Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vén “mây mờ” ngành công nghiệp nước sạch

Chu Đức - Tuấn Linh - 05/12/2022 | 5:00 (GTM + 7)

Sau khi loạt phóng sự “Nước sạch và dấu hỏi về sự minh bạch” phát sóng trên kênh VOV Giao thông, các thính giả có nêu những thắc mắc rất chính đáng về sự khác nhau giữa nước mặt và nước ngầm, họ có được chọn lựa đơn vị cung cấp nước sạch hay không?

Việc sản xuất và phân phối nước sạch đang diễn ra như thế nào? Tại sao khi sự cố xảy ra, họ rất khó tiếp cận thông tin về nguyên nhân, hậu quả, thiệt hại và thời gian xử lý?

Xem lại loạt bài: Nước sạch và dấu hỏi về sự minh bạch

Gần chục năm nay, ông Đào Văn Vạn, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã sử dụng máy lọc nước cho mục đích sinh hoạt. Dù đang mua nước sạch từ công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) nhưng ông vẫn chưa yên tâm lắm:

“Hàng ngày thì thấy cũng đảm bảo đấy, nhưng chất lượng nước tăng cường thêm được nữa thì tốt. Vì qua xử lý số lượng lớn, dòng chảy qua ống mới, còn ở nơi ống cũ thì tôi tin rằng, chất lượng nước không đảm bảo thì cũng nguy hiểm”.

Khi được hỏi, có biết nước đơn vị phân phối Viwaco cung cấp là nước mặt hay nước ngầm, lấy từ nhà máy nào, ông Vạn chia sẻ:“Tôi cũng được biết nước bên sông Hồng có, sông Đáy, sông Đà cũng có. Có mấy nhà máy, nguồn nước cơ. Tôi cũng không biết họ kinh doanh theo kiểu riêng biệt hay có trộn vào hay không. Chúng tôi quan tâm thế thôi chứ cũng đã được gặp cán bộ kỹ thuật để phản ánh về chất lượng nước bao giờ đâu”.

Cũng trong trạng thái khá mông lung về vấn đề cung cấp nước sạch, người dân trên phố Đông Tác, quận Đống Đa, Hà Nội đã gửi phản ánh về Kênh VOV Giao thông.

Họ cho biết, phải chịu đựng cảnh thấp thỏm về chất lượng nước sạch, khi một sự cố rò rỉ đường ống ngầm, bắn tia nước lên mặt đường gần 2 tuần mà không có đơn vị nào đứng ra tiếp nhận thông tin và giải quyết.

Một sự cố đường ống nước ngầm giữa đường thuộc phạm vi quản lý Xí nghiệp nước sạch Đống Đa (thuộc Cty nước sạch Hà Nội) nhưng 2 tuần liền, người dân không được giải đáp thông tin.

Một sự cố đường ống nước ngầm giữa đường thuộc phạm vi quản lý Xí nghiệp nước sạch Đống Đa (thuộc Cty nước sạch Hà Nội) nhưng 2 tuần liền, người dân không được giải đáp thông tin.

Phải tới khi VOV Giao thông vào cuộc đưa tin xác minh, xí nghiệp nước sạch Đống Đa (một thành viên công ty nước sạch Hà Nội) mới âm thầm khắc phục sự cố. Theo cư dân, trong và sau sự cố, không có bất cứ khuyến cáo nào từ đơn vị có trách nhiệm về chất lượng nước có bị ảnh hưởng hay không: “Đêm muộn tầm 11h thì họ đến họ đào sửa chữa. Sau đấy tầm 12h thì bảo xong rồi. Cũng không bảo là xong rồi là xong hẳn hay tạm bợ như nào”.

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về quy trình giám sát chất lượng nước sạch, phóng viên tìm đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Ông Vũ Kim Chung, Phó Trưởng khoa Sức khỏe môi trường, cho biết, kiểm nghiệm chất lượng nước do các nhà máy tự tiến hành hàng tuần với 8 thông số nhóm A, 6 tháng/lần với 91 thông số nhóm B, trong khi Sở Y tế thực hiện ngoại kiểm tối thiểu 1 năm/lần.

Khi có phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước, về sự cố nước thì sẽ tiến hành ngoại kiểm đột xuất.

“Nếu so với các sự cố, cơ sở cấp nước người ta được báo mà khắc phục ngay được rồi. Bản thân họ nhận thấy không nghiêm trọng, có thể khắc phục ngay trong 24 giờ, thì họ cũng không thông báo với cơ quan chức năng”, ông Vũ Kim Chung nói.

Như vậy, nếu cơ sở cấp nước không thông báo, và lẳng lặng khắc phục, rất khó để các cơ quan có trách nhiệm giám sát chất lượng nước nắm được tính chất và hậu quả (nếu có) trong thời gian xảy ra sự cố.

Người dân Hà Nội không thể nào hình dung được chính xác đường đi của nước sạch từ nơi khai thác đến khi họ sử dụng sẽ như thế nào

Người dân Hà Nội không thể nào hình dung được chính xác đường đi của nước sạch từ nơi khai thác đến khi họ sử dụng sẽ như thế nào

Chuyên gia môi trường, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng, việc được sử dụng nước sạch có vai trò rất quan trọng đối với người dân. Vì vậy, thông tin về chất lượng nước trong sinh hoạt của người dân cần được công khai, minh bạch. Tránh tình trạng xảy ra sự cố nhưng người dân không được biết về quy mô sự cố, về mức độ ảnh hưởng chất lượng nước khi sự cố diễn ra, dẫn đến tình trạng người dân phải dùng nước không đảm bảo về chất lượng như một số vụ việc xảy ra thời gian qua.

Cũng theo GS.TS Đặng Kim Chi: “Người dân cần phải được biêt chất lượng nước của nơi mình đang sử dụng. Nếu vùng nước đó có biểu hiện của sự ô nhiễm hoặc gặp sự cố thì người dân phải được biết để người ta tránh, không sử dụng nguồn nước đó trong thời gian chưa khắc phục sự cố.

Nó đòi hỏi trách nhiệm của những người lãnh đạo chính quyền, người quản lý chất lượng nước, các nhà máy cung cấp nước và những nơi nắm được chất lượng nước ngầm, nước mặt phục vụ sinh hoạt của người dân”         

Theo thông tin từ Sở Xây dựng và Sở Y tế Hà Nội, thành phố hiện đang sử dụng hai nguồn nước sạch chính từ các nhà máy khai thác nước ngầm và nước mặt với tổng công suất 1,53 triệu m3/ngày đêm. Trong đó 46% là nước ngầm, 54% là nước mặt.         

Ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội nói: “Theo định hướng quy hoạch cấp nước Thủ đô 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng phê duyệt, ưu tiên sử dụng các nguồn nước mặt, hạn chế khai thác nguồn nước ngầm. Sau khi mạng lưới cấp nước tập trung của thành phố phủ kín đến, các trạm cấp nước quy mô nhỏ sẽ dừng khai thác nước ngầm và chuyển thành trạm bơm tăng áp để đảm bảo toàn bộ khu vực đô thị và nông thôn cùng sử dụng nước sạch với chất lượng nước sạch đô thị”         

Đến thời điểm này, người dân vẫn chưa được quyền lựa chọn đơn vị cung cấp nước sạch, loại nước sạch mà họ muốn dùng. Việc mua và dùng nước sạch hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực sinh sống và công ty phân phối nước sạch phụ trách khu vực đó.         

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước ngầm nơi nào đang bị suy giảm, chất lượng nguồn nước đầu vào các nhà máy khai thác nước mặt hiện nay cũng chưa được tiếp cận một cách công khai và dễ dàng.         

Do website của CDC Hà Nội (đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm ngoại kiểm các cơ sở cấp nước trên 1000m3/ngày đêm) đang bị hỏng, nên thông tin chi tiết kiểm nghiệm chất lượng nước sạch ở Hà Nội được công khai trong thời điểm cuối năm 2022 chỉ là các công bố nội kiểm do phía các nhà máy tự công bố. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Miếng bánh tỷ đô và chuyện độc quyền tự nhiên

Các thông tin chính thức cho thấy, Hà Nội hiện có tổng cộng 23 cơ sở cấp nước sạch tập trung. Trong đó 5 cơ sở khai thác nước mặt gồm: Nhà máy nước sạch Sông Đà, Sông Đuống, Bắc Thăng Long, Mê Linh và Ba Vì). Có 18 cơ sở cấp nước khai thác nước ngầm thuộc 5 công ty: Nước sạch Hà Nội, Số 2 Hà Nội, Số 3 Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào thị trường cung cấp nước sạch đô thị hiện nay, có thể tóm gọn lại 5 “đại gia” đang chiếm lĩnh thị trường. Đó là 2 công ty bán buôn nước mặt là Sông Đà và Sông Đuống, cùng 3 công ty vừa sản xuất nước ngầm, vừa mua nước mặt về bán lẻ là Nước sạch Hà Nội, Nước sạch Hà Đông và Viwaco.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường nước sạch Thủ đô rất tiềm năng, trị giá hàng tỷ USD nhưng không đồng nghĩa nhà đầu tư gia nhập sau với ưu thế về vốn có thể nắm được ưu thế.

Đây là một ngành dịch vụ cung cấp sản phẩm đặc thù, thiết yếu, không sợ thiếu đầu ra. Nhưng nó đang phân ra làm hai mảng rõ rệt là sản xuất và phân phối.

Do đặc điểm lịch sử về hạ tầng đường ống, trạm bơm, trạm cấp nước, tính chất độc quyền tự nhiên trong sản xuất và phân phối là tất yếu.

Nếu như trước đây việc sản xuất nước sạch là độc quyền với các xí nghiệp, nhà máy quốc doanh với công nghệ khai thác nước ngầm. Thì ngay nay, chủ trương xã hội hóa ngành nước đang giúp nhiều doanh nghiệp tư nhân khai thác nước mặt gia nhập thị trường.

Cùng với chủ trương hạn chế khai thác nước ngầm, chuyển sang sử dụng nước mặt trong những năm tới, các đơn vị sản xuất nước mặt sẽ chiếm thế thượng phong về độc quyền sản xuất.

Tuy nhiên, các “thế lực cũ” về nước ngầm vẫn đang duy trì vị thế với lợi thế độc quyền về mạng lưới phân phối và thị phần bán lẻ (riêng Nước sạch Hà Nội chiếm khoảng 50% thị phần). Chưa kể, các công ty truyền thống này cũng đã và đang đầu tư sang các nhà máy sản xuất nước mặt.

Việc duy trì tình thế song phương về độc quyền bán và độc quyền mua này (dù là độc quyền tự nhiên) có thể dẫn tới những thỏa thuận ở thị trường sơ cấp trước khi nước sạch tới được vòi nhà dân, các tổ chức, cơ quan mua lẻ (thị trường thứ cấp).

Dĩ nhiên, nếu các thỏa thuận này minh bạch, hài hòa lợi ích kinh doanh và lợi ích cộng đồng, giá nước sinh hoạt sẽ được “neo” ở mức hợp lý và nhà nước sẽ không phải can thiệp quá sâu.

Ngược lại, tình huống sẽ rất phức tạp nếu lợi ích các bên xung đột và đi đến một thỏa thuận để gia tăng, bù đắp lợi ích cho nhau, khi đó, người chịu thiệt hại sẽ là người dân, ngân sách thành phố thông qua điều chỉnh mức giá bán lẻ.

Kịch bản dễ xảy ra trong những năm tiếp theo khi ngành công nghiệp nước sạch tiếp tục được xã hội hóa, về tay tư nhân: Một là người dân sẽ phải trả chi phí mua nước sạch cao hơn, hai là thành phố sẽ phải bù lỗ cho các nhà máy để đảm bảo mặt bằng giá hợp lý.

Cách khả dĩ để giảm giá thành nước sạch mà diện bao phủ vẫn tiếp tục gia tăng là Hà Nội kêu gọi thật nhiều nhà đầu tư gia nhập thị trường, phá thế độc quyền về sản xuất và phân phối hiện tại. Đặc biệt là đầu tư về mặt hạ tầng, thay thế các đường ống, trạm cấp nước đã quá cũ kỹ.

Tuy nhiên, một việc dễ hơn là minh bạch hóa thông tin về chất lượng nước, công nghệ sản xuất và quy trình xử lý sự cố thì đến nay, đó vẫn là một nan đề với người dân Thủ đô và chính các nhà quản lý đô thị.

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //