Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

“Chính quyền giao thông vùng”, có phải điều kiện cần để phát triển giao thông và đô thị liên kết vùng?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 29/10/2022, 10:43 (GMT+7)

Có những con đường đi xuyên qua nhiều địa phương, nhưng thiếu sự liên kết, mạnh ai nấy làm, dẫn đến tình trạng: địa phương này đã xong từ lâu mà địa phương kia chưa hề… động đậy.

Hạ tầng giao thông và quy hoạch đô thị rời rạc, gây lãng phí rất lớn trong đầu tư. Dư luận càng có lý do để băn khoăn, khi sắp tới, có rất nhiều ự án lớn đang chuẩn bị triển khai hoặc  đẩy mạnh, như đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 khu vực TP. HCM và các tỉnh phía Nam

Đã có ý kiến đề nghị, cần thành lập “Chính quyền giao thông vùng” để giải quyết các vướng mắc này.

Vậy, “Chính quyền giao thông vùng”  sẽ có vai trò như thế nào? Đây có phải là pháp lý cần thiết để gỡ các nút thắt trong những dự án giao thông và đô thị liên vùng hay không, hay ai sẽ đảm nhận trọng trách đó?

Đón nghe Diễn đàn 91 với chủ đề: “Chính quyền giao thông vùng”, có phải điều kiện cần để phát triển giao thông và đô thị liên kết vùng?” , trực tiếp lúc 16h - 17h, thứ 7, ngày 29/10/2022 trên FM91 và vovgiaothong.vn 

Với sự tham gia của các vị khách mời TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và PGS.TS Phạm Xuân Mai, ĐH Bách Khoa TP.HCM

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn với Diễn đàn 91 qua Hotline: 024.37.91.91.91 và qua Fanpage: VOV Giao Thông.

 

RỜI RẠC, MẠNH AI NẤY LÀM VÀ… GIẬM CHÂN TẠI CHỖ

Dù TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở thành vùng động lực trong tứ giác phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ, chiếm 45% tổng khối lượng hàng hoá và 60% tổng số lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông kết nối là một trong những điểm nghẽn làm làm hạn chế sự phát triển của vùng này.

Cụ thể, tại vùng đô thị TP. HCM, rất nhiều dự án mang tính liên kết vùng thực hiện khá là chậm. Chẳng hạn, dự án kết nối TP. HCM với Bình Dương qua Quốc lộ 13, hay nối kết qua xa lộ Hà Nội lên Đồng Nai, Biên Hòa… được tiến hành khá chậm.

Lý giải về điều này, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, sở dĩ tồn tại điểm nghẽn này là do chưa có cơ chế đặc thù cho Vùng để tạo sự đột phá: “Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường thuỷ … không chỉ là các công trình mà cần mở rộng hơn là cơ chế, mô hình để triển khai.

Thời gian vừa qua, không thực hiện đạt được mục tiêu quy hoạch là do hạn chế về nguồn vốn mà cơ chế, mô hình quan trọng. Nếu không nghiên cứu vấn đề này thì không dám đặt mục tiêu cao, cũng không dám nói là mạng lưới đường sắt kết nối vùng, không dám đẩy nhanh các tuyến đô thị, hay đường sắt TP HCM - Cần Thơ..”.

Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ TP.HCM

Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ TP.HCM

Ông Đào Ngọc Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải cho rằng, việc phân bổ giao thông cho toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa hợp lý, kết nối giao thông yếu và còn rời rạc, dựa vào đường bộ là chính và cũng mới chỉ có giao thông Quốc lộ hiện hữu. Một số hướng kế nối giữa các tỉnh thuận tiện hướng này, nhưng lại bất tiện hướng kia.

Đường sắt quốc gia hiện chỉ có duy nhất tuyến Bắc – Nam đi qua Đồng Nai, Bình Dương và kết thúc tại ga Hoà Hưng – TP HCM với tốc độ chạy tàu thấp, giao cắt đồng mức nhiều, và gần như bị “bỏ rơi”. Đầu mối hàng không toàn vùng tập trung tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dẫn đến tình trạng quá tải:

"Hiện nay đường cao tốc mới hai tuyến là TP.HCM - Long Thành - Giầu Dây và TP.HCM - Trung Lương. Các tuyến khác chưa được đầu tư. Đây là điểm nghẽn, dẫn đến cửa ngõ vào TP rất khó khăn, kết nối các tỉnh với TP cực kỳ khó khăn. Đi từ các tỉnh về TP mất nhiều thời gian. Các đường QL hướng tâm nhiều đường chưa đúng quy hoạch nên gây ra các điểm nghẽn".

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, kết nối vùng giữa Đồng Nai – TP HCM có đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; tuy nhiên, một số điểm kết nối còn chưa phát huy được lợi thế: "Có một điểm đã yêu cầu đưa vào quy hoạch rất lâu; nhưng về phương thức để thống nhất các điểm kết nối còn chưa xong. Đó là điểm tàu Cát Lái".

Theo đánh giá chung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng do thiếu phối hợp trong công tác quy hoạch giữa các địa phương, bài toán liên kết vùng chưa được giải quyết, ảnh hưởng đến năng lượng cạnh tranh của cả vùng.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ TRONG PHÁT TRIỂN LIÊN VÙNG

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với KTS Ngô Viết Nam Sơn 

PV: Theo ông thì mô hình Ủy ban hoặc chính quyền liên vùng giải quyết vấn đề gì trong phát triển liên vùng, cả giao thông và các đô thị?

KTS Ngô Viết Nam Sơn: Chúng ta đã làm được 2 kỳ là quy hoạch vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới nay quy hoạch này duyệt xong rồi để đó thôi, chúng ta thiếu cái chính quyền vùng. Chính quyền vùng này gọi nôm na là nó sẽ có đại diện của lãnh đạo các tỉnh thành, cũng như đại diện của Trung ương, để đưa ra những quyết sách, những chiến lược phát triển, cũng như thực hiện các dự án mang tính liên kết, nối kết của nhiều tỉnh thành với nhau.

Cho đến hiện nay thì chúng ta chưa thật sự có chính quyền vùng, có thì cũng mang tính ước lệ thôi, chưa thật sự hiệu quả.

Rất hy vọng đây là thử thách mà sắp thới chúng ta sẽ có sự đầu tư cơ sở pháp lý để chúng ta thành lập vùng, trong đó Chủ tịch thì có thể làm luân phiên và điều hành những dự án rất cụ thể và nó mang tính chất là các kết nối, liên kết của các tỉnh, thành vùng đô thị với nhau và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho từng tỉnh thành cũng như cho cả vùng đô thị và xa hơn là đóng góp cho kinh tế của Việt Nam.

Vùng TP.HCM

Vùng TP.HCM

PV: Để thực hiện mô hình như ông vừa nêu thì cần những điều kiện gì?

KTS Ngô Viết Nam Sơn: Đầu tiên chúng ta cần có một chiến lược phát triển đô thị và nó nằm trong quy hoạch tổng thể quốc gia. Như vậy, định hướng này nó sẽ định ra vai trò của các tỉnh thành trong việc phát triển chung, có sự phân công về kinh tế xã hội để làm sao đem lại hiệu quả cộng hưởng lớn nhất.

Chúng ta cần có chính sách phát triển vùng, đặc biệt là trên nền tảng là cơ sở pháp lý. Chúng ta cần thành lập và củng cố chính quyền chính quyền vùng.

Như vậy là mỗi dự án liên kết vùng đều là tính đến lợi ích chung của từng tỉnh, thành mà dự án đi qua, cũng như lợi ích chung của toàn vùng đô thị TP. HCM. Đứng trên góc độ đó thì sẽ cân đối được lợi ích chung, lợi ích riêng, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của người dân.

Nếu mình làm được những chuyện như thế này thì tôi tin chắc rằng là cái kinh tế của các tỉnh, thành trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

PV: Xin cảm ơn ông

Cửa ngõ phía đông TP.HCM

Cửa ngõ phía đông TP.HCM

CÓ NÊN THÀNH LẬP CHÍNH QUYỀN GIAO THÔNG VÙNG

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

PV: Thưa ông, một số ý kiến đang đề xuất nên thành lập chính quyền giao thông vùng. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Đặng Huy Đông: Đã nói đến chính quyền hay tư lệnh, ta phải nói đến thẩm quyền. Thẩm quyền để làm gì? Phải làm rõ ra. Muốn bàn đến chuyện liên kết giao thông vùng thì trong quy hoạch Quốc gia và quy hoạch vùng nó đã có quy hoạch ra cái liên kết đó rồi.

Lúc làm quy hoạch người ta đã xác định đâu là những tuyến đường giao thông liên vùng. Xong ra quy hoạch rồi thì chủ đầu tư là cấp nào thì ở đấy người ta có trách nhiệm với việc đấy. Còn nếu chỉ huy cho toàn bộ công trình đấy đi từ A đến Z thì trước hết là chủ đầu tư là họ chịu phần đấy. Còn tính kết nối mang tính kỹ thuật thì đã nằm trong cái thiết kế của cả con đường đấy rồi.

Con đường vành đai chạy qua 3 tỉnh chẳng hạn, thì cái thiết kế của con đường ấy chỉ có một tư vấn thôi, nó thống nhất tất cả vào đấy rồi. Hoặc ít nhất vẽ tuyến đường nó phải như thế, cấp tuyến đường phải như thế, tiêu chuẩn đường nằm hết ở đấy rồi. Còn tiêu chuẩn, chất lượng thì là Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng rồi.

Còn nguồn vốn, nếu đã phân theo địa phương thì là do các địa phương người ta làm chủ, thì ông tư lệnh điều hành đè lên quyền của địa phương người ta à? Đâu có được. Mở thêm một bộ máy như thế, ông đứng chơi vơi, chả có quyền lực thực sự, bởi vì người cầm tiền là người có quyền, còn ông tư lệnh đấy có trách nhiệm gì đâu.

PV: Thực tế có một số dự án xảy ra tình trạng nơi này làm nhanh, nơi kia làm chậm, có dự án mỗi địa phương đầu tư mọt kiểu, không phát huy hết được tác dụng của các cơ sở hạ tầng này…?

Ông Đặng Huy Đông: Giải quyết cái đấy nó là trong quy hoạch, chứ không phải ông tư lệnh làm được cái đấy. Trong quá trình làm quy hoạch đã phải tính toán, con đường này nó phải gắn với cả, thì nó mới hiệu quả. Trong quy hoạch cũng xác định nguồn vốn và tiến độ, nó xác định hết rồi. Còn mỗi nơi làm một kiểu thì vẫn là ông chủ dự án ở đấy, và ông phải tóm ông đấy.

Tôi cho rằng để thay ông ấy, với mỗi dự án lớn, liên vùng, chúng ta có một website, công khai lên đấy. Và cái này là trong quyền lực của Bộ quản lý ngành và của Thủ tướng, trong đó cập nhật thường xuyên, hang tháng về tiến độ, khối lượng, về các công việc đều bóc tách hết, trong quản lý dự án là có tất cả những yêu cầu đấy để cho xã hội biết.

Cuối cùng là gì? Tôi cho rằng nếu công khai ra thì cũng thể hiện năng lực điều hành, quản lý của mỗi chính quyền và từng địa phương đấy.

Như vậy báo chí, dư luận các thứ biết thì tôi tin rằng hiệu lực, hiệu quả rất cao và cũng là tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là xây dựng Chính phủ điện tử, đưa công nghệ thông tin vào và tôi cho rằng trong trường hợp quản lý như thế này, đưa như thế là tốt nhất.

PV: Xin cảm ơn ông.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.