Sức hấp dẫn lớn từ thị trường tín chỉ carbon

Sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ năm 1997, tín chỉ carbon đã trở thành một món hàng hot và thị trường carbon đã tạo nên sức hút khó cưỡng.

Nhiều quốc gia tiến bộ đã bỏ túi thêm nhiều tỷ đô la mỗi năm thông qua việc thúc đẩy giảm phát thải tự nguyện trong sản xuất, năng lượng, khai thác tài nguyên…

Không chỉ tạo ra nguồn lực tài chính cho quốc gia, các nước phát triển cũng đang định hướng phần còn lại của thế giới phải chuyển dịch bền vững. Mới đây liên nh Châu Âu hay tới đây là Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon đối với nhiều mặt hàng phát thải cao.

Với vai trò là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do, dù muốn dù không thì Việt Nam cũng phải tuân thủ nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi. Đây vừa là thử thách vừa là tín hiệu tích cực để kỳ vọng vào một nền sản xuất xanh sạch và một thị trường tín chỉ carbon sôi động trong tương lai.

Theo Nghị định 06/2022 của Chính phủ, năm 2025 sẽ tiến hành thí điểm và  đến năm 2028 sẽ chính thức đưa thị trường tín chỉ carbon vào vận hành chính thức. Lộ trình này là phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26. Tuy vậy, với những gì đang diễn ra thì quá trình này hoàn toàn có thể được triển khai sớm hơn với đầu tàu là TPHCM – nơi có hoạt động tài chính sôi động nhất cả nước.

Với mức giá có thể lên tới 100USD/tín chỉ carbon (tuỳ vào sản phẩm cụ thể lẫn nhu cầu của thị trường) thì Việt Nam hoàn toàn có thể cộng thêm vào nguồn lực quốc gia nhiều tỷ đô la mỗi năm từ thị trường tín chỉ carbon. Điều này là rấtcần thiết trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.

Tuy nhiên, để thị trường này đi vào hoạt động vẫn phải còn hoàn thiện nhiều hơn nữa về cơ chế chính sách, tạo lập thị trường, nâng cao nhận thức và có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho các dự án giảm phát thải. Không chỉ vậy, đây là một thị trường mới với thứ hàng hoá đặc thù nên yếu tố nh bạch cần được đưa lên hàng đầu. Do đó những hướng dẫn về việc kiểm định, đánh giá và cấp phát tín chỉ carbon cần phải được chuẩn hoá chứ không thể vận hành theo cơ chế xin cho.

Việc sớm đưa thị trường tín chỉ carbon nước ta đi vào hoạt động không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu lớn cho quốc gia mà còn giúp nền kinh tế thích nghi tốt hơn với các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường quốc tế, doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua bền vững.