Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao hàng không Mỹ, châu Âu cắt giảm chuyến bay đến Trung Quốc

Thái Sơn: Thứ tư 27/11/2024, 14:47 (GMT+7)

Thị trường hàng không toàn cầu đang phục hồi trong bối cảnh nhu cầu đi lại tăng mạnh. Tuy nhiên, có một điều bất ngờ là tại Trung Quốc, nhiều hãng bay lớn lại cắt giảm chuyến, thậm chí dừng hẳn dịch vụ tại thị trường này.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, số lượng máy bay thương mại Trung Quốc dự đoán sẽ đạt gần 10.000 chiếc vào cuối năm 2024. Con số này tương đương 22% lượng máy bay chở khách toàn cầu, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường hàng không lớn nhất thế giới.

Dù được đánh giá cực kỳ tiềm năng, nhưng thời gian gần đây, hàng loạt các hãng hàng không lớn trên thế giới bất ngờ cắt giảm chuyến bay thậm chí là rút hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc.

Chuyên gia hàng không Monica Pitrelli từ đài CNBC, Mỹ thông tin: “Kể từ tháng 7/2024 tới nay, chúng tôi đã thấy ít nhất 7 hãng hàng không quốc tế rút các dịch vụ bay tới Trung Quốc. Một số hãng giảm mật độ chuyến hoặc sử dụng máy bay cỡ nhỏ hơn nhưng hầu hết thông báo sẽ tạm dừng bay tới Trung Quốc”.

British Airlines và một số hãng hàng không đang cắt giảm dịch vụ tới Trung Quốc - Ảnh Getty

British Airlines và một số hãng hàng không đang cắt giảm dịch vụ tới Trung Quốc - Ảnh Getty

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, hãng bay Virgin Atlantic của Anh đã thông báo dừng đường bay Thượng Hải – London từ ngày 25/10 sau 25 năm khai thác. Cùng thời gian này, British Airways cũng dự định dừng đường bay London – Bắc Kinh.

Trong khi đó, hãng Scandinavian Airlines của Thụy Điển sẽ khai thác chuyến bay cuối cùng trên chặng Copenhagen – Thượng Hải vào giữa tháng 11 trước khi rút lui hoàn toàn khỏi thị trường này.

Từ cuối tháng 7 vừa qua, hãng Qantas Airways của Australia đã dừng đường bay Sydney – thượng Hải, còn hãng Lufthansa của Đức đang cân nhắc hủy chặng bay Frankfurt – Bắc Kinh.

Tại Mỹ, hãng hàng không Delta Air Lines tạm hoãn kế hoạch mở đường bay Thượng Hải – Los Angeles, và chỉ cân nhắc nối lại vào cuối tháng 6 năm sau.

Trang China Observer dẫn lời nhà kinh tế học người Mỹ gốc Hoa, David Hong phân tích: “Quyết định rút khỏi thị trường Trung Quốc của các hãng hàng không, không phải động thái ngắn hạn mà là một phần của chiến lược dài hạn. Chúng báo hiệu sự thiếu tin tưởng vào triển vọng trung và dài hạn của thị trường Trung Quốc. Phản ánh sự suy yếu của nhu cầu đầu tư và du lịch tới Trung Quốc”.

Còn theo ông David Bach, chủ tịch Viện Phát triển Quản trị Quốc tế, Thụy Sỹ, số lượng chuyến bay từ Mỹ và các nước phương Tây vào Trung Quốc phản ánh nhu cầu đi lại công tác.

Điều này cho thấy sự ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như xu hướng sụt giảm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này. Cho thấy nhu cầu đi công tác thường xuyên của các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu tới Trung Quốc không còn cao như trước.

Bà Monica Pitrelli chuyên gia hàng không từ đài CNBC nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến sự hồi phục chậm của ngành du lịch cả trong và ngoài Trung Quốc. Có ít người Trung Quốc đi nước ngoài hơn vì mục đích giải trí, kinh doanh do nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn. Trong khi đó, nhiều người phương Tây cũng phải cân nhắc kỹ trước khi tới Trung Quốc”.

Theo các chuyên gia, xu hướng cắt giảm đường bay tới Trung Quốc còn có nguyên nhân từ yếu tố địa chính trị. Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga, Ukraina, các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với máy bay Nga.

Nga đáp lại bằng cách đóng cửa không phận, buộc nhiều hãng hàng không châu Âu phải bay tuyến dài hơn để đến châu Á.

Một máy bay C919 của COMAC - Ảnh: Bloomberg.

Một máy bay C919 của COMAC - Ảnh: Bloomberg.

Những chuyến bay dài đòi hỏi nhiều nhiên liệu dẫn tới đắt đỏ hơn. Trong khi các hãng hàng không Trung Quốc không phải chịu lệnh cấm không phận của Nga, nhờ đó tiết kiệm được từ 2 đến 3 giờ bay cùng hàng chục nghìn USD nhiên liệu mỗi chuyến.

Biên tập viên Gordon Smith từ kênh Skift Airlines cho biết: “Nhiều chuyến bay nối giữa châu Âu với Trung Quốc đang bị gián đoạn nghiêm trọng, nhưng không phải tất cả các hãng hàng không đều bị ảnh hưởng. Bởi các hãng bay Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục bay qua Nga nên họ có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí khổng lồ. Ví dụ một chuyến bay từ Thượng Hải tới thành phố Helsinki của Phần Lan thông thường phải mất hơn 13 tiếng, nhưng bay với hãng Juneyao Airlines của Trung Quốc chỉ cần 9 tiếng”.

Ông John Grant, Nhà phân tích trưởng từ Công ty nghiên cứu hàng không OAG dự báo, các hãng hàng không có trụ sở tại Trung Quốc sẽ khai thác 82% tổng số chuyến bay giữa Trung Quốc và châu Âu, tăng từ mức 56% trước đại dịch.

Theo các chuyên gia, ngoài chịu sự cạnh tranh từ những hãng bay nội địa Trung Quốc, các hãng hàng không phương Tây cũng phải đối mặt áp lực từ nhiều đối thủ đang khai thác đường bay trực tiếp ra vào Trung Quốc đại lục với giá rẻ hơn nhờ quá cảnh qua những thành phố như Hồng Kông, Seoul hay Singapore.

Trong khi đó, ông Yan Liang, nhà kinh tế từ Đại học Willamette, bang Oregon, Mỹ nhận định, các hãng hàng không sẽ bị ảnh hưởng khi hoạt động đi lại công tác giảm. Dự báo nhiều doanh nghiệp phương Tây sẽ chưa trở lại Trung Quốc trong thời gian ngắn hạn sắp tới.

Thời gian qua, kết nối hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, khi các hãng hàng không tiếp tục tăng tần suất bay, mở mới hoặc tái khởi động đường bay đã tạm ngưng trước đây, nhằm khai thác nhu cầu giao thương, du lịch của người dân hai nước. Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện trung bình có khoảng 330 chuyến bay qua lại mỗi tuần giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong quý 4/2024, dự kiến tiếp tục có những đường bay được bổ sung hoặc tăng chuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc như Juneyao Airlines dự kiến khai thác đường bay Hà Nội - Thượng Hải, trong khi China Eastern Airlines cũng lên kế hoạch mở rộng mạng bay tới Hà Nội, từ nhiều thành phố của Trung Quốc. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.