Quản trị chung cư, một "nghề" cần minh bạch

Rõ ràng khi số lượng chung cư ngày một nhiều thì đòi hỏi về những ban quản trị chung cư vì thế cũng cao lên. Chuyên nghiệp, bản lĩnh, đảm bảo công khai, minh bạch sẽ là những yêu cầu tiên quyết đối với những người đại diện cho cư dân.


Ở chung cư nơi tôi đang sinh sống, hầu hết cư dân khi gặp thành viên ban quản trị đều hỏi vì sao nhà rác bốc mùi hoài không hết hay bảo vệ làm gì mà người ngoài ra vào như đi chợ? Thắc mắc là điều bình thường, nhưng vấn đề nằm ở chỗ đối tượng tiếp nhận các vấn đề này thay vì là ban quản lý toà nhà thì lại là ban quản trị.

Tình trạng này cũng diễn ra ở hầu hết tại các chung cư khác. Và rõ ràng, không nhiều người có thể hiểu rõ và nh định được ban quản trị chung cư là ai, họ làm gì và họ khác với ban quản lý chung cư ra sao?

Pháp luật xác định ban quản trị chung cư là tổ chức đại diện cho dân cư, có tư cách pháp nhân, con dấu và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hay Ban chủ nhiệm hợp tác xã.

Tuy vậy, chưa hề có 1 văn bản hướng dẫn cụ thể nào vừa đầy đủ, vừa chặt chẽ để cư dân hiểu tường tận được vai trò trách nhiệm của ban quản trị, hoặc là cơ sở pháp lý vững vàng để ban quản trị có thể “yên tâm” hoạt động.

Chính vì kẽ hở pháp luật này mà không ít người đã xem Ban quản trị là 1 ngành nghề béo bở, và vụ việc 1 số thành viên ban quản trị chung cư Miếu Nổi tại TP.HCM bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi tham ô tài sản chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đâu chỉ là huê lợi từ việc quản lý vài tỷ thậm chí là hàng chục, hàng trăm tỷ đồng quỹ bảo trì, rất nhiều người “cố tình chen chân” vào ban quản trị để kiếm chác thêm từ rất nhiều hợp đồng dịch vụ lớn nhỏ khác nhau. Nếu cơ quan chức năng làm đến nơi đến chốn, tôi tin rằng nhiều vụ việc sai phạm còn lớn hơn sẽ được phơi bày.

Nói vậy không hẳn ai làm ban quản trị chung cư cũng tham, cũng xấu, cũng tư lợi bởi thực tế nhiều ban quản trị chung cư dù rất nhiệt tình, tâm huyết nhưng cũng không thể hoạt động ổn định. Việc này một phần cũng vì thiếu các căn cứ pháp lý cần thiết, hay nói cách khác là mọi thứ rất chung chung, nửa vời.

Bạn tôi hiện đang là Trưởng ban quản trị một chung cư hơn 4.000 cư dân cho rằng cái danh xưng ban quản trị nghe rất gì và này nọ, nhưng không khác gì “hữu danh vô thực”. Không giống doanh nghiệp càng không phải tổ chức chính trị, không hẳn tổ chức xã hội cũng không phải đoàn thể chuyên môn.

Họ được cư dân bầu, được chính quyền công nhận và hoạt động hơn 1 năm qua nhưng gần như chưa ngày nào yên ổn bởi làm gì cũng bị phán xét, hằn học, thù lao chỉ đủ cafe nhưng nguy cơ lao lý lại quá nhiều.

Rõ ràng khi số lượng chung cư ngày một nhiều thì đòi hỏi về những ban quản trị chung cư vì thế cũng cao lên. Chuyên nghiệp, bản lĩnh, đảm bảo công khai, nh bạch sẽ là những yêu cầu tiên quyết đối với những người đại diện cho cư dân.

Do vậy, cần phải sớm bịt lại các lỗ hổng pháp lý, khẩn trương hình thành các quy định, hướng dẫn pháp luật cụ thể để chuẩn hoá hoạt động của các bản trị chung cư. Điều này vừa giúp cho người mua nhà có thể dễ dàng giám sát cũng như yên tâm, hăng hái tham gia vào công tác quản trị, ổn định hoạt động của chung cư.