Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

An toàn bữa ăn bán trú: Quá nhiều đầu mối liệu có khó quản?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 16/12/2022, 22:23 (GMT+7)

Năm 2018, một vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra ở Ninh Bình khiến hơn 300 học sinh phải nhập viện làm xôn xao dư luận. Sau 5 năm, vụ ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang với 600 học sinh và giáo viên bị ảnh hưởng, một học sinh thiệt mạng. Mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Điều đáng nói, giám sát chất lượng bữa ăn bán trú không chỉ cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm Thành phố, cấp huyện, mà còn cơ quan y tế, giáo dục, nhà trường, Hội Phụ huynh… nhưng những vụ ngộ độc thực phẩm bữa ăn bán trú vẫn xảy ra.

Các cơ quan, đơn vị đang giám sát an toàn thực phẩm với bữa ăn bán trú ra sao? Và làm thế nào để việc quản lý chất lượng bữa ăn bán trú ngày càng hiệu quả?

Tọa đàm với chủ đề: An toàn thực phẩm bữa ăn bán trú - Quá nhiều đầu mối liệu có khó quản?, trực tiếp lúc 12h30 - 13h30, thứ Sáu, ngày 16/12/2022 trên FM91 và vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các vị khách mời: TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam và ông Lưu Đức Du - Phó trưởng Phòng Phòng giám sát ngộ độc thực phẩm và thông tin truyền thông, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế.

Nhiều băn khoăn khi liên tiếp xảy ra ngộ độc sau bữa ăn bán trú

Anh Bùi Văn Tùng, ở Đống Đa, Hà Nội- một phụ huynh có 2 con đang học tiểu học cho biết, sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, dù vẫn cho con ăn bán trú, song vợ chồng anh không còn sự lựa chọn nào khác:

"Sau đợt vừa rồi mình cũng rất hoang mang vì không biết mình đã giao trách nhiệm tới nhà trường thì không biết các con mình ăn uống như nào?".

Cùng tâm trạng, anh Nguyễn Văn Toàn, ở Hà Đông, Hà Nội cũng luôn thấp thỏm khi cho con ăn bán trú, bởi vợ chồng anh đi làm cả ngày, không thể đón con về nhà ăn trưa. Nếu có thắc mắc với nhà trường thì cũng chỉ nhận được thông báo về quy trình kiểm tra, chứ không được trực tiếp tham gia giám sát:

"Nó sẽ gây ra một sự hoang mang cho phụ huynh, đặc biệt là các em nhỏ, các e nhỏ sẽ không còn được tự tin khi ăn uống tại trường nữa".

Dù lo lắng, song nhiều phụ huynh vẫn buộc phải cho con ăn bán trú vì không thể đưa đón buổi trưa, một số trường hợp khác  phải chuẩn bị cơm trưa cho con mang đi học. Một số phụ huynh cho biết, chỉ có như vậy mới khiến họ yên tâm cho con tới lớp:

"Về thực phẩm bẩn thì trên thị trường rất nhiều, tràn lan nên để kiểm soát chất lượng nguồn thực phẩm cũng rất khó. Có nhiều thông tin mình cũng đã biết nhưng đấy cũng là những mối lo ngại của các phụ huynh, không chỉ riêng mình tôi mà có thể rất nhiều người".

"Cũng khá lo lắng về tình hình ăn uống hay sinh hoạt của các con ở trường, rất mong nhà trường có các chế độ ăn phù hợp cho các con hoặc như thế nào thì các phụ huynh cũng cần được biết".

Ảnh: Hanoimoi

Ảnh: Hanoimoi

Nói về băn khoăn của phụ huynh trước nỗi lo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, nỗi lo của phụ huynh là hoàn toàn chính đáng, bởi dù thực phẩm được mua về có đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ nhiễm độc có thể đến từ quá trình bảo quản, chế biến, phân phối thực phẩm… Chỉ một khâu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể ảnh hưởng tới các cháu

"Ngộ độc tập thể là một ngộ độc mà hiện nay rất đáng báo động, đặc biệt là ở các trường. Trẻ con cơ thể còn yếu, chỉ cần bị ngộ độc là sẽ bị. Cho nên các trường có nguy cơ rất nhiều nếu như không được quản lý cho tốt về an toàn thực phẩm cho tốt thì các cháu bị ảnh hưởng rất lớn", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Theo một tài liệu mới đây do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, năm học 2019 – 2020, cấp tiểu học mới chỉ khoảng 5.000/15.000 trường tổ chức bữa ăn học đường cho học sinh, trong đó có hơn 3.300 trường học có bếp ăn, hơn 700 trường dùng suất ăn công nghiệp.

Tuy vậy, có tới gần 40% số trường có bếp ăn tập thể, căng tin chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ảnh: SKĐS

Ảnh: SKĐS

Cần làm gì để tăng cường giám sát chất lượng bữa ăn bán trú?

Để kiểm soát VSATTP đối với bữa ăn bán trú trên địa bàn Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Ánh Nguyệt, Phó Chi cục trưởng Chi Cục ATVSTP Hà Nội cho biết, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng thí điểm mô hình “Kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể trường tiểu học thuộc 5 quận, 5 huyện” và yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn hướng dẫn các trường có tổ chức ăn bán trú tuân thủ nghiêm các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.

Đồng thời, qua kiểm tra 215 bếp ăn trường học, Chi cục ATVSTP Hà Nội phát hiện hơn 13% số bếp ăn tập thể chưa đạt các tiêu chí theo quy định. Bà Nguyễn Ánh Nguyệt cho biết, các vi phạm chủ yếu là: sắp xếp khu vực chế biến chưa phù hợp, một số nhân viên còn đeo đồ trang sức trong khi chế biến thực phẩm...

"Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các bếp ăn tập thể trường học cũng tiếp tục được tăng cường, kiểm tra chặt chẽ các tiêu chí mà pháp luật đã quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể hướng tới việc truy xuất tận gốc nơi nuôi trồng, giết mổ, thu hái, đánh bắt và đặc biệt là sẽ xử lý nghiêm với những vi phạm về ATTP".

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, việc giám sát chất lượng ATTP bữa ăn bán trú phụ thuộc khá nhiều vào người đứng đầu trường học, cần giao cho người có trách nhiệm, kiểm tra, giám sát thường xuyên để có biện pháp quản lý hiệu quả:

"Có 2 nhiệm vụ, một là giám sát, bởi vì với những bếp ăn lớn như vậy thì anh phải đặt vấn đề với cơ quan giám sát thường xuyên, giám sát từ nơi cung cấp thực phẩm. Thứ 2 là kiểm tra định kỳ hoặc bất thường về an toàn thực phẩm đối với những bếp ăn".

PGS.TS Tạ Thị Thu Thủy, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Mở Hà Nội cho rằng, bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát, cần có quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn. Bởi, chỉ có cơ quan chuyên môn mới có đủ khả năng đánh giá hết các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

"Chúng ta phải có quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, được tuân thủ rất ngặt nghèo và chúng ta phải có những cán bộ rất chuyên trách để kiểm soát và thực hiện chính xác quy trình vệ sinh an toàn, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, quy trình chế biến thực phẩm, quy trình bảo quản và phân phối thực phẩm đến nơi tiêu dùng…"

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lại cho rằng cần thu gọn đầu mối, quy rõ trách nhiệm cơ quan quản lý chất lượng VSATTP bữa ăn bán trú:

"Phải thu gọn đầu mối, trao cho họ quyền lực, trao cho họ trách nhiệm, nếu xảy ra thì anh phải chịu trách nhiệm. Đương nhiên đối với học sinh tiểu học thì có 2 đầu mối, đầu mối chịu trách nhiệm ATTP thì nó khác, nhưng đầu mối đi mua thực phẩm, ký hợp đồng thì nhà trường phải chịu trách nhiệm, hiệu trưởng chứ không phải ai khác.

Đầu mối kiểm soát thực phẩm thì chỉ một đầu mối thôi, trao cho người đó, cơ quan đó có thể họ lấy một người là bác sĩ, là hóa thực phẩm, là dự phòng… nhưng chỉ một đầu mối thôi. Có đến 3-4 đầu mối thế này không thể kiểm điểm ai được cả".

Ảnh: MTĐT

Ảnh: MTĐT

Càng nhiều đầu mối càng dễ bị “cha chung không ai khóc”

Kênh VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Khánh Phong Lan, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Trưởng Ban Quản lý an toan thực phẩm TP.HCM.

PV: Hiện nay có nên duy trì nhiều đầu mối quản lý an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú như hiện nay hay không hay là nên quy về một số đầu mối để tăng trách nhiệm và hiệu quả?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Nếu nhìn một cách thông thường ở tất cả cái gì cũng vậy, cha chung không ai khóc và càng nhiều đầu mối thì sau đó là nếu có sự việc xảy ra thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, chưa kể là cũng một đầu việc đấy.

Nhưng chúng ta chia nhỏ ra thì mỗi nơi sẽ chỉ có biết làm phần việc của mình. Đối với luật hiện hành của chúng ta thì cái an toàn thực phẩm thì việc quản lý bởi 3 bộ.

Ở địa phương chẳng hạn, do Sở Y tế, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương, mỗi bên sẽ là quản lý theo nhóm sản phẩm của mình. Nhưng trong vai trò, trách nhiệm của mỗi Sở, thì cái an toàn thực phẩm nó chỉ là một mảng trong đó, không phải là nhiệm vụ ưu tiên số 1, tôi khẳng định như vậy.

Trong khi đó, nếu như chúng ta có thể là tập trung công tác này lại thành một đầu mối thì rõ ràng đầu mối này, cái nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chúng tôi đó là nhiệm vụ duy nhất, là số một, phải lo tập trung mà làm và không có trách nhiệm đó đi đâu được cả.

Thì đấy là bài học của cái khi mà chúng ta chưa có điều kiện để tăng nhiều biên chế, thì chúng ta hãy tập hợp lại để mà trong một đơn vị có sự phân công, phân nhiệm, rồi một cái tầm nhìn một kế hoạch và làm sao để phản ứng kịp thời.

Với TP.HCM thì hơn 2.000 cái bếp ăn tập thể thì tôi có thể nói là không có một cơ sở đào tạo nào ở TP.HCM mà chưa từng bị thanh tra, kiểm tra trong năm 2022. Chính vì vậy, cho nên là trong suốt năm thì chúng ta cũng chưa xảy ra các vụ ngộ độc tập thể.

PV: Vậy thì chúng ta phải có những đợt kiểm tra đột xuất hay như thế nào đó để đảm bảo rằng nó không phải một vụ thì chúng ta mới kiểm tra?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Đúng, đúng. Chúng tôi tập hợp lại chung việc thành một mối, cho nên thay vì có những lực lượng thanh tra lẻ tẻ ở từng ngành, từng sở... khoảng vài chục người; chỉ khi chúng ta nhập là sở này ở Ban quản lý an toàn thực phẩm và chúng tôi ưu tiên để thành lập các đội quản lý an toàn thực phẩm, thành một mạng lưới, đóng ngay tại quận, huyện luôn, để có thể phản ứng nhanh khi cần thiết và kịp thời hỗ trợ với các lực lượng của quận, huyện, để có thể là hoàn thành được nhiệm vụ.

Khi rời rạc từng người thì sức yếu hoặc phối hợp rất khó, nhưng khi đã là một cơ quan thì nó chịu cái sự chỉ đạo chung và chúng tôi cũng có kế hoạch để cho đội ngũ thanh tra này phát huy được tác dụng của mình.

Tôi không nói là mô hình Ban quản lý an toàn thực phẩm tập trung. Tất cả thành 1 thì nó là cây đũa thần để có thể giải quyết được tất cả chúng ta còn nhiều vướng mắc khác lắm. Thế nhưng dẫu sao thì cũng tốt hơn.

PV: Xin cảm ơn bà!

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.