Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Thúc đẩy thành lập thị trường tín chỉ carbon, không còn là quá sớm

Huy Hoàng: Thứ sáu 01/12/2023, 15:31 (GMT+7)

Bên cạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh thì TPHCM mà nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang từng bước chuẩn bị thành lập thị trường tín chỉ carbon.

Với tiềm năng sẵn có, động thái này vừa là bước đi phù hợp với xu thế của toàn cầu vừa là động lực phát triển mới cho nước ta trong thời gian tới. 

Ảnh minh hoạ: dangcongsan

Ảnh minh hoạ: dangcongsan

Tín chỉ carbon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2. Mỗi tín chỉ carbon được xác nhận là 1 tấn CO2, hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi tương đương. Giá trị của mỗi tín chỉ carbon dao động từ 6 USD đến gần 100 USD phụ thuộc vào thời điểm và quy mô của các lô tín chỉ carbon được giao dịch. Tín chỉ carbon được xem là mặt hàng mới, được tạo ra khi thực hiện các hoạt động cắt giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính.

PGS TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện chiến lược chính sách Tài nguyên môi trường cho biết hiện nay thông qua các tổ chức đăng ký carbon quốc tế đã cho phép các tổ chức cá nhân có thể mua bán tín chỉ carbon theo dạng tự nguyện: "Những hành động tự nguyện của người dân trước đây như trồng cây xanh, trồng cây gây rừng là việc có thể tạo ra tín chỉ carbon. Còn với doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm phát thải mà chứng minh được thông qua thống kê, hạch toán, kiểm toán carbon đều có thể bán được.  Để làm được việc này thì cần sự tư vấn của các công ty được Liên Hiệp quốc hay EU công nhận"

Là 1 trong những doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển xanh, hiện nay 100% trang trại của Vinamilk được canh tác theo quy trình hữu cơ; 87% năng lượng đang được sử dụng để sản xuất là năng lượng xanh tái tạo, hơn 7 triệu cây xanh được trồng mới.

Đáng chú ý là 2 nhà máy, trang trại của Vinamilk đạt tiêu chuẩn trung hoà carbon theo tiêu chuẩn Pass260 với hơn 17.500 tấn carbon được trung hoà, tổng giá trị quy đổi từ quá trình sản xuất xanh của Vinamilk ước tính hàng trăm triệu USD.

Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc điều hành sản xuất kiêm trưởng dự án Netzero của Vinamilk chia sẻ: "Thực tiễn tại Vinamilk cho thấy từ cam kết đến hành động là 1 quá trình chuyển đổi và không có sự chuyển đổi nào là dễ dàng để gặt hái thành quả ngay lập tức. Yếu tố quan trọng nhất giúp chúng tôi duy trì và gặt hái được thành công là sự quyết tâm, đoàn kết của con người Vinamilk đã dám dũng cảm cam kết và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vốn dài hại và nhiều khó khăn, thách thức. Các danh nghiệp có thể thay đổi từng bước, không nhất thiết phải tham gia vào các cuộc đua lớn, đầu tư tốn kém vượt năng lực tài chính của doanh nghiệp".

Để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của các thị trường khó tính như EU hay Mỹ thì ngành dệt may nước ta đã có những bước chuẩn bị trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Ông Vũ Đức Giang – chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết việc tuân thủ cơ chế điều chỉnh carbon là điều bắt buộc không chỉ của ngành dệt may mà còn với nhiều ngành nghề khác: "Đây là chứng chỉ bắt buộc mà các nhãn hàng lớn không chấp nhận các doanh nghiệp dệt may vẫn còn đốt bằng dầu, củi hay các vật liệu khác mà bắt buộc phải đầu tư hệ thống nồi hơi điện. Theo tính toán của chúng tôi thì đầu tư hệ thống này chi phí tăng khoảng 14 15%, nếu quản lý tốt thì tăng khoảng 12% tuy nhiên đây là sân chơi mà chúng ta buộc phải tuân thủ".

Là một quốc gia nông nghiệp với lúa gạo là sản phẩm chủ đạo, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng tạo ra một lượng lớn tín chỉ carbon từ sản xuất lúa gạo.

Chia sẻ về dự án sản xuất lúa gạo bền vững và cấp tín chỉ carbon tự nguyện một cách chính xác, minh bạch đã và đang được triển khai tại ĐBSCL, bà Trần Thu Hà – Trưởng nhóm dự án chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo hướng tới năng lực phục hồi khí hậu và phát triển bền vững tại ĐBSCL của tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) nói: "Chúng tôi đã hợp đồng được với 1 đơn vị kiểm định quốc tế đạt ISO 14065, họ sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu thông qua vệ tinh để theo dõi toàn bộ quy trình canh tác và sử dụng mô hình địa hoá sinh để tính toán và lượng hoá được phát thải.

Sau khi kiểm định còn được 1 bên thẩm định theo tiêu chuẩn vàng để cấp chứng chỉ giảm phát cho doanh nghiệp. Trên thế giới chưa có dự án quy mô nào tương tự ứng dụng được mô hình này để tính toán phát thải và cấp chứng chỉ carbon từ lúa gạo".

Khi thị trường tín chỉ carbon hoạt động, thu nhập của người trồng và bảo vệ rừng sẽ tăng thêm nhờ bán tín chỉ này (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Khi thị trường tín chỉ carbon hoạt động, thu nhập của người trồng và bảo vệ rừng sẽ tăng thêm nhờ bán tín chỉ này (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Sản xuất xanh, phát triển xanh giảm phát thải vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường vừa gia tăng nguồn thu từ tín chỉ carbon là hướng đi phù hợp với nước ta.

Tuy nhiên theo tiến sĩ Tô Xuân Phúc – giám đốc điều hành tài chính thương mại của Forest Trends (Hoa Kỳ) thì dù là 1 thị trường hấp dẫn song các quy định, hướng dẫn cụ thể để công nhận, giao dịch tín chỉ carbon của nước ta vẫn chưa được định hình rõ ràng: "Chúng ta hay nói chỉ là 1 khái niệm tín chỉ carbon trong khi trên thế giới có 170 loại tín chỉ carbon khác nhau với mức giá cực kỳ khác nhau. Chính phủ ta đã đưa ra sàn giao dịch carbon nhưng mua bán, giá cả ra sao chưa rõ.

Thị trường có người mua kẻ bán, người mua có thể là quốc tế hay nội địa. Cơ chế chính sách nước ta chưa cho phép người mua quốc tế mua tín chỉ tự nguyện của Việt Nam, còn người mua trong nước có được mua không vẫn chưa rõ".

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân - Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ thì vấn đề kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền các địa phương, các Bộ ngành là hết sức quan trọng để hiện thực hoá mục tiêu của Chính phủ trong cam kết COP26 nói chung và phát triển thị trường tín chỉ carbon nói riêng: "Chúng tôi thấy có khoảng cách quá lớn giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp , tôi không nói là không nỗ lực nhưng nỗ lực của 2 bên là không gắn kết và không chia sẻ với nhau. Tôi mong rằng TPHCM là địa phương đi đầu phải có được sáng kiến gắn kết ngay lập tức giữa doanh nghiệp với chính quyền thành phố, không có sự chuyển đổi nào không có bàn tay doanh nghiệp vì đó mới là người chơi chính".

Trong nỗ tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững, TPH.CM đặt mục tiêu trở thành địa phương tiên phong trong việc xanh hoá nền kinh tế trong đó có thúc đẩy tài chính xanh và hình thành thị trường tín chỉ carbon.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: "TP.HCM là địa phương có trách nhiệm, đi đầu trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và sẽ là địa phương nhận nhiệm vụ đầu tiên, nhận nhiệm vụ lớn nhất để thực hiện các cam kết quốc gia trong hợp tác quốc tế. Tp không có lựa chọn nào khác và chúng tôi xem đó là sứ mạng, phải có trách nhiệm chính, phải đi tiên phong trong chuyển đổi xanh cũng như nỗ lực trong phát triển bền vững".

Không còn là quá sớm

Sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ năm 1997, tín chỉ carbon đã trở thành một món hàng hot và thị trường carbon đã tạo nên sức hút khó cưỡng. Nhiều quốc gia tiến bộ đã bỏ túi thêm nhiều tỷ đô la mỗi năm thông qua việc thúc đẩy giảm phát thải tự nguyện trong sản xuất, năng lượng, khai thác tài nguyên…

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

Không chỉ tạo ra nguồn lực tài chính cho quốc gia, các nước phát triển cũng đang định hướng phần còn lại của thế giới phải chuyển dịch bền vững. Mới đây liên minh Châu Âu hay tới đây là Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon đối với nhiều mặt hàng phát thải cao.

Với vai trò là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do, dù muốn dù không thì Việt Nam cũng phải tuân thủ nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi. Đây vừa là thử thách vừa là tín hiệu tích cực để kỳ vọng vào một nền sản xuất xanh sạch và một thị trường tín chỉ carbon sôi động trong tương lai.

Theo Nghị định 06/2022 của Chính phủ, năm 2025 sẽ tiến hành thí điểm và  đến năm 2028 sẽ chính thức đưa thị trường tín chỉ carbon vào vận hành chính thức. Lộ trình này là phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26.

Tuy vậy, với những gì đang diễn ra thì quá trình này hoàn toàn có thể được triển khai sớm hơn với đầu tàu là TP.HCM – nơi có hoạt động tài chính sôi động nhất cả nước.

Với mức giá có thể lên tới 100USD/tín chỉ carbon (tuỳ vào sản phẩm cụ thể lẫn nhu cầu của thị trường) thì Việt Nam hoàn toàn có thể cộng thêm vào nguồn lực quốc gia nhiều tỷ đô la mỗi năm từ thị trường tín chỉ carbon. Điều này là rấtcần thiết trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.

Tuy nhiên, để thị trường này đi vào hoạt động vẫn phải còn hoàn thiện nhiều hơn nữa về cơ chế chính sách, tạo lập thị trường, nâng cao nhận thức và có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho các dự án giảm phát thải. Không chỉ vậy, đây là một thị trường mới với thứ hàng hoá đặc thù nên yếu tố minh bạch cần được đưa lên hàng đầu.

Do đó những hướng dẫn về việc kiểm định, đánh giá và cấp phát tín chỉ carbon cần phải được chuẩn hoá chứ không thể vận hành theo cơ chế xin cho.

Việc sớm đưa thị trường tín chỉ carbon nước ta đi vào hoạt động không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu lớn cho quốc gia mà còn giúp nền kinh tế thích nghi tốt hơn với các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường quốc tế, doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua bền vững.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến chiều nay (2/5), đã có hơn 300 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh.

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Trong những ngày cả nước chìm trong không khí vui tươi, phấn khởi của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thì lực lượng CSGT thủ đô vẫn “đội nắng, bám đường”, xuyên đêm tuần tra kiểm soát, nhằm đảm bảo ANTT, ATGT cho người dân.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.