Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Chuẩn hóa dữ liệu, cơ hội để quét sạch SIM “rác”

Minh Hiếu: Thứ hai 27/03/2023, 06:55 (GMT+7)

Sắp đến hạn chót 31/3, thời điểm các thuê bao di động sẽ bị chặn liên lạc một chiều nếu không hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin. Đây là thách thức khi Viettel, VinaPhone, MobiFone đều có trên 1 triệu thuê bao di động có thông tin chưa khớp với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.

Nhưng đây cũng là cơ hội để giải quyết tình trạng SIM “rác” quấy rối, lừa đảo nhức nhối suốt nhiều năm qua. 

Xem truyền hình và được biết yêu cầu chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, bà Trần Thị Nhàn, ở Long Biên, Hà Nội đã đến điểm giao dịch gần nhà để cập nhật thông tin. Thao tác đơn giản, nhanh chóng khác hẳn với hình dung của bà ban đầu: "Nghe được tin này thì tôi đi đăng ký để tiện lợi cho mình và tránh SIM lừa đảo. Tôi đi làm ở đây thì thấy nhanh chóng, thuận tiện cho mọi người dân".

Những trường hợp cần chuẩn hóa thông tin thuê bao là khách hàng có thông tin đăng ký với nhà mạng gồm: số giấy tờ, họ và tên, ngày sinh,… chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để yêu cầu cập nhật dữ liệu, các nhà mạng đã gửi tin nhắn liên tục ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần đến khách hàng.

Thuê bao sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều nếu không thực hiện sau 15 ngày nhận thông báo, dừng hai chiều sau 15 ngày tiếp theo, và chấm dứt hợp đồng trong 30 ngày sau đó nếu không thực hiện yêu cầu.

Sau chuẩn hóa thông tin, các ban, ngành, đơn vị liên quan cần có nhiều giải pháp đồng bộ để ''gắn'' thuê bao với chủ sở hữu thực sự (Ảnh minh họa: Thanh Niên)

Sau chuẩn hóa thông tin, các ban, ngành, đơn vị liên quan cần có nhiều giải pháp đồng bộ để ''gắn'' thuê bao với chủ sở hữu thực sự (Ảnh minh họa: Thanh Niên)

Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao di động đã thực hiện chuẩn hóa thông tin đạt trên 1,1 triệu, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số gần 4 triệu thuê bao phải chuẩn hóa.

Nếu như một số điểm giao dịch khá vắng vẻ thì một số điểm khác tại các tuyến đường trục chính, khu đông dân cư lại đông khách hàng đến cập nhật thông tin, có nơi lên tới 400 - 500 khách/ngày.

Dù làm thủ tục nhanh chóng hay phải chờ đợi lâu hơn thì đa phần người dân đều ủng hộ chủ trương chuẩn hóa thông tin để ngăn chặn SIM “rác”:

"Tôi nhận được thông tin từ bên Viettel là thông tin cá nhân chưa trùng khớp với thuê bao đang dùng. Tôi đợi phải đến 1 tiếng đấy, rất đông người đến".

"Mình đi các điểm, từ Viettel về đây Vinaphone, hai bên làm cũng nhanh, chỉ 5-10 phút thôi. Mỗi thông tin cá nhân nhà mạng phải làm chặt hơn, cuộc gọi ngoài ý muốn đến mình hiện tại vẫn có đấy".

"Việc làm này rất là đúng, rất là phù hợp, vì bây giờ tình trạng SIM “rác” rất là nhiều".

Trao đổi với VOV Giao thông, ông Mai Đặng Duy Cương, Phó giám đốc Ban Khách hàng cá nhân của Vinaphone đánh giá, việc chuẩn hóa thông tin theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là quyền lợi và trách nhiệm của nhà mạng, giúp nhà mạng làm “sạch” hệ thống dữ liệu và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Trong những ngày “nước rút”, Vinaphone sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp để nhắc nhở và hỗ trợ khách hàng:

"Chúng tôi cử hơn 2.000 cán bộ để thông báo cho khách hàng cần cập nhật thông tin thuê bao, cũng như hướng dẫn khách hàng ra điểm giao dịch, cài app “My VNPT”, hoặc vào trang web: my.vnpt.com.vn.

Trong giai đoạn này, chúng tôi cũng tăng cường thời gian trực của nhân viên tại các điểm giao dịch đến tối thiểu 21h. Sau thời điểm 31/3, khách hàng bị khóa một chiều thì có thể tiếp tục cập nhật thông tin thuê bao, chúng tôi sẽ mở khóa để khách hàng tiếp tục sử dụng thông suốt".

Ông Mai Đặng Duy Cương cũng khuyến cáo, hiện có một số đối tượng lợi dụng việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động của các nhà mạng để tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người dùng cần cảnh giác, chỉ tiếp nhận yêu cầu từ các đầu số chính thức của Vinaphone cũng như các nhà mạng khác, đồng thời phản ánh những trường hợp có dấu hiệu lừa đảo đến các tổng đài của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Vô số gian hàng, sản phẩm SIM kích hoạt sẵn trên các nền tảng thương mại điện tử

Vô số gian hàng, sản phẩm SIM kích hoạt sẵn trên các nền tảng thương mại điện tử

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật, Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS cho rằng, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động là rất cần thiết, và đây là bước đi đầu tiên trong việc giải quyết tình trạng SIM “rác” nhức nhối nhiều năm nay.

Tuy nhiên, các nhà mạng cần chuẩn bị kỹ các tình huống có thể xảy ra, như tình trạng quá tải trong những ngày cuối, hay giải quyết một lượng lớn khiếu nại sau khi các thuê bao bị khóa:

"Về phía nhà mạng, tôi nghĩ đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt công nghệ, con người và giải pháp. Về phía người dân có thể hỗ trợ cho các nhà mạng bằng cách kiểm tra lại thông tin thuê bao của mình đã chuẩn hay chưa, nếu chưa chuẩn có thể chuẩn hóa lại.

Tuy nhiên, kể cả sau khi chúng ta chuẩn hóa thông tin thì không thể tránh khỏi các SIM này được rao bán, chuyển nhượng, cho tặng những người khác, mà người sử dụng sau không cập nhật thông tin. Việc rà soát cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo thông tin chính xác với người dùng hiện tại".

Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quản trị và an ninh mạng ATHENA cho rằng, sau chuẩn hóa thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng như các nhà mạng cần tiếp tục được nâng cao với nhiều giải pháp đồng bộ để tránh tái diễn tình trạng thông tin thuê bao không khớp với người sử dụng:

"Việc triển khai cần được thực hiện nhanh và cho ra kết quả tích cực. Từ trước đến nay chúng ta đã thực hiện nhiều “chiến dịch” để ngăn chặn SIM “rác” nhưng nó vẫn còn. Chúng ta gọi là SIM “rác”, nhưng đối với nhà mạng thì đó có thể là một nguồn thu rất lớn. Tôi nghĩ cần có chế tài mạnh mẽ hơn, ví dụ như tạm ngưng, không cho phát hành SIM, như vậy mới đủ sức răn đe và các nhà mạng mới cân nhắc".

Việc chuẩn hóa thông tin theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không phải là quá khó nếu nhà mạng chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án về nhân sự, trang thiết bị và khách hàng chủ động thực hiện

Việc chuẩn hóa thông tin theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không phải là quá khó nếu nhà mạng chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án về nhân sự, trang thiết bị và khách hàng chủ động thực hiện

Chuẩn hóa thông tin thuê bao di động là điều rất cần thiết trong bối cảnh cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang dần hoàn thiện, và cho thấy trách nhiệm, nỗ lực của cơ quan quản lý cùng các nhà mạng trong việc loại bỏ SIM “rác”.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, thông tin chuẩn là chưa đủ, các ban, ngành, đơn vị liên quan cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa để “gắn” thuê bao với chủ sở hữu thực sự: Sau chuẩn hóa thông tin, cần “cụ thể hóa” người dùng thuê bao di động

Những điểm giao dịch của các nhà mạng “tấp nập” hơn thường lệ khoảng chục ngày gần đây khi lượng lớn khách hàng đến hoàn thiện thông tin thuê bao di động.

Sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, sự chuẩn bị của các nhà mạng, từ phương thức thực hiện đến hình thức nhắc nhở, đã giúp khách hàng nắm bắt kịp thời. Hạn chót 31/3 cùng  biện pháp khóa một chiều liên lạc cũng là biện pháp mạnh cần thiết để buộc chủ thuê bao di động phải thực hiện trách nhiệm của mình.

Dù có tới hàng triệu thuê bao có thông tin chưa chuẩn, nhưng việc chuẩn hóa thông tin không phải là quá khó nếu như cả nhà mạng và khách hàng đều chủ động phối hợp. Với nhà mạng, đó là các phương án chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự và trang thiết bị để phục vụ tốt nhất. Với khách hàng, đó là tinh thần tự giác, chủ động thực hiện.

Bởi lẽ không ít người có thói quen “nước đến chân mới nhảy”, điều này có thể gây quá tải cục bộ trong những ngày cuối, hoặc gây gián đoạn liên lạc, ảnh hưởng công việc của chủ thuê bao nếu không kịp thực hiện.

Việc chuẩn hóa thông tin nếu làm tốt thì sẽ “quét” được một lượng đáng kể thuê bao không chính chủ, không còn sử dụng, hoặc là SIM “rác” quấy rối, lừa đảo. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã phân tích, đây mới chỉ là bước đầu, bởi thông tin chuẩn là một chuyện, nhưng chủ thuê bao và người dùng thực sự có giống nhau hay không lại là chuyện hoàn toàn khác.

Gần chục năm qua, cơ quan quản lý và các nhà mạng đã có nhiều “chiến dịch” để loại bỏ thuê bao không chính chủ, từ việc cập nhật thông tin, bổ sung ảnh cá nhân, đến tạm dừng việc phát hành SIM mới, giới hạn số lượng thuê bao cho mỗi người dùng… Dù tình trạng SIM “rác” đã có nhiều cải thiện, nhưng trên thực tế, việc mua SIM kích hoạt sẵn hiện nay vẫn khá dễ dàng.

Người có nhu cầu sẽ có vô số lựa chọn từ các cửa hàng trên đường phố, đến những sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada,… để mua SIM “sinh viên”, SIM mạng, gọi điện, nhắn tin giá rẻ,… và đặc biệt là không cần đăng ký thông tin cá nhân.

Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao di động đã thực hiện chuẩn hóa thông tin đạt trên 1,1 triệu, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số gần 4 triệu thuê bao phải chuẩn hóa

Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao di động đã thực hiện chuẩn hóa thông tin đạt trên 1,1 triệu, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số gần 4 triệu thuê bao phải chuẩn hóa

Với tình trạng lộ lọt, mua bán thông tin phổ biến như hiện nay, các chủ hàng không khó để đăng ký thông tin “chuẩn” cho SIM kích hoạt sẵn, và điều nguy hiểm là nó có thể trở thành công cụ thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do vậy, ngăn chặn SIM “rác” là một “cuộc chiến” lâu dài, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ từ các ban, ngành, đơn vị có liên quan với sự vào cuộc có trách nhiệm. Từ phía cơ quan quản lý, đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với nhà mạng vi phạm bán SIM kích hoạt sẵn cho thấy sự quyết tâm của Cục Viễn thông.

Bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý thì cơ quan chủ quản cần thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm thường xuyên, liên tục để buộc các nhà mạng nghiêm túc thực hiện.

Nghị định 15/2020 của Chính phủ đã có những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, do đó, cơ quan chủ quản cần phối hợp cơ quan công an, lực lượng quản lý thị trường để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt trên các trang mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử.

Trong đó, cần quy trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử, những đơn vị không thể vô can, “không biết” về sự tồn tại của vô số gian hàng bán SIM kích hoạt sẵn trên nền tảng của mình.

Song song với việc xử lý vi phạm là tuyên truyền, đưa tin rộng rãi lên các phương tiện truyền thông về những trường hợp bị xử lý để tạo tính răn đe; đẩy mạnh giáo dục kiến thức pháp luật đến người kinh doanh và sử dụng SIM di động.

Với các nhà mạng, cần tuân thủ quy định pháp luật, hướng đến một thị trường lành mạnh, an toàn thay vì quá chú trọng lợi nhuận. Sau khi chuẩn hóa thông tin, các nhà mạng cần tiếp tục rà soát thường xuyên để kịp thời phát hiện và “thanh lọc” những thuê bao vi phạm.

Còn với mỗi người dân, cần tìm hiểu và tự giác chấp hành các quy định, chia sẻ thông tin với người thân và cộng đồng; không sử dụng SIM kích hoạt sẵn, không vì lợi ích kinh tế nhỏ mà “tiếp tay” cho hành vi vi phạm; đồng thời lên tiếng tố giác, phản ánh để chung tay đẩy lùi SIM “rác”.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Việc tăng phí xếp dỡ hàng hóa của các hãng tàu nước ngoài những tháng gần đây được cho là đang cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam theo Thông tư 39 của Bộ GTVT, với hàng chục loại phụ phí khác nhau, đang gây bức xúc cho DN xuất nhập khẩu VN.