Thực đơn “bay” Cồn Sơn: “Đặc sản” du lịch độc đáo của tình người

Đặc trưng của du lịch ở Cồn Sơn là thực đơn “bay” - nghĩa là món ăn từ nhà này “bay” sang nhà khác, nôm na là mỗi nhà vườn sở hữu một đến hai món độc quyền tạo nên thương hiệu của nhà vườn đó. Nên mỗi mâm cơm đãi khách, là công sức của mỗi nhà -vừa góp Công, vừa góp cái Tình.

Du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn - “đặc sản” của tình người, độc đáo thực đơn “bay”

5h sáng.

Cả gia đình ông bà Tám ở Cồn Sơn đã thức dậy, sửa soạn đón khách.

Bánh phu thê nhân mặn gia truyền là món không thể thiếu trong ẩm thực độc đáo của cù lao. Đây cũng là loại bánh đoạt giải Nhất bánh đân gian Nam bộ năm 2015.

Lạp xưởng tươi, trứng muối, đậu xanh, bột nếp, nước cốt dừa, hành lá.... hương vị của loại bánh đã tồn tại cả gần 100 năm làm cho ai đến Cồn Sơn cũng muốn được một lần nếm thử...

Bánh phu thê nhân mặn
Bánh kẹp - loại bánh dân gian

Cồn Sơn thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ. Nơi đây được phù sa bồi đắp, với diện tích hơn 74ha, nổi lên giữa dòng sông Hậu.

Tận dụng những bản sắc vốn có, hơn 30 hộ dân ở Cồn Sơn đã mạnh dạn làm du lịch cộng đồng, cung cấp những trải nghiệm mang đậm chất đồng quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chị Lê Thị Bé Bảy là người Hậu Giang, lên Cần Thơ công tác từ năm 2004. Cơ duyên đến với du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn bắt đầu từ tình cảm mà chị dành cho mảnh đất, con người nơi đây.

Chị Bé Bảy gắn bó với Cồn Sơn

“Tháng 5/2015, khi thấy vùng đất trù phú, cảnh vật còn rất tự nhiên, tôi được sự giới thiệu của các bạn Đoàn viên, các bạn đã làm du lịch ở dưới góc độ riêng lẻ từng hộ gia đình. Nhưng chính tình cảm chân thành, sự hiếu khách của bà con Cồn Sơn đã thu hút tôi. Sau đó, tôi tư vấn thêm 7 hộ kết nối thành du lịch cộng đồng, mỗi hộ một việc liên kết với nhau”, chị Bảy nói về những ngày đầu hình thành du lịch cộng đồng. 

Trải nghiệm làm bánh kẹp

Từ bao đời nay, người dân Cồn Sơn giữ cho mình nét đẹp bình dị, dân dã, chứa đựng trong đó là quá trình lao động sáng tạo được truyền từ thế hệ cha ông.

Những vườn cây ăn trái trĩu quả sum suê, những nghề truyền thống, những câu chuyện ẩn sâu trong những nếp nhà đặc trưng cho vùng sông nước đã mang tới cho người dân sinh kế từ việc kết hợp những sản phẩm nông nghiệp vào chuỗi du lịch cộng đồng.

Bà Phan Thị Kim Ngân được người dân trìu mến gọi là “Má Bảy” vừa hướng dẫn du khách làm món bánh kẹp từ gạo nếp, nước cốt dừa, vừa chia sẻ: “Mỗi người một sản phẩm. Sản phảm nhiều lắm. Nấu ăn mỗi người mỗi món. Như bánh thì mỗi nhà đảm nhận mỗi loại bánh hay vườn trái cây nữa... Nhà mình thì có bánh Nam bộ, gồm bánh bò, bánh chuối, bánh da lợn...” 

Mỗi nhà góp một món

Chị Ori đến từ Israel. Lần đầu tiên đến Cồn Sơn, chị hào hứng với các hoạt động trải nghiệm ngay tại nhà người dân và các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Nếm thử hương vị của món bánh kẹp, Ori xin phép “Má Bảy” làm thử vài chiếc và tấm tắc: “Bánh ngon thật, nhưng làm bánh thì không đơn giản chút nào!”.

Vườn cây trái

Đặc trưng của du lịch ở Cồn Sơn là thực đơn “bay” - nghĩa là món ăn từ nhà này “bay” sang nhà khác, nôm na là mỗi nhà vườn sở hữu một đến hai món độc quyền tạo nên thương hiệu của nhà vườn đó.

Nên mỗi mâm cơm đãi khách, là công sức của mỗi nhà - vừa góp công, vừa góp cái Tình.

Dế xào sả - đặc sản của Cồn Sơn
Chiếc xe chở thực đơn "bay"

Bà con ở Cồn Sơn thường gọi mô hình du lịch của mình là “Du lịch 0 đồng”: Không quy mô rình rang, không vốn đầu tư lớn, và không bắt chước một mô hình du lịch nào ở ền Tây.

Chị Bé Bảy chia sẻ đầy tự hào: “Người Cồn Sơn từ ngay cách chào, cách giao lưu với khách, đem món ăn ra cho khách, hoặc chạy đò đưa khách đi chơi sông, những câu chuyện người dân gợi ý kể cho khách nghe là “sản phẩm” không nơi đâu có được. Một món ăn ngon, có thể nhiều nơi có, có thể giống nhau, có thể cao cấp hơn, nhưng chính con người làm nên sự khác biệt.”

Phương tiện di chuyển của người dân

Nằm cách đất liền khoảng 600m, cuộc sống của hơn 70 hộ dân ở Cồn Sơn trước đây gặp nhiều khó khăn do không có đường giao thông, không trường học, không trạm y tế và không điện lưới quốc gia.

Năm 2013, công trình kéo điện ngầm vượt sông đầu tiên tại Cần Thơ hoàn thành, thay đổi đời sống người dân Cù lao.

Điện giúp cuộc sống đỡ vất vả hơn
Bình nh Cồn Sơn

Qua thời gian, dù sản xuất nông nghiệp còn nhiều vất vả, nhưng vẻ đẹp yên tĩnh, hoang sơ, không khí trong lành, nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cùng sự thuần phác, thật thà, dễ mến của người dân nơi đây... vẫn luôn là một thứ “đặc sản” làm say lòng du khách.