Tết dựng cây nêu

Cứ đến 23 tháng Chạp - ngày Táo quân về trời, là lúc mà cây nêu được dựng lên. Cho đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì cây nêu mới được hạ xuống.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa

Chỉ cần nhìn những ngọn cây nêu lay nhẹ trong nắng, gió là có thể cảm nhận ngày Tết đang đến gần. Như những vần thơ dung dị trong bài thơ “Tết của mẹ tôi” do thi sĩ Nguyễn Bính viết:

“Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều

Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều

Sân gạch tường vôi người quét lại

Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu”

Hình ảnh này xuất hiện vài năm trở lại đây, cứ mỗi dịp cận Tết Nguyên đán, dọc các con đường thôn, xã, huyện của tỉnh Nghệ An, sắc màu lung linh trên các cây nêu được dựng lên trước cổng nhà mỗi gia đình khiến cho ai vô xứ Nghệ đều ngỡ ngàng trước sắc xuân và không khí trang hoàng bởi các ánh đèn nhấp nháy mang lại.

Phong tục dựng cây nêu trong ngày Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với quan niệm của người Kinh, cây nêu được lựa chọn có thể là cây bương, lồ ô, nhưng đa phần người ta sẽ dùng cây tre cao tỉa sạch cành lá. Trong khi các dân tộc thiểu số, họ chỉ dùng một số loại cây gỗ thân chắc chắn như cây gạo của người Gia Rai. 

Còn theo quan niệm của người dân xứ Nghệ, cây tre để chọn làm nêu phải cao, thẳng, không có dấu vết của sâu bệnh và quan trọng là không được cụt ngọn. Tùy vào vùng ền và phong tục đặc trưng mà cây nêu sẽ có những vật dụng treo lên khác nhau như: túi nhỏ đựng trầu cau, ngôi sao vàng năm cánh, lá cờ Tổ quốc… 

Ngoài ra, người ta còn treo đèn lồng vào buổi tối trên cây nêu với ý nghĩa để soi đường cho hương linh ông bà, tổ tiên thấy đường về nhà đón Tết cùng con cháu. Đây quả là một việc làm có ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, lòng biết ơn sâu sắc đối với những đấng sinh thành.

Đặc biệt, nhiều cây nêu còn được buộc kèm với ống sáo, hay những ếng kim loại lớn nhỏ, để mỗi khi gió thổi, chúng chạm vào nhau và phát ra những tiếng leng keng, nghe rất vui tai. Người dân nơi đây tin rằng, những vật dụng treo trên cây nêu, cộng thêm tiếng động sẽ báo hiệu cho quỷ rằng: Nhà có chủ không dược quấy phá!!.

Cũng chính vì thế mà cứ đến 23 tháng Chạp - ngày Táo quân về trời, là lúc mà cây nêu được dựng lên. Theo sự tích, từ ngày này cho tới đêm giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Cho đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì cây nêu mới được hạ xuống.

Mặc dù, một thời gian dài, khi lối sống, quan niệm của người dân ngày càng hiện đại, tục trồng cây nêu ngày Tết dần bị mai một. Nhưng may mắn thay, cùng với sự đi lên của đất nước và những hoạt động khôi phục văn hóa, tôn vinh nét đẹp cổ phong dân tộc của người con người tha thiết yêu truyền thống của dân tộc, mà tục dựng cây nêu cũng dần được phục hồi.

Điều này cho thấy sức sống trường tồn của những nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dù xuất phát từ quan niệm, văn hóa, dân tộc, vùng ền... mà cây nêu được dựng lên có những nét khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa biểu trưng cho ước mơ của con người về một năm mới thuận buồm xuôi gió, vạn sự an khang.