Tết của người Sán Dìu

VOVGT - Trong một năm, người Sán Dìu ăn nhiều cái tết: Tết Tháng Giêng, Tết Thanh minh…, trong đó, Tết Nguyên đán là cái tết lớn nhất trong năm.

Tết của người Sán Dìu (Bài giới thiệu đăng trên Tạp chí điện tử Thế giới Di sản)

 

Trong một năm, người Sán Dìu ăn nhiều cái tết: Tết Tháng Giêng (Chang nhọt niên), Tết Thanh nh (Sênh nh triệt), Tết Đoan ngọ (Ngủ nhọt triệt), Tết 14 tháng 7 (Shiết nhọt sip slị triệt), Tết Cơm mới (Slêch thlin mảy), Tết Đông chí (Tông chí triệt)…, trong đó, Tết Nguyên đán là cái tết lớn nhất trong năm.

Người Sán Dìu là một dân tộc ít người sinh sống ở ền trung du của một số tỉnh ền Bắc Việt Nam, một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác.

Thiếu nữ dân tộc Sán Dìu

Trước Tết vài tháng, người ta đã lo mua sắm, tích góp cho cái Tết. Từ việc nuôi đàn gà, vỗ béo lợn, kiếm ít măng phơi khô... cho đến tích trữ gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh, ến, mộc nhĩ… đã được các bà nội trợ lo toan. Dù nhà có nghèo đến đâu, người ta cũng cố gắng làm sao để mọi người trong gia đình được ăn ngon hơn, có nhiều món ăn được bày trong mâm cơm hơn.

Khác với người Kinh, vào ngày 23 tháng Chạp, người Sán Dìu không cúng cá chép mà thay vào đó họ chuẩn bị lá dong, gạo nếp, đỗ xanh để gói bánh chưng. Bánh chưng của người Sán Dìu không có hình vuông mà là hình trụ, hơi nhô lên ở giữa, người Sán Dìu gọi là bánh chưng gù.

Để đón năm mới, từ chiều 30 Tết, theo thường lệ, người chủ gia đình người Sán Dìu mang những tờ giấy đỏ mua ở chợ về cắt nhỏ rồi đem dán lên các gốc cây, ở các nơi như cổng, cửa, bàn thờ tổ tiên, cột cái trong nhà hay dụng cụ lao động… Làm như vậy vì người Sán Dìu tin rằng, màu đỏ thể hiện sự may mắn, tốt đẹp và xua đuổi tà ma.

Các phụ nữ người Sán Dìu trổ tài gói bánh chưng ngày Tết

Giao thừa đến, mỗi gia đình người Sán Dìu đều làm mâm cỗ để cúng tổ tiên. Mâm cơm cúng của người Sán Dìu rất đơn giản, chỉ có con gà hoặc một ếng thịt lợn luộc, một chai rượu trắng và không thể thiếu được 2 món là bánh con và chè. Bánh con được làm từ bột gạo nếp, vê tròn như hình viên bi, sau đó cho vào nồi nước sôi đến khi bánh chín nổi trên mặt nước. Món chè được làm từ gạo nếp, đỗ và mật đường. Các món ăn được dùng cúng tổ tiên vào năm mới với mong muốn tổ tiên ban hưởng cho những điều tốt lành, bình an trong năm mới.

Sáng sớm tinh mơ mồng 3 Tết, người trong gia đình Sán Dìu dậy sớm, cầm chổi quét nhà để đuổi ma xó, vừa quét, ệng vừa nói: “Các ma xó ở đâu thì ra, muốn ăn thịt gà, trâu thì ra đường, ra chợ, nhà tôi không còn nữa”. Sau khi đuổi ma ra khỏi nhà, các tờ giấy đỏ cũng được bóc ra.

Trong ngày Tết của người Sán Dìu ở Đạo Trù Thượng còn có tục giữ lửa. Vào đêm Giao thừa, người con dâu trong gia đình phải chuẩn bị một cây củi thật to mang vào bếp. Củi này sẽ được đun và giữ than hồng kéo dài qua Giao thừa đến sớm mồng 1 Tết. Tục lệ này thể hiện ước muốn của người Sán Dìu là giữ lửa đỏ, cầu mong mọi điều may mắn và hạnh phúc nối tiếp từ năm này sang năm khác.

Những ngày giáp Tết, phần lớn các gia đình Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tự chưng cất rượu để uống và mời khách trong những ngày xuân. Men rượu được làm từ các loại thảo dược bổ dưỡng như vạt hương, tai chó, cây trăm rễ...

Trên bàn thờ tổ tiên, ngoài bánh chưng, thịt lợn, thịt gà, rượu trắng, bánh kẹo hoa quả và đồ vàng mã, không thể thiếu 2 cây hoa cải vàng. Đây là biểu trưng của một năm mùa màng bội thu, thắng lợi; mọi người mạnh khỏe, đoàn kết. Dịp Tết, các gia đình hay mời thày cúng đến làm lễ tại nhà. Trên bàn thờ, đều dán bùa trấn trạch để trừ ma, quỷ.

Trong những ngày xuân, đồng bào dân tộc Sán Dìu thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa, thể thao

Sáng mồng Một Tết, người Sán Dìu không ăn mặn mà ăn chay. Đồ chay là cháo chè được nấu từ gạo nếp cùng đỗ xanh và đường. Trên mâm cúng bao giờ cũng có 5 bát cháo. Trong lễ cúng chay, thày cúng hoặc chủ nhà gõ chùng chọe thanh la và thổi tù và chiêu quân âm binh về ăn Tết, phù hộ, độ trì cho gia chủ.

Sau khi tục cúng chay hoàn tất, mọi người trong gia đình quây quần, cùng nhau thưởng thức đồ chay do chính tay mình làm. Hương vị thơm mát, ngọt nhẹ của món cháo chè trong ngày mồng Một Tết khiến ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Sáng mồng 2 Tết, người Sán Dìu mới tổ chức đón năm mới thịnh soạn. Trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình đều có thịt lợn, thịt gà đã được chế biến sẵn cùng 5 bát bánh trôi nước để cúng ông bà tổ tiên. Từng gia đình, dòng họ làm cỗ mời khách. Đó là những người anh em họ hàng, bè bạn xa gần đến chúc Tết. Quanh mâm cơm ngày Tết, mọi người ăn uống vui vẻ, bàn bạc công việc làm ăn của những ngày sắp tới và cùng chúc nhau những điều may mắn tốt lành.

Trong những ngày xuân, đồng bào dân tộc Sán Dìu thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa, thể thao. Đây là những trò chơi phổ biến trong những ngày Tết, lễ hội và được lưu truyền từ đời này, qua đời khác.

Các điểm du xuân ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán

Tết đến là dịp để gia đình quây quần, đoàn tụ, cùng trao cho nhau những giây phút hạnh phúc trọn vẹn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để du xuân. 

 

Đi lễ đầu năm tại phủ Tây Hồ. Ảnh: Zing

Phủ Tây Hồ có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội tầm 4km hướng về phía Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của hệ thống điện thần.

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được xá tội, ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm.

Vào dịp tết Nguyên đán thì nơi đây thường rất đông. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày, đặc biệt vào ngày mồng 1,2,3 tết nguyên đán.

Đền Quán Thánh hay còn được biết tới với cái tên Trấn Vũ Quán được xây dựng từ đời vua Lý Thái Tổ. Đền được xây để trấn phía Bắc thành Thăng Long và thờ một trong Thăng Long tứ trấn là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán – thần Huyền Thiên trấn phía Bắc.

Đền Quán Thánh là một trong những địa điểm sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của Hà Nội từ lâu. Người dân đến đây để cầu tài, cầu lộc, cầu may ngày đầu năm mới.

Theo truyền thuyết cũng như ghi chép xưa thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần giúp dân thành trừ ma, trừ tà, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Một điểm nữa khiến đây trở nên nổi tiếng là nhờ giá trị văn hóa lâu đời từ những cổ vật như bài thơ, câu đối, bia khắc của những Thám hoa, Tiến sĩ có tiếng đương thời cùng với những bức chạm trổ cầu kỳ trên gỗ.

Du Xuân ở chùa Trấn Quốc. Ảnh: Kinh tế đô thị

Cùng với Phủ Tây Hồ, Đền Quán Thánh thì Chùa Trấn Quốc là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội chắc chắn bạn phải đến trong những ngày đầu năm mới. Không chỉ ngày lễ tết mà những ngày bình thường thì đây cũng rất đông du khách ghé thăm.

Chùa Trấn Quốc là một trong những điểm đón tiếp khách nhiều nhất trong những ngày đầu năm của tết nguyên đán. Trước đây vào thời Lý – thời kỳ phật giáo hưng thịnh thì chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của cả kinh thành. Mọi người chủ yếu đến đây để cầu bình an và cầu may mắn trong năm mới. Ngoài ra còn kết hợp với việc du xuân vãn cảnh chùa.

Chùa Kim Liên được xếp hạng thuộc 10 di tích kiến trúc cổ đẹp nhất Việt Nam, với ý nghĩa “bông sen nở trên mặt hồ Tây”. Chùa được xây vào năm 1443 từ thời Lý – Trần. Cũng như những Chùa khác thì Chùa Kim Liên đều có cấu trúc gồm tam quan được chạm khắc tinh xảo.

Chùa Kim Liên có diện tích không quá lớn, tuy nhiên thì không nằm ở khu vực nội thành nên không khí khá yên tĩnh và thoáng đãng. Với lối kiến trúc độc đáo, tinh xảo vẫn còn lưu giữ lại tinh hoa văn hóa tín ngưỡng một thời thì đây luôn là nơi người dân Hà Nội chọn làm địa điểm du xuân tâm linh để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.

Nhắc đến những địa điểm du xuân Hà Nội thì không thể bỏ qua đền Ngọc Sơn – ngôi đền nằm ngay trên hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng ở khu vực trung tâm phồn thịnh nhất Hà Nội. Đền Ngọc Sơn có niên đại tầm thế kỷ XIX thờ thần Văn Xương – Thần chủ quản văn chương thi cử cùng với vị Đức đại vương Trần Hưng Đạo.

Vào dịp Tết nguyên đán thì lượng người đổ về trung tâm thành phố vui chơi là rất nhiều, nhiều người sẽ kết hợp luôn cả việc đi đền lễ bái đầu năm và ngắm cảnh hồ. Mọi người đến Đền Ngọc Sơn để cầu tài, cầu lộc, cầu may. Và đặc biệt hơn cả là cầu học hành, con đường thi đỗ đạt và sự nghiệp học hành có nhiều thành công, thành tựu.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây: