Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cần quy định cụ thể bộ tiêu chuẩn phân loại cảng

Hoàng Hà: Thứ hai 22/08/2022, 17:11 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý, Bộ GTVT đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Mục tiêu của dự thảo là hướng tới cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải gồm có 6 Điều, sửa đổi 16 thủ tục hành chính quy định tại 5 Nghị định.

Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70 về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. Theo đó, người được giao phụ trách lĩnh vực này phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ thuật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành tối thiểu 3 năm, thay vì 5 năm như trước đây. 

Điều 2, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển. Trong đó, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển, doanh nghiệp cảng có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi trực tuyến qua Cổng dịch vụ công hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam. Qua đó giúp giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 3, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29 quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, giảm bớt chi phí khi thực hiện.

Điều 4, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải. Theo đó, bổ sung hình thức gửi trực tuyến qua Cổng dịch vụ công đối với các thủ tục: Công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng; công bố đóng/mở bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời...

Điều 5, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05 về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. 

Dự thảo Nghị định đã thể hiện được các phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải. Hiện nay, Bộ GTVT đang rà soát để phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo xu hướng phân cấp từ cấp trung ương về địa phương hoặc từ Bộ về các Cục quản lý chuyên môn, giảm các tầng nấc trong giải quyết thủ tục hành chính, điều này sẽ góp phần đơn giản hóa và giảm chi phí cho doanh nghiệp. 

Đơn giản hóa thủ tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hải (ảnh minh họa: laodong.vn)

Đơn giản hóa thủ tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hải (ảnh minh họa: laodong.vn)

Những sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải sẽ tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này? PV VOV Giao thông phỏng vấn ông Hoàng Hồng Giang, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

PV: Xin ông cho biết những điểm mới, nổi bật trong Dự thảo Nghị định này?

Ông Hoàng Hồng Giang: Nghị định sửa đổi theo đúng phương án cắt giảm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại 5 nghị định, gồm 9 yêu cầu và 5 thủ tục hành chính.

Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng hải chúng tôi đang triển khai cung cấp 42 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. 

Tại 5 nghị định sửa đổi có 16 thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Để đáp ứng yêu cầu, Cục Hàng hải VN đã rà soát và đề nghị sửa đổi 11 thủ tục hành chính, ngoài quy định của Quyết định 1977. 

PV: Một trong những mục tiêu khi sửa NĐ này, đó là hướng tới cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ông có thể phân tích cụ thể hơn những sửa đổi, bổ sung Nghị định số 70 về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải?

Ông Hoàng Hồng Giang: Về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải theo hướng cắt giảm điều kiện năng lực chuyên môn của người được giao phụ trách lĩnh vực từ 5 năm xuống 3 năm; giảm kinh nghiệm hoạt động cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách các bộ phận để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Với 3 năm làm việc trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải, người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản có kinh nghiệm nhát định trong quản lý. 

Sự thay đổi này sẽ tạo sự cạnh tranh công bằng cho các cá nhân, người lao động của doanh nghiệp; đồng thời phương án cắt giảm, đơn giản hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động và DN.

PV: Về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển, dự thảo quy định theo hướng nào?

Ông Hoàng Hồng Giang: Về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển, dự thảo nghị định quy định theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sớm hoạt động kinh doanh sau khi đầu tư cảng biển cũng như thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. 

Cụ thể, giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 10 ngày làm việc xuống còn 7 ngày đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh  doanh khai thác cảng biển. Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 5 ngày làm việc xuống còn 3 ngày đối với thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.

Nội dung này tạo điều kiện cho DN sớm hoạt động kinh doanh sau khi đầu tư cảng biển. 

Về hình thức nộp và trả hồ sơ chúng tôi bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, tạo thuận lợi tối đa cho người làm thủ tục. Về giấy tờ tài liệu kèm theo, chúng tôi bổ sung hình thức có thể chấp nhận bản sao điện tử, bản sao có chứng thực bản chính, bản sao điện tử từ sổ gốc, đảm bảo thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh họa (baogiaothong.vn)

Ảnh minh họa (baogiaothong.vn)

Những sửa đổi trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải chưa xứng tầm với một chính sách mang tầm Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt chưa trú trọng đến nội dung cốt lõi của chính sách và những điều chỉnh cần thiết nhằm phát triển lĩnh vực hàng hải.

Đó là chia sẻ của Chuyên gia hàng hải Trương Văn Thái khi trao đổi với PV VOV Giao thông về dự thảo nghị định này, mời quý vị cùng lắng nghe. 

PV: Ông nhận định thế nào về những nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo nghị định lần này?

Ông Trương Văn Thái: Trong dự thảo cứ lặp đi lặp lại về cách thức gửi công văn trình duyệt, tầm cỡ một nghị định của Chính phủ nên bỏ qua thứ đó đi. Tức là thời buổi ngày nay là thời đại thông tin rồi, không nên tư duy như vậy, không cần quá nặng nề về việc ấy.

Cụ thể, liên quan đến người quản lý hàng hải yêu cầu phải là kĩ sư kinh tế hoặc kỹ thuật và kinh nghiệm 3 năm cũng lặp đi lặp lại nhiều chỗ.

Thiết nghĩ nghị định mới cần phải sửa theo hướng tổng hợp hơn, chứ không phải nghị định điều chỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, dường như người ta hướng vào chuyện bổ nhiệm cán bộ sao cho dễ thôi. 

PV: Về vấn đề công bố luồng hàng hải, theo ông quy định như dự thảo đã phù hợp hay chưa?

Ông Trương Văn Thái: Khoản 4 điều 13 về công bố luồng hàng hải, hiện nay đã giao cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải quản lý về luồng hàng hải.

Vì thế chỉ trừ những luồng mới đào, Cục Hàng hải sẽ quy định những loại luồng nào sẽ bao gồm những tiêu chuẩn sâu, rộng, dài, độ dốc độ cua và độ cong bao nhiêu, cho loại tàu cỡ nào?

Ví dụ, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc đang quản lý những luồng hiện có như luồng biển Hải Phòng, bây giờ chỉ sửa chữa, duy tu cải tạo, phục hồi lại chuẩn tắc luồng theo đúng chuẩn tắc mà Cục đã yêu cầu.

Vì thế nên để cho họ có một cái quyền công bố và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bây giờ Cục lại bắt DN nộp hồ sơ hoàn công, rồi trình duyệt cục đồng ý thì mới được công bố, hóa ra Cục bây giờ đi làm cho các DN?

Thiết nghĩ nếu không sửa thì thôi, chứ đã sửa thì nên sửa theo hướng cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên quản lý chuyên ngành, quy định chung thôi, còn lại để doanh nghiệp phía dưới họ làm. 

PV: Thưa ông, cần tiêu chuẩn hóa các điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển thế nào?

Ông Trương Văn Thái: Về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển hiện nay chúng ta chưa làm được, nước mình khác các nước, DN cảng nào cũng bốc được hàng container và bốc được hàng bách hóa, miễn là cứ bốc được từ dưới nước lên bờ là bốc, không quan tâm đến việc bốc bằng thiết bị gì và quản lý ra sao.

Việt Nam nên học theo các nước, để được gọi là một cảng container thì điều kiện tối thiểu là gì hoặc cảng bốc xếp hàng rời, hàng dầu khí hóa lỏng thì phải có hệ thống đường ống thế nào, lối vào cảng ra sao? 

Một là điều kiện hạ tầng, gồm chiều dài cầu tàu, độ sâu, sức chịu đựng của cầu tàu cho tàu cập được bao nhiêu tấn; điều kiện về luồng tàu kết nối với cảng về mặt tiền phương, tức là nối ra biển; điều kiện nữa là đường bộ và đường sắt có tiếp cận được cảng hay không? 

Về mặt kỹ thuật phải có đủ số lượng tối thiểu các cần cầu phù hợp với loại hàng đấy, ví dụ cảng container chẳng hạn ít nhất phải có một đôi cần cẩu container, tức là quy định điều kiện tối thiểu về mặt thiết bị đối với một cảng chuyên dùng; điều kiện tối thiểu về mặt nhân lực, tài chính… 

Nếu như ra được một bộ tiêu chí về điều kiện, yêu cầu tối thiểu để thiết lập một bến cảng chuyên môn nào đó, khi đã có một bộ tiêu chuẩn quy định phân loại cảng theo chuyên môn, đấy chính là điều kiện ban đầu, cơ bản để kinh doanh.

Hiện nay mình chưa quy định như vậy, các cảng cứ tranh cướp nhau tàu, tranh cãi nhau ông này cẩu đắt ông kia cẩu rẻ, nhưng nhà nước không điều chỉnh được. 

PV: Xin cảm ơn ông.

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải; thúc đẩy thương mại điện tử, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số là những mục tiêu mà Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải hướng tới.

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông Vận tải.  

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trên FM 91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast  dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google Podcast.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.