Minh bạch về chính sách để hút vốn cho các dự án giao thông

Mặc dù Luật PPP có hiệu lực từ năm 2021, song đến nay chưa nhiều dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức này.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, một trong những nút thắt cần tháo gỡ là việc nh bạch thông tin, nhất quán về chính sách; để tạo sự chủ động và bình đẳng cho nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Việc Bộ GTVT đề xuất cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các dự án “nâng đời” cao tốc 2 làn xe là cần thiết trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công đang cần tập trung vào các dự án trọng điểm khác như: cao tốc Bắc- Nam, Vành đai 4 Vùng Thủ đô, Vành đai 3 TP. HCM…

Song từ kinh nghiệm triển khai các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông thời gian qua cho thấy, sự thiếu nhất quán về chính sách đã khiến các nhà đầu tư đối diện rủi ro. Chẳng hạn, dự án BOT Bắc Cạn- Chợ Mới, do không thể thu phí trên Quốc lộ 2 như hợp đồng, khiến phương án tài chính bị phá vỡ. Dù được đưa vào danh mục 8 dự án BOT được Nhà nước mua lại, song hiệu quả đầu tư đã bị ảnh hưởng đáng kể.

Hay như dự án BOT Quốc lộ 38, từ Hải Dương đi Bắc Ninh có thời điểm doanh thu chỉ đạt khoảng 37%, do chủ phương tiện trốn phí. Mặc dù chủ đầu tư đã “chạy đôn, chạy đáo” tìm phương án tháo gỡ, song không có sự đồng hành của Nhà nước, thiếu chính sách hỗ trợ của địa phương, khiến dự án rơi vào nợ xấu.

Đành rằng các dự án cao tốc có lợi thế thu phí kín, ít khi xảy ra tình trạng trốn phí, nên khả năng thu hồi vốn sẽ cao hơn, nhưng không hẳn không có rủi ro.

Việc nh bạch hóa thông tin, nh bạch về chính sách là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất để doanh nghiệp tin tưởng, đầu tư vào lĩnh vực này.

Thứ nhất, thiếu thống nhất về cơ chế chính sách, tạo ra sự rủi ro cho nhà đầu tư. Việc can thiệp vào lộ trình tăng giá qua trạm BOT đã được cam kết trong hợp đồng thời gian qua đã cho thấy điều đó, bởi theo theo hợp đồng, sau 3 năm sẽ điều chỉnh một lần, nhưng thực tế, từ năm 2016 đến cuối năm 2023, doanh nghiệp chưa một lần được tăng giá vé, chưa kể những lần giảm phí để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân. Việc không thực hiện theo hợp đồng tác động đáng kể đến nhà đầu tư, ít nhiều gây mất niềm tin đối với các ngân hàng cung cấp tín dụng.

Thứ hai, thông tin về quy hoạch và thực hiện các dự án mở rộng, nâng cấp hạ tầng giao thông tại địa phương và cả nước chưa được nhất quán. Trong khi những vướng mắc, bất cập về 8 dự án BOT vẫn chưa thể xử lý dứt điểm, nay Bộ GTVT lại phải giải quyết 14 dự án BOT khác có nguy cơ bị ảnh hưởng đến phương án tài chính khi cao tốc Bắc - Nam hoàn thành. Trong số đó, cá biệt có dự án tụt dốc doanh thu tới 86%...

Bởi thế, để thu hút nguồn vốn xã hội vào các dự án cải tạo, nâng cấp cao tốc, cần nh bạch về chính sách thu hút đầu tư, tỷ lệ vốn nhà nước, cơ chế chia sẻ rủi ro, cam kết tỷ lệ lợi nhuận cho nhà đầu tư…

Từ khi Luật PPP có hiệu lực (năm 2021) đến nay, chúng ta chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào dự án hạ tầng theo hình thức này. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông rất lớn.

Do đó, việc Bộ GTVT đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư PPP vào các dự án giao thông nói chung và “nâng đời” các dự án cao tốc phân kỳ đầu tư trong thời gian tới, thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải tạo lòng tin, sự bình đẳng với các nhà đầu tư. Việc nh bạch hóa thông tin, nh bạch về chính sách là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất để doanh nghiệp tin tưởng, đầu tư vào lĩnh vực này.