Từ "quyền anh, quyền tôi" đến trách nhiệm cá nhân

Thay vì tiếp tục giữ tư duy “quyền anh, quyền tôi” như hiện nay thì cần phân cấp phân quyền và quy trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, tập thể để nâng cao chất lượng xử lý các vi phạm về trục lợi bảo hiểm.

 

Không phải đến bây giờ câu chuyện trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới được mang ra bàn luận, mà vấn đề này từ nhiều năm nay đã trở thành một điểm nóng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta.

Quá nhiều kẽ hở trong Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế đã tạo điều kiện để các đối tượng xấu trục lợi, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước cũng như khiến quyền lợi của người dân, người lao động bị ảnh hưởng.

Việc trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dưới bất cứ hình thức nào đều đi ngược lại với mục tiêu, làm giảm ý nghĩa nhân văn về chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước hướng tới.

Việc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế, ngành bảo hiểm mà cần xem là trách nhiệm của nhiều cơ quan đơn vị đoàn thể

Quy định pháp luật đã có song đến nay vẫn chưa có vụ việc nào liên quan đến trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bị trừng trị thích đáng mà chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính. Chính tình trạng này khiến các đối tượng trục lợi bảo hiểm trở lên “lờn thuốc”, ngang nhiên hoạt động bất chấp pháp luật.

Việc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế, ngành bảo hiểm mà cần xem là trách nhiệm của nhiều cơ quan đơn vị đoàn thể.

Thay vì tiếp tục giữ tư duy “quyền anh, quyền tôi” như hiện nay thì cần phân cấp phân quyền và quy trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, tập thể để nâng cao chất lượng xử lý các vi phạm về trục lợi bảo hiểm.

Như nhận định của các đơn vị chủ quản thì các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đều mang tính hệ thống, kéo dài suốt một thời gian dài và có sự tham gia của rất nhiều người, trong đó có cả các cán bộ đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Về mặt bản chất thì các sai phạm trong lĩnh vực này không có quá nhiều khác biệt so với điểm nóng đăng kiểm phương tiện. Do vậy, các bên liên quan cần chủ động hơn, mạnh tay hơn, quyết liệt hơn nếu không muốn rơi vào tương tự của ngành giao thông.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được xem là trụ cột trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà Nước ta.

Việc ngăn chặn và loại trừ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không chỉ giúp bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người dân mà còn góp phần duy trì bền vững chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.