Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Sao tiền để gửi tiết kiệm mà không đưa được vào sử dụng?

Trọng Điển - Nhất Hoàng - Nguyễn Sửu: Thứ sáu 24/03/2023, 14:49 (GMT+7)

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 58 km, tổng vốn hơn 31.300 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 5 năm, tạo trục nối hai vùng Đông-Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc TP.HCM. Tuy nhiên, dù khởi công 9 năm trước nhưng đến nay, dự án vẫn dang dở do vướng mắc về vốn đầu tư và thủ tục pháp lý.

Mới đây đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ về dự án này nhằm sớm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để công trình tiếp tục thi công trở lại, góp một tuyến cao tốc huyết mạch phục vụ sự phát triển của khu vực Tây Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung.

Tại công trường cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn giao nhau với quốc lộ 50 (thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM), nhiều thiết bị máy móc đang trong tình trạng rỉ sét, hư hỏng, xung quanh vật liệu thi công nằm ngổn ngang và cỏ dại phủ kín.

Gần đó là các đường gom, hầm chui qua khu dân cư cũng đang dang dở. 2 cầu dẫn từ tuyến quốc lộ lên cao tốc nằm trơ trọi, nhiều đoạn bê-tông xám xịt vì phơi nắng mưa lâu ngày.

Đây là công trình trọng điểm nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các tỉnh/thành phố trong khu vực. Đặc biệt là các doanh nghiệp, người dân có thể nói là rất sốt ruột: 

"Tôi thấy lãng phí lắm, thứ nhất để như thế là lãng phí và xuống cấp trầm trọng rồi lại làm mới lại thì lãng phí của nhà nước mình. Để lâu lắm rồi, nó xuống cấp và nó mất thẩm mỹ lắm. Mong là khởi hành làm lại thì mong muốn làm đâu đó nó vào quy trình”.

"Máy móc các thứ, thiết bị vẫn còn đầy trên bãi. Chúng tôi là công nhân của công ty cũng rất là mong muốn nhà nước làm sao khẩn trương đưa vốn cho các nhà thầu để hoàn thành nốt những giai đoạn còn lại".

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn giao nhau với quốc lộ 50 (thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM), nhiều thiết bị máy móc đang trong tình trạng rỉ sét, hư hỏng, xung quanh vật liệu thi công nằm ngổn ngang và cỏ dại phủ kín.

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn giao nhau với quốc lộ 50 (thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM), nhiều thiết bị máy móc đang trong tình trạng rỉ sét, hư hỏng, xung quanh vật liệu thi công nằm ngổn ngang và cỏ dại phủ kín.

Tình trạng công trình “đắp chiếu”, thiết bị vật tư nằm phơi nắng mưa cũng diễn ra tại đoạn cao tốc qua huyện Cần Giờ, thậm chí là  nhiều thiết bị như trụ đèn chiếu sáng, dây điện, tấm lưới dải phân cách đã bị mất cắp.

Theo Thạc sỹ Nguyễn Văn Tâm (Trường Đại học Văn Lang) nếu cứ để công trình ngưng thi công kéo dài thì sẽ gây sự lãng phí và nguy cơ xuống cấp khi chưa được đưa vào sử dụng, đặc biệt là về vấn đề sắt thép: “Nếu mà chúng ta tái khởi động lại thì chắc chắn là phải có 1 giai đoạn đánh giá lại chất lượng của công trình để thẩm định lại coi hiện trạng của nó như thế nào và điều đó tốn rất nhiều các chi phí. Và đây là 1 trong những cái việc mà nó gây lãng phí và làm cho chi phí của công trình này nó sẽ đội lên”.

Nguyên nhân chậm tiến độ của dự án chủ yếu là do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) không có nguồn vốn chủ sở hữu để đưa vào dự án theo quy định. Mặc dù VEC, Bộ Giao thông vận tải cùng với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất dùng nguồn thu phí do VEC quản lý để tự cân đối vốn, tiếp tục thi công dự án.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính không đồng tình vì cho rằng nguồn thu phí mà VEC đang quản lý thuộc sở hữu nhà nước, không phải vốn chủ sở hữu riêng VEC. Vì vậy, không có cơ sở cho VEC tự lấy để làm vốn đối ứng.

Vừa qua, khảo sát thực tế công trường dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, đang tồn tại một sự vô lý khi tiền nhàn rỗi của VEC thì đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng, trong khi công trình quan trọng lại trì trệ nhiều năm, không có tiền làm.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương thực hiện dự án, tính đến nguồn vốn của các nhà tài trợ ảnh hưởng đến tiến độ dự án; cơ chế sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của VEC để làm vốn đối ứng, vốn đầu tư cho dự án: 

“Bây giờ rõ ràng là vốn ODA để Chính phủ vay để cho VEC vay lại là không được, không được rồi thì phải có phương án nào chứ? Có 2 phương án, 1 phương án là ta phải đàm phán với các đối tác phát triển.

Phương án 2 là ta sử dụng ngân sách của ta, cơ chế thế nào, đề xuất thế nào. Cái thứ 3 nữa là phải đưa ra 1 giải pháp chung trên toàn tuyến này về giải pháp kỹ thuật để mình tăng tốc lên. Còn việc nào của Chính phủ thì Chính phủ sẽ lo, còn việc nào của Bộ Giao thông, Bộ Giao thông lo”.

Khảo sát thực tế công trường dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, đang tồn tại một sự vô lý khi tiền nhàn rỗi của VEC thì đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng, trong khi công trình quan trọng lại trì trệ nhiều năm, không có tiền làm

Khảo sát thực tế công trường dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, đang tồn tại một sự vô lý khi tiền nhàn rỗi của VEC thì đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng, trong khi công trình quan trọng lại trì trệ nhiều năm, không có tiền làm

Theo ông Phạm Hồng Quang - Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, chủ đầu tư dự án) hiện nay tổng khối lượng thi công toàn bộ 11 gói thầu xây lắp đạt 81%. Hiện VEC đang đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu mới thi công phần công việc còn lại, dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà thầu trong tháng 3/2023 để huy động ngay từ tháng 4/2023: 

“Trước khi tái khởi động, VEC cùng hội đồng kiểm tra nhà nước và các đơn vị kiểm định sẽ kiểm định lại tất cả các công trình còn đang dang dỡ và đây là điều kiện kiên quyết để cho các nhà thầu sau này làm cái tiền đề để thi công và chúng tôi cam kết đáp ứng đảm bảo chất lượng của dự án với tiêu chuẩn của đường cao tốc. 

Khối lượng còn lại của dự án này còn 1 khối lượng lớn nhất là thi công nhịp chính của cầu Phước Khánh, có nhịp dài 300 mét.

Và ngoài ra, là thi công toàn bộ những phần mặt đường trên chính tuyến của phần phía Tây. Cũng như là các nhà thầu mà tuyên bố chấm dứt hợp đồng, không tiếp tục hoàn thiện dự án thì hiện nay, chúng tôi cũng đã đấu thầu lại và kết quả lựa chọn nhà thầu đã được gửi qua nhà tài trợ để xem xét, phê duyệt”.

Để tháo gỡ vướng mắc cho dự án, Bộ GTVT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trong đó có nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/9/2025, gia hạn Hiệp định vay JICA lần 2 đến ngày 31/12/2025.

Bộ GTVT cũng trình phương án điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, cơ chế tài chính đối với từng nguồn vốn.

Gần 4 năm qua, sau khi hoàn thành được khoảng hơn 80% khối lượng, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành nằm im lìm, bất động

Gần 4 năm qua, sau khi hoàn thành được khoảng hơn 80% khối lượng, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành nằm im lìm, bất động

Để khu vực phía Nam có thêm thật nhiều những con đường, cây cầu

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành là điển hình của sự chậm trễ trong việc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm ở nước ta nhiều năm qua. Dự án theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2019, sau khi khởi công năm 2014. Nhưng gần 4 năm qua, sau khi hoàn thành được khoảng hơn 80% khối lượng, dự án nằm im lìm, bất động.

Ở nhiều nơi, công trình hoang vắng, sắt thép hoen gỉ; thiết bị cầu, lan can một số chỗ bị lấy cắp. Công trình chục ngàn tỷ nằm phơi mưa, phơi nắng, không người trông coi, sửa chữa. Trong khi toàn bộ khu vực phía Nam xe cộ rồng rắn, chen chúc, ách tắc, nhiều lúc tê liệt  vì thiếu đường, thiếu cầu.

Kinh tế của khu vực dù đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quốc gia; có vai trò dẫn dắt và là động lực cho kinh tế đất nước nhưng đường sá, nhất là đường cao tốc thì quá ít ỏi và gần như chậm phát triển nhất so với nhiều vùng.

Đây là  một nghịch lý mà ai cũng nhìn thấy. Cao tốc Bến Lức- Long Thành từng là kỳ vọng để giúp người dân phía Nam giải tỏa phần nào cơn khát cao tốc.

Thế nhưng sự thiếu quyết tâm và lúng túng trong phối hợp của nhiều bên đã khiến cho công trình ngừng thi công vài năm qua; tiền của bỏ ra xây dựng mà không sao phát huy được tác dụng, mới thấy xót xa. Với công trình này, Quốc hội, Chính phủ đã nhiều lần ra văn bản yêu cầu, thúc giục, tìm cách tháo gỡ để công trình sớm thi công trở lại.

Người dân và doanh nghiệp mong mỏi lúc này chính là các bên liên quan đừng có hứa mà hãy xắn tay vào làm

Người dân và doanh nghiệp mong mỏi lúc này chính là các bên liên quan đừng có hứa mà hãy xắn tay vào làm

Song giữa các bộ, ngành và các bên liên quan không tìm được tiếng nói thống nhất nên công trình cứ im lìm, không chuyển động như thách thức sự chờ đợi của người dân và doanh nghiệp. Mới đây, đích thân Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát công trình.

Sau khi nghe chủ đầu tư là Tổng Công ty đường cao tốc Việt Nam( VEC), Bộ Giao thông Vận tải và các bên báo cáo,Phó Thủ tướng nhắc nhở công trình chậm trễ và ngưng thi công như hiện nay có trách nhiệm của chủ đầu tư và Bộ, ngành liên quan.

Đồng thời ra kết luận, yêu cầu các bên phải thực hiện các kế hoạch trình Chính phủ tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về tài chính, cơ chế. Đảm bảo công trình phải sớm được thi công trở lại và đưa vào sử dụng trước hạn đinh 30/9/2005 như kế hoạch.

Rõ ràng, suốt thời gian dài vừa qua, việc chuyển giao giữa chủ đầu tư ( Tổng Công ty đường Cao tốc Việt Nam-VEC) từ Bộ Giao thông Vận tải sang Ủy Ban quản lý Vốn nhà nước quản lý đã làm chia cắt, xáo trộn phần nào quá trình thi công công trình.

Vì chuyển đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư đã lúng túng trong quá trình đàm phán vay vốn cũng như thanh quyết toán cho các nhà thầu. Khiến nguồn vốn vay, vốn đối ứng bị ngưng trệ; nhiều nhà thầu đình công hoặc rút lui; thậm chí còn đâm đơn kiện ra trọng tài quốc tế.

Chưa kể các đề xuất của đơn vị và Bộ Giao thông Vận tải đều không được Bộ Tài chính chấp thuận nên không sao xoay chuyển được tình thế. Công trình cứ thế ngưng thi công hết năm này qua năm khác.

Người dân và doanh nghiệp mong mỏi lúc này chính là các bên liên quan đừng có hứa mà hãy xắn tay vào làm. Hy vọng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ; có chỉ rõ đường đi, nước bước bằng văn bản, Nghị quyết cụ thể, chi tiết với chủ đầu tư và các bộ, ngành liên quan, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sớm khởi động trở lại.

Về đích nhanh hơn để được đưa vào sử dụng. Để khu vực phía Nam có thêm thật nhiều những con đường, cây cầu; từ đó thúc đẩy cho kinh tế cả vùng vượt lên; đóng góp quyết định vào sự tăng trưởng của cả nước.

Trọng Điển - Nhất Hoàng - Nguyễn Sửu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạnh phúc trong khó khăn

Hạnh phúc trong khó khăn

Có một ngôi trường nằm ở quận đông dân nhất cả nước, học sinh phần lớn là con em gia đình công nhân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng từ đầu năm 2024, ngôi trường này đã được trang bị ti vi thông minh và kết nối internet, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

Sau phản ánh của Kênh VOV Giao thông về câu chuyện “quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP.HCM, ngay sau đó Kênh VOV GT đã gửi công văn đến UBND TP Thủ Đức để tiếp tục yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề tồn tại ngôi trường này.

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

Đến nay vẫn còn không ít người tỏ ra băn khoăn, chưa đồng thuận vì mức giá đền bù “chưa sát với thị trường”, các phương án định giá nhà ở đất ở chưa phù hợp hay địa điểm tái định cư còn xa… Các ý kiến này cần được lắng nghe, tiếp thu một cách cầu thị, thấu đáo từ các ngành chức năng.

Những chiếc giỏ xe

Những chiếc giỏ xe

Nếu như trên phố chính, xe đạp chủ yếu phục vụ người đi thể dục, đi chơi, đi làm ở quãng đường ngắn, hoặc chở hoa quả rong…thì trên những đường phố nhỏ hơn, nó là bạn đồng hành đến trường của con trẻ. Nhưng điều thú vị không nằm ở chiếc xe, mà ở những chiếc giỏ xe – những chiếc giỏ lộn ngược.

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Câu chuyện thời sự lớn nhất trong những ngày này chính là cuộc cách mạng tinh giản bộ máy theo tinh thần của Tổng bí thư Tô Lâm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Tinh thần đó cần được cụ thể hóa như thế nào?

Quản hoa quả vỉa hè, đồ ăn thức uống khác thì sao?

Quản hoa quả vỉa hè, đồ ăn thức uống khác thì sao?

Như VOV Giao thông đã đề cập, TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây, nhằm xóa bỏ những điểm kinh doanh tự phát tại vỉa hè, lòng đường không đảm bảo an toàn thực phẩm.