Miếng bánh tỷ đô và chuyện độc quyền tự nhiên

Các thông tin chính thức cho thấy, Hà Nội hiện có tổng cộng 23 cơ sở cấp nước sạch tập trung. Trong đó 5 cơ sở khai thác nước mặt gồm: Nhà máy nước sạch Sông Đà, Sông Đuống, Bắc Thăng Long, Mê Linh và Ba Vì).

Có 18 cơ sở cấp nước khai thác nước ngầm thuộc 5 công ty: Nước sạch Hà Nội, Số 2 Hà Nội, Số 3 Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào thị trường cung cấp nước sạch đô thị hiện nay, có thể tóm gọn lại 5 “đại gia” đang chiếm lĩnh thị trường. Đó là 2 công ty bán buôn nước mặt là Sông Đà và Sông Đuống, cùng 3 công ty vừa sản xuất nước ngầm, vừa mua nước mặt về bán lẻ là Nước sạch Hà Nội, Nước sạch Hà Đông và Viwaco.

Xem lại loạt bài: Nước sạch và dấu hỏi về sự nh bạch

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường nước sạch Thủ đô rất tiềm năng, trị giá hàng tỷ USD nhưng không đồng nghĩa nhà đầu tư gia nhập sau với ưu thế về vốn có thể nắm được ưu thế.

Đây là một ngành dịch vụ cung cấp sản phẩm đặc thù, thiết yếu, không sợ thiếu đầu ra. Nhưng nó đang phân ra làm hai mảng rõ rệt là sản xuất và phân phối.

Do đặc điểm lịch sử về hạ tầng đường ống, trạm bơm, trạm cấp nước, tính chất độc quyền tự nhiên trong sản xuất và phân phối là tất yếu.

Ảnh nh họa

Nếu như trước đây việc sản xuất nước sạch là độc quyền với các xí nghiệp, nhà máy quốc doanh với công nghệ khai thác nước ngầm. Thì ngay nay, chủ trương xã hội hóa ngành nước đang giúp nhiều doanh nghiệp tư nhân khai thác nước mặt gia nhập thị trường.

Cùng với chủ trương hạn chế khai thác nước ngầm, chuyển sang sử dụng nước mặt trong những năm tới, các đơn vị sản xuất nước mặt sẽ chiếm thế thượng phong về độc quyền sản xuất.

Tuy nhiên, các “thế lực cũ” về nước ngầm vẫn đang duy trì vị thế với lợi thế độc quyền về mạng lưới phân phối và thị phần bán lẻ (riêng Nước sạch Hà Nội chiếm khoảng 50% thị phần). Chưa kể, các công ty truyền thống này cũng đã và đang đầu tư sang các nhà máy sản xuất nước mặt.

Việc duy trì tình thế song phương về độc quyền bán và độc quyền mua này (dù là độc quyền tự nhiên) có thể dẫn tới những thỏa thuận ở thị trường sơ cấp trước khi nước sạch tới được vòi nhà dân, các tổ chức, cơ quan mua lẻ (thị trường thứ cấp).

Dĩ nhiên, nếu các thỏa thuận này nh bạch, hài hòa lợi ích kinh doanh và lợi ích cộng đồng, giá nước sinh hoạt sẽ được “neo” ở mức hợp lý và nhà nước sẽ không phải can thiệp quá sâu.

Ngược lại, tình huống sẽ rất phức tạp nếu lợi ích các bên xung đột và đi đến một thỏa thuận để gia tăng, bù đắp lợi ích cho nhau, khi đó, người chịu thiệt hại sẽ là người dân, ngân sách thành phố thông qua điều chỉnh mức giá bán lẻ.

Kịch bản dễ xảy ra trong những năm tiếp theo khi ngành công nghiệp nước sạch tiếp tục được xã hội hóa, về tay tư nhân: Một là người dân sẽ phải trả chi phí mua nước sạch cao hơn, hai là thành phố sẽ phải bù lỗ cho các nhà máy để đảm bảo mặt bằng giá hợp lý.

Cách khả dĩ để giảm giá thành nước sạch mà diện bao phủ vẫn tiếp tục gia tăng là Hà Nội kêu gọi thật nhiều nhà đầu tư gia nhập thị trường, phá thế độc quyền về sản xuất và phân phối hiện tại. Đặc biệt là đầu tư về mặt hạ tầng, thay thế các đường ống, trạm cấp nước đã quá cũ kỹ.

Tuy nhiên, một việc dễ hơn là nh bạch hóa thông tin về chất lượng nước, công nghệ sản xuất và quy trình xử lý sự cố thì đến nay, đó vẫn là một nan đề với người dân Thủ đô và chính các nhà quản lý đô thị.