Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã đến lúc cần phải thay đổi góc nhìn về Ban quản trị nhà chung cư, cần xem như một "nghề" được tuyển chọn nhân sự chuyên nghiệp có chuyên môn, có ràng buộc pháp lý chặt chẽ mới bảo đảm quyền lợi của cư dân.
Theo đó, mâu thuẫn phổ biến nhất giữa cư dân và ban quản trị chung cư xuất phát từ việc sử dụng không rõ ràng, thiếu minh bạch quỹ bảo trì. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc ban quản trị, ban quản lý kê khai vượt mức các hạng mục so với giá hoặc kéo dài việc bảo trì các hạng mục nhằm mục đích trục lợi.
Tại nhiều chung cư, mâu thuẫn giữa cư dân với ban quản trị đã ở mức không thể đối thoại nữa mà đã phải nhờ chính quyền can thiệp.
Điển hình như mới đây cư dân chung cư ở đường Võ Nguyên Giáp (TP. Thủ Đức, TP.HCM) phải nhờ đại diện chính quyền địa phương đứng ra tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu lại, bổ sung ban quản trị vì cho rằng ban quản trị (BQT) trong nhiều việc chưa làm đúng trách nhiệm, đúng quy định. Ban quản trị cũng không tái ký hợp đồng với đơn vị quản lý chung cư gây khó khăn cho công tác vận hành, bảo đảm an toàn, sinh hoạt tại chung cư khiến người dân sống tại chung cư trên bức xúc.
"Cái bức xúc của bà con chung cư thì đều bặt vô âm tín, không được trả lời thỏa đáng. Đến 5 năm nay, những kiến nghị, những bức xúc và những đòi hỏi chính đáng của bà con thì không được giải quyết".
"Cư dân chúng tôi cần một BQT có tâm, có tầm, làm sao để hài hòa quyền lợi giữa chủ đầu tư và cư dân. Làm sao những đơn vị BQT họ chuyên nghiệp, họ am hiểu trong lĩnh vực đó để giúp cho cư dân có cuộc sống tốt".
Còn tại 1 chung cư ở phường Tân Quý (quận Tân Phú) cư dân cũng "tố" ban quản trị có các khuất tất trong việc sử dụng quỹ bảo trì cũng như các khoản thu khác của chung cư và yêu cầu địa phương xem xét lại kết quả bầu ban quản trị.
Ngoài ra, cư dân chung cư đã nhờ đơn vị kiểm toán vào cuộc để làm rõ các khuất tất của ban quản lý trong việc sử dụng quỹ bảo trì cũng như các khoản thu khác của chung cư.
"Nói chung làm gì chúng tôi cũng không được công khai, bầu gì cũng không biết. Nói chung là nhiều cái bức xúc lắm, cái gì cũng không công khai hết".
"Tại các hội nghị nhà chung cư thì chúng tôi cũng thể hiện sự bức xúc của mình ra, đó là các chứng từ, hóa đơn thu hoặc chi tiết thì BQT lại không cung cấp”.
Mới đây, từ tố giác của cư dân chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh), công an đã vào cuộc và khởi tố, bắt tạm giam trưởng, phó ban quản trị và một cá nhân thuộc công ty cung cấp thang máy để điều tra hành vi tham ô. Trưởng và phó ban quản trị đã có hành vi bắt tay, nâng khống giá thang máy lắp cho chung cư để chiếm đoạt tiền của cư dân chung cư.
Trước đó, năm 2022 Công an TP.HCM cũng xử lý hình sự trưởng ban quản trị và một thành viên bản quản trị chung cư Thịnh Vượng (TP. Thủ Đức) về hành vi tham ô tài sản. Hai cá nhân này đã lấy tiền quỹ bảo trì của chung cư để sử dụng cho mục đích cá nhân.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) nhìn nhận tình trạng ban quản trị, ban quản lý nhà chung cư có biểu hiện lạm quyền, không công khai, minh bạch trong thu, chi, lợi dụng việc lựa chọn nhà thầu quản lý, vận hành tòa nhà để hưởng hoa hồng là rất phổ biến. Lý do là hiện quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề này còn nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng tiêu cực, vi phạm pháp luật:
“Hành vi quản lý sử dụng kinh phí bảo trì, sở hữu chung không đúng quy định. Ví dụ như tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà những người này chưa thông qua hội nghị nhà chung cư. Rồi không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu chi theo quy định thì sẽ phạt từ 100.000 – 120.000 đồng, quy định khoản 2 điều 69 của nghị định 16.
Về xử lý hình sự, trường hợp hành vi vi phạm của các cá nhân nói trên nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm về tội tham ô tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của điều 353 của bộ luật hình sự hiện hành và quy định vào tính chất mức độ vi phạm trên thực tế mà sẽ bị phạt tù từ 2 năm cho đến 20 năm tù chung thân hoặc tử hình.”
Theo các chuyên gia, quy định pháp luật về hoạt động của ban quản trị chung cư hiện cũng chưa hoàn thiện, thiếu hành lang pháp lý để hoạt động cho minh bạch và hiệu quả. Nếu những thành viên ban quản trị không có tâm huyết, không đủ kiến thức pháp luật sẽ dễ hiểu sai và làm sai hoặc lợi dụng lỗ hổng để tiêu cực. Ngoài ra, để giải quyết mâu thuẫn phổ biến nhất giữa cư dân và ban quản trị chung cư cần rõ ràng, minh bạch trong việc sử dụng quỹ bảo trì.
Tiến sỹ Võ Kim Cương (nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM) nhấn mạnh: “Khi làm trong ban quản trị thì phải quản lý một lượng tiền, có những nơi 2% là rất nhiều tiền, có những nơi hàng trăm tỷ, thậm chí là nhiều trăm tỷ. Do đó, rõ ràng, việc quản trị kinh tế phải có người chuyên môn tham gia, hay là việc minh bạch mua sắm trang thiết bị cũng phải có chuyên môn và cũng phải là những người rất trung thực, cũng như là có ý kiến từ người dân, ví dụ là bao nhiêu tiền thì anh phải xin ý kiến từ người dân. Từ đó, tự nhiên nó sẽ trở thành nguyên tắc, sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp hoặc mâu thuẫn hoặc là có những nghi ngờ lẫn nhau.”.
Có thể thấy, năng lực điều hành của ban quản trị được đánh giá là yếu tố chính trong hoạt động quản lý, sử dụng nhà chung cư do ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sinh hoạt của cư dân. Vì vậy, trước hết cần phải nâng cao trình độ, chất lượng của các thành viên ban quản lý để bảo đảm quyền lợi của cư dân.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật) cho rằng, cần phải tiếp tục hoàn thiện để đồng bộ với các văn bản khác trong hệ thống luật. Trước hết, cần các quy định pháp luật chặt chẽ để ràng buộc ban quản trị làm đúng chức năng của họ. Luật sư Bình đề xuất làm riêng luật về chung cư để ra 1 cái quy định về quản lý chung cư”. Ngoài ra, cần thành lập thêm 1 ban giám sát hoạt động độc lập.
"Để đảm bảo quyền lợi của người dân thì chúng ta cần phải nâng cao công tác quản lý, giám sát của cư dân đối với các hoạt động thu chi, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư bằng việc thành lập ban giám sát độc lập với ban quản trị. Theo đó, trao quyền cho ban giám sát được theo dõi biến động các giao dịch thu chi, được tham gia lựa chọn nhà thầu đơn vị quản lý cung cấp dịch vụ cho chung cư….”.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng đề xuất thêm: “Có thể thông qua hình thức là thành lập thêm một ban giám sát ở cộng đồng khu dân cư đó có quyền và nghĩa vụ độc lập với ban quản trị ban quản lý và chúng ta nên trao quyền cho ban giám sát này được theo dõi những biến động của các giao dịch thu chi của nhà chung cư và họ được tham gia lựa chọn nhà thầu, đơn vị quản lý cung cấp dịch vụ cho chung cư.
Và cuối cùng chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể là cần phải có sự quản lý kiểm tra định kỳ tiếp nhận thông tin và kịp thời từ người dân khi có phản ánh khiếu nại về các sai phạm để chúng ta giải quyết một cách kịp thời”.
Quản trị chung cư - một "nghề" cần minh bạch
Ở chung cư nơi tôi đang sinh sống, hầu hết cư dân khi gặp thành viên ban quản trị đều hỏi vì sao nhà rác bốc mùi hoài không hết hay bảo vệ làm gì mà người ngoài ra vào như đi chợ? Thắc mắc là điều bình thường, nhưng vấn đề nằm ở chỗ đối tượng tiếp nhận các vấn đề này thay vì là ban quản lý toà nhà thì lại là ban quản trị.
Tình trạng này cũng diễn ra ở hầu hết tại các chung cư khác. Và rõ ràng, không nhiều người có thể hiểu rõ và minh định được ban quản trị chung cư là ai, họ làm gì và họ khác với ban quản lý chung cư ra sao?
Pháp luật xác định ban quản trị chung cư là tổ chức đại diện cho dân cư, có tư cách pháp nhân, con dấu và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hay Ban chủ nhiệm hợp tác xã. Tuy vậy, chưa hề có 1 văn bản hướng dẫn cụ thể nào vừa đầy đủ, vừa chặt chẽ để cư dân hiểu tường tận được vai trò trách nhiệm của ban quản trị, hoặc là cơ sở pháp lý vững vàng để ban quản trị có thể “yên tâm” hoạt động.
Chính vì kẽ hở pháp luật này mà không ít người đã xem Ban quản trị là 1 ngành nghề béo bở, và vụ việc 1 số thành viên ban quản trị chung cư Miếu Nổi tại TP.HCM bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi tham ô tài sản chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Đâu chỉ là huê lợi từ việc quản lý vài tỷ thậm chí là hàng chục, hàng trăm tỷ đồng quỹ bảo trì, rất nhiều người “cố tình chen chân” vào ban quản trị để kiếm chác thêm từ rất nhiều hợp đồng dịch vụ lớn nhỏ khác nhau. Nếu cơ quan chức năng làm đến nơi đến chốn, tôi tin rằng nhiều vụ việc sai phạm còn lớn hơn sẽ được phơi bày.
Nói vậy không hẳn ai làm ban quản trị chung cư cũng tham, cũng xấu, cũng tư lợi bởi thực tế nhiều ban quản trị chung cư dù rất nhiệt tình, tâm huyết nhưng cũng không thể hoạt động ổn định. Việc này một phần cũng vì thiếu các căn cứ pháp lý cần thiết, hay nói cách khác là mọi thứ rất chung chung, nửa vời.
Bạn tôi hiện đang là Trưởng ban quản trị 1 chung cư hơn 4000 cư dân cho rằng cái danh xưng ban quản trị nghe rất gì và này nọ, nhưng không khác gì “hữu danh vô thực”. Không giống doanh nghiệp càng không phải tổ chức chính trị, không hẳn tổ chức xã hội cũng không phải đoàn thể chuyên môn.
Họ được cư dân bầu, được chính quyền công nhận và hoạt động hơn 1 năm qua nhưng gần như chưa ngày nào yên ổn bởi làm gì cũng bị phán xét, hằn học, thù lao chỉ đủ cafe nhưng nguy cơ lao lý lại quá nhiều.
Rõ ràng khi số lượng chung cư ngày một nhiều thì đòi hỏi về những ban quản trị chung cư vì thế cũng cao lên. Chuyên nghiệp, bản lĩnh, đảm bảo công khai, minh bạch sẽ là những yêu cầu tiên quyết đối với những người đại diện cho cư dân.
Do vậy, cần phải sớm bịt lại các lỗ hổng pháp lý, khẩn trương hình thành các quy định, hướng dẫn pháp luật cụ thể để chuẩn hoá hoạt động của các bản trị chung cư. Điều này vừa giúp cho người mua nhà có thể dễ dàng giám sát cũng như yên tâm, hăng hái tham gia vào công tác quản trị, ổn định hoạt động của chung cư.
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.
72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.
Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.
Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.
Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…