Thẻ đồng thương hiệu - Hợp tác cùng có lợi của hãng bay và ngân hàng
Có thể nhiều người không biết, việc họ mua thực phẩm hàng ngày hay thanh toán đổ đầy bình xăng bằng thẻ tín dụng sẽ đóng góp lợi nhuận cho các hãng hàng không nhiều hơn so với việc mua vé máy bay một chiều.
Nghe thì có vẻ phi lý nhưng thực tế diễn ra đúng như vậy. Bà Leslie Josephs, chuyên gia hàng không tới từ đài CNBC, Mỹ chia sẻ: “Các chương trình khách bay thường xuyên hay khách hàng thân thiết rất quan trọng đối với các hãng hàng không.
Quan hệ đối tác với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đang mang lại hàng tỷ USD cho các hãng bay. Nhiều phân tích cho thấy, lợi nhuận mà các hãng hàng không thu được từ chương trình khách hàng thân thiết đôi khi còn cao hơn so với việc bán vé máy bay” .
Theo đó, các hãng hàng không đưa ra chương trình tích lũy dặm bay để xét hạng thẻ hội viên trung thành. Tùy vào giá trị thẻ sở hữu, khách hàng có thể được hưởng những ưu đãi như sử dụng phòng chờ hạng thương gia, ưu tiên tại quầy thủ tục hay thậm chí đổi lấy chuyến bay ễn phí.
Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các tổ chức tín dụng, khách hàng giờ đây có thể kiếm được ‘điểm trung thành’ từ các hãng hàng không ngay cả khi… không bay. Cụ thể, các ngân hàng phát hành thẻ ‘đồng thương hiệu’ với hãng hàng không sau đó tặng khách hàng dặm bay tích lũy nếu họ chi tiêu cho những thẻ này.
Bà Leslie Josephs cho biết thêm: “Cách thức hoạt động của họ là, các hãng hàng không bán dặm bay cho ngân hàng. Và khi người tiêu dùng quẹt thẻ ‘đồng thương hiệu’ của ngân hàng, họ sẽ nhận được dặm bay tích lũy từ đó được hưởng chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết của các hãng hàng không. Đây là những giao dịch tạo ra lợi nhuận cực lớn cho cả ngân hàng và các hãng hàng không”.
Thống kê cho thấy, năm 2024, hãng hàng không Delta Air Lines nhận được gần 7 tỷ USD từ tổ chức tài chính đa quốc gia American Express nhờ phát hành thẻ đồng thương hiệu Delta Amex. Một số hãng hàng không khác như United hay American Airlines cũng báo cáo doanh thu từ 3 tới 5 tỷ USD nhờ quan hệ đối tác với các ngân hàng.
Theo các chuyên gia, nhiều ngân hàng sẵn sàng chi mạnh tay để duy trì mối quan hệ đối tác với các hãng hàng không. Điều này khiến giá trị của Chương trình khách hàng thân thiết thậm chí vượt quá định giá của chính hãng hàng không.
Chuyên trang du lịch, kinh tế Wendover Productions thông tin: “Việc bán số dặm bay là điều kiện đảm bảo cho các hãng hàng không có thể vay hàng tỷ USD từ các tổ chức tín dụng. Ví dụ, United Airlines có vốn hóa thị trường 10 tỷ USD nhưng Chương trình khách hàng thân thiết của họ được định giá lên tới gần 22 tỷ USD. Tương tự, vốn hóa của American Airlines chỉ 6 tỷ USD, trong khi giá trị của Chương trình khách hàng thân thiết AAdvantage là hơn 25 tỷ USD”
Đảm bảo công bằng và nh bạch
Theo Zach Griff, phóng viên hàng không cao cấp từ trang du lịch The Points Guy, chương trình ‘Khách hàng thân thiết’ từ lâu là ‘con ngỗng đẻ trứng vàng’ cho các hãng bay.
Khởi đầu chỉ là những ưu đãi cho khách hàng trung thành nhưng Chương trình này đã phát triển thành một hệ sinh thái tài chính phức tạp bao gồm ngân hàng, công ty phát hành thẻ tín dụng và các nhà bán lẻ.
Trong thế giới hàng không thương mại cạnh tranh khốc liệt, nơi có biên lợi nhuận cực mỏng, khoản thu dồi dào này trở thành lợi nhuận vô giá cho các hãng hàng không.
Ông Brett Snyder, người sáng lập và điều hành trang web du lịch hàng không Cranky Flier chia sẻ: “Các hãng hàng không đưa ra sáng kiến khách hàng thân thiết ban đầu là để thu hút thêm những hành khách trung thành. Với ý tưởng rằng, càng bay nhiều với chúng tôi bạn sẽ được hưởng càng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, chương trình tích lũy dặm bay này giờ đây phát triển theo một hướng mới, về ý nghĩa nào đó nó giống như một dạng tiền tệ. Bạn có thể mua số dặm bay bằng tiền mặt để đạt ngưỡng khách VIP mà không cần phải bay với hãng hàng không đó. Ngược lại, với số điểm tích lũy cần thiết bạn có thể dùng nó để đổi lấy vé máy bay ễn phí”.
Các chuyên gia phân tích, Chương trình tích lũy dặm bay mang lại lợi nhuận cho các hãng hàng không cao hơn nhiều so khoản họ chi thưởng cho khách hàng. Tuy nhiên, những giao dịch này dù sao cũng mang lại cả lợi ích cho người tiêu dùng.
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ, Pete Buttigieg, dặm bay thường xuyên và điểm thưởng thẻ tín dụng đã và đang trở thành một phần có ý nghĩa trong nền kinh tế. Điều này quan trọng đến mức, nhiều người Mỹ coi số dư điểm thưởng như ‘một khoản tiết kiệm’, giúp họ có kỳ nghỉ cuối năm với gia đình hay được ễn phí cho một chuyến đi thăm người thân.
Nhưng ông Pete Buttigieg thừa nhận, không giống như khoản tiết kiệm truyền thống, điểm thưởng dặm bay tích lũy được kiểm soát bởi các hãng hàng không, và những doanh nghiệp này có thể đơn phương thay đổi giá trị của chúng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của Bộ GTVT là đảm bảo người tiêu dùng nhận được đúng giá trị mà các hãng hàng không đã hứa với họ.
Điều này có nghĩa, cơ quan chức năng sẽ giám sát nhằm đảm bảo những Chương trình khách hàng thân thiết mà các hãng hàng không đưa ra là nh bạch và công bằng.