Thúc đẩy vận tải xe buýt phục hồi sau đại dịch

Trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt đạt hơn 212 triệu lượt hành khách, tăng hơn 25% so với cùng kỳ.

Sau khi xe buýt Hà Nội khôi phục 100% công suất từ tháng 7, chị Đoàn Phương Thúy, ở Gia Lâm đã quay trở lại đi làm bằng xe buýt. Chị hài lòng về chất lượng ngày một nâng cao, đặc biệt là có thêm những tuyến xe buýt điện văn nh.

"Ngày xưa mình chọn những phương tiện như taxi, xe khách, nhưng bây giờ hầu như mình chọn đi xe buýt. Thứ nhất, nó rất là rẻ, thứ hai khá là thuận tiện vì có nhiều tuyến. Mong muốn sẽ có những chuyến xe buýt chạy bằng điện thay thế xe chạy bằng dầu", chị Thúy cho biết.

Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt đạt hơn 212 triệu lượt hành khách, tăng hơn 25% so với cùng kỳ. Lượng khách bắt đầu phục hồi từ đầu quý II, tăng hơn 124% so với quý I, và quý III cũng đang tiếp đà tăng trưởng.

Ảnh nh họa

Cảm nhận rõ nhất sự phục hồi của hoạt động xe buýt là các nhân viên phục vụ trên xe. Tài xế xe buýt Nguyễn Minh Long cho biết, những ngày thứ 2 đầu tuần, nhiều lúc xe chật kín, không thể đón thêm khách. Anh em tài xế cảm thấy phấn khởi, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn:

"Đường suốt ngày tắc, dẫn đến xe buýt bị chậm, giờ nghỉ ngơi không có, chúng tôi nhiều khi không có cả giờ ăn uống cơ. Mong muốn những đoạn đường nào đã phân làn cho xe buýt rồi thì phải nghiêm chỉnh thực hiện. So với đợt dịch, chúng tôi được đi làm đều nên thu nhập ổn định hơn. Nhưng thu nhập vẫn giữ nguyên, trong khi chi tiêu ngày càng lớn."

Theo Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), hoạt động của đơn vị đang phục hồi nhưng còn chậm, mới đạt khoảng 60% so với các năm trước dịch. Khó khăn với xe buýt Hà Nội là dịch bệnh phần nào làm thay đổi thói quen đi lại của hành khách, công ty thiếu hụt nguồn cung lao động, 14 tuyến mở mới có nhiều lộ trình trùng lặp các tuyến hiện có, hạ tầng một số điểm dừng đỗ bị hư hỏng,…

 Đặc biệt, theo một số hành khách, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, dẫn đến thời gian chuyến xe bị kéo dài:

"Đi xe buýt thì thấy phục vụ rất tốt, cấp thẻ ễn phí cho người già. Nhưng vẫn còn một số tuyến buýt vẫn còn chậm trễ, do giao thông thủ đô mình nhiều chỗ tắc. Hai là anh em phục vụ vẫn còn một số người chưa quan tâm đến người gia nhiều lắm."

"Nếu được thì tăng thêm chuyến, bình thường mình đợi khoảng 15-20 phút, nếu được thì 10 phút/chuyến."

Ông Nghiêm Quốc Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội đánh giá, việc khôi phục 100% tần suất xe buýt, sự ra đời của các tuyến buýt điện và vận hành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đã giúp hành khách tin tưởng, lựa chọn phương tiện giao thông công cộng trở lại. Tuy nhiên, để thúc đẩy xe buýt phục hồi hoàn toàn và chuyển mình mạnh mẽ thì cần thêm những cú “hích”:

"Chính phủ và thành phố Hà Nội cần nhanh chóng làm những đường dành riêng cho xe buýt theo Kế hoạch 201, sớm hoạt động các tuyến đường sắt trên cao đã có kế hoạch. Nếu chúng ta có làn đường riêng thì số người đi xe buýt tăng, lúc đó, đi phương tiện cá nhân khó khăn thì người ta sẽ từ bỏ.

Kết nối các tuyến xe buýt, Trung tâm quản lý giao thông đô thị đã rất tích cực, tổ chức ngày một tốt hơn. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để anh em lái xe, bán vé nâng cao văn hóa phục vụ xe buýt."

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, nhằm thu hút người dân sử dụng xe buýt, thành phố đã mở mới 11 tuyến buýt, trong đó có 5 tuyến kết nối với tàu điện Cát Linh - Hà Đông và 6 tuyến xe buýt điện. Đồng thời cải tạo hạ tầng, hợp lý hóa lộ trình, điều chỉnh thời gian biểu chạy xe, mở rộng vùng phục vụ với các tuyến hiện có.