Tết Dương lịch, đội làm cầu vẫn phải duy trì công việc để đảm bảo tiến độ, nhưng sẽ không tăng ca.
Thay vào đó, đội sẽ nhường phần tăng ca này để anh em công nhân, kỹ sư ăn Tết: “Trên công trường phải phân 3 ca 4 kíp hoạt động liên tục, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngay cả bước sang năm mới 2025 nhưng công trường vẫn triển khai bình thường để đảm bảo yêu cầu và tiến độ đề ra_ Trung tá Vũ Hồng Quân thông tin.
Cùng với dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ (dự án thành phần 2) cũng đang được triển khai với tốc độ khẩn trương, trên công trường cao tốc luôn nhộn nhịp tiếng máy móc, kỹ sư, công nhân làm việc để đẩy nhanh tiến độ dự án. Ghi nhận trên công trường tại cầu Thị Đội (thuộc gói thầu số 13), nhiều kỹ sư, công nhân, máy móc làm việc khẩn trương, tích cực ở phần việc đổ bêtông cầu, hàn trụ cầu cùng các hạng mục còn lại.
Ông Nguyễn Hoàng Sĩ (39 tuổi, công nhân đến từ Tuyên Quang) cho biết, hiện giờ, khối lượng công việc đang được đẩy lên rất nhiều nên lực lượng lao động phải tăng ca kể kể trong ngày mùng 1 Tết Dương lịch: “Chúng tôi cũng làm xuyên Tết, xuyên trưa, tối tăng ca đến khoảng 22h. Các anh em luôn cố gắng để đạt mục tiêu tốt nhất mà nhà thầu đã giao cho. Sản lượng công việc cũng tăng lên rất nhiều”.
Ngoài ra, công trường Cầu Rạch Miễu 2, công trường nâng cấp mở rộng cao tốc Cao Lãnh – Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi cũng thi công xuyên Tết Dương lịch. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2025 và năm 2026 phải hoàn thành 600 km đường bộ cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với vấn đề thi công xuyên lễ, xuyên Tết, chủ đầu tư các dự án đang thi công tại miền Tây đều thường xuyên thăm hỏi, động viên các anh em công nhân, kỹ sư an tâm làm việc để cùng nhà thầu và chủ đầu tư hoàn thành tiến độ đề ra.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.