Làm từ thiện cần nhất là cái tâm trong sáng

Dù đã chuyển được hay không chuyển được cũng phải công khai. Chưa kể, việc chậm thực hiện từ thiện đã vi phạm thỏa thuận ban đầu của những người làm từ thiện.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Đứng ra kêu gọi quyên góp giúp bà con ền Trung gặp bão lụt, nhưng hơn 6 tháng trôi qua, vừa rồi Hoài Linh mới lên tiếng trước sức ép của dư luận.

Những lùm xùm về vụ việc cá nhân hoặc một số nghệ sĩ có tên tuổi “ngâm nửa năm” hàng chục tỉ đồng tiền quyên góp cứu trợ lũ lụt ền Trung hay tuyên bố chuyển tiền quyên góp cho người này lại chuyển vào tài khoản của người khác… đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Qua câu chuyện này, người dân cho rằng: hoạt động từ thiện cần được nh bạch, cũng như có biện pháp xử lý cá nhân nếu trục lợi.

 

"Trong từ thiện người ta yêu cầu rất cao là tính nh bạch. Có thể tiêu tiền tỉ nhưng tính nh bạch là phải rõ ràng từng nghìn một".

"Nhà tài trợ bây giờ người ta càng ngày càng khó tính. Người ta đưa ra rất nhiều tiêu chí, tính công khai và nh bạch lúc nào cũng phải được đưa lên hàng đầu".

"Chúng ta nên tôn vinh, khích lệ và ghi nhận những công sức, tình cảm cống hiến của họ. Nếu như anh lấy danh nghĩa hoạt động từ thiện nhưng thục tế tư lợi thì phải có những biện pháp xử lý rất là nghiêm nh".

Đồng tình với dư luận, Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đánh giá: trường hợp cụ thể của nghệ sĩ để tiền lâu mà không hỗ trợ kịp thời là sai, khi không giải trình được tính nh bạch về số tiền quyên góp từ thiện như: Hiện số tiền là bao nhiêu? Giữ ở tài khoản nào? Kế hoạch xử lý số tiền đó ra sao?

Dù đã chuyển được hay không chuyển được cũng phải công khai. Chưa kể, việc chậm thực hiện từ thiện đã vi phạm thỏa thuận ban đầu của những người làm từ thiện.

 

"Theo tôi số tiền người dân quyên góp để cứu trợ và làm từ thiện thì rất tốt. Nếu vì một lý do nào đó mà chúng ta không làm được hoặc là hoãn những việc làm này lại thì cá nhân đó phải thông báo cho người quyên góp biết. Đồng thời phải có lý do cho người ta biết là vì sao chậm trễ. Việc chậm trễ cứu trợ, người dân và công chúng đòi hỏi phải công khai nh bạch, điều này tôi cho là một yêu cầu chính đáng".

Ca sĩ Thủy Tiên trao tiền từ thiện cho người dân ền Trung. Ảnh từ Facebook của ca sĩ

Đây chỉ là một số vụ việc điển hình. Ông Lê Thế Nhân – Giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng và Công tác xã hội cũng thừa nhận, thực tế cũng xảy ra nhiều vụ việc tương tự. Hệ lụy không chỉ gây mâu thuẫn trong nội bộ, kiện tụng không đáng có mà còn khiến một bộ phận người dân dần mất niềm tin vào hoạt động từ thiện chính thống.

 

"Có những sai sót trong quá trình thực hiện của các tổ chức, cá nhân gây tác động cho những nổ lực chung cho hoạt động cứu trợ. Ví dụ như là chúng ta từng biết việc cung cấp không đúng người, làm ít báo cáo nhiều, hay là nhận một đồng nhưng làm nửa đồng. Đây là một rào cản chủ quan từ cộng đồng làm cứu trợ".

Để đảm bảo mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động từ thiện, Tiến sĩ Đoàn Hương – Trường đại học Khoa học, xã hội và Nhân văn TPHCM kiến nghị: cá nhân làm từ thiện phải lập một quỹ kêu gọi người tham gia, cùng quản lý và giám sát.

 

"Bất kỳ ai làm từ thiện ngoài cái tâm phải có tính nh bạch. Qua sự kiện này chúng ta thấy rằng dù là nghệ sĩ đi làm từ thiện cũng nên có cơ quản lý. Các hội nghệ sĩ là phải đứng ra quản lý. Một khi đã định từ thiện, các nghệ sĩ phải đăng ký với hội nghệ sĩ và được cấp phép đàng hoàng. Chính sự tự phát và thiếu chuyên nghiệp đưa đến sự lộn xộn trong cứu trợ. Ví dụ chúng ta có thể gửi cho những cơ quan lớn như Hội Hồng thập tự, Mặt trận tổ quốc Việt Nam là những nơi sẽ đưa tiền đó đến mọi người một cách chính xác".

Về vấn đền này, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, trên thực tế Nghị định 64/2008 không cho phép cá nhân đứng ra làm từ thiện. Tuy nhiên, nhà nước vẫn khuyến khích một số nhà hảo tâm đóng góp, phối hợp chính quyền địa phương để làm từ thiện. Các tổ chức này phải công khai nh bạch hoạt động từ thiện đối với từng cá nhân. Song pháp luật vẫn chưa có ràng buộc cụ thể nào cho hoạt động kêu gọi này.

Do đó, các cơ quan nhà nước cần có quy định cụ thể về kêu gọi từ thiện, để kiểm soát được nguồn tiền; đồng thời hướng dẫn cho các cá nhân vận động quyên góp căn cứ vào đó mà thực hiện.

Ngoài ra, đây là giao dịch dân sự thì phải điều chỉnh bằng pháp luật dân sự, đặc biệt nếu cố tình trục lợi thì có thể bị xử lý hình sự. Nếu cần thiết có thể ban hành một luật riêng về hoạt động từ thiện để tránh chồng chéo với các quy định khác.

Ca sĩ Mỹ Tâm là một nghệ sĩ luôn chu toàn trong công tác thiện nguyện. Ảnh: Thanh niên

Hoạt động quyên góp, từ thiện có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, cùng với kêu gọi, khuyến khích người dân, nhà nước sẽ có cơ chế, pháp lý rõ ràng nhằm giám sát, quản lý, đưa hoạt động từ thiện về đúng ý nghĩa, đúng người, đúng cách.

Tuy vậy, mỗi người khi làm từ thiện cần nhất là một tấm lòng cao cả.

Góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Làm từ thiện cần nhất là cái tâm trong sáng”.

 

Những ngày vừa qua, dư luận trên không gian mạng dậy sóng về những lùm xùm do một số người nổi tiếng là nghệ sĩ đứng ra vận động quyên góp ủng hộ giúp đỡ đồng bào ền Trung bị lũ lụt.

Điều mọi người tập trung phê phán là khi số tiền đã được tiếp nhận từ nhiều tháng trước đó nhưng không được công khai, nh bạch hóa và cũng không tổ chức cứu trợ kịp thời.

Cá nhân nghệ sĩ cũng đã công khai xin lỗi, thừa nhận thiếu sót và khắc phục hoạt động chậm trễ này.

Việc các tổ chức, cá nhân, nhất là người nổi tiếng ở nước ta thời gian qua tổ chức kêu gọi quyên góp ủng hộ vùng thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh ngày càng trở lên phổ biến. Với tấm lòng” lá lành đùm lá rách”,”nhiều người dân, nhà hảo tâm đã sẵn sàng thông qua các cá nhân này làm công tác thiện nguyện; gửi tiền, hiện vật hàng hóa ủng hộ với hy vọng số tiền mình trao gửi sẽ làm ấm lòng bà con vùng khó khăn lúc thắt ngặt.

Đã có nhiều cá nhân là nghệ sĩ, người nổi tiếng làm khá tròn vai nhiệm vụ này; họ không quản ngại khó khăn, thậm chí là nguy hiểm đến tận nơi vùng sâu vùng xa, vùng đang có thiên tai trao tận tay bà con; được cả xã hội nghi nhận.

Tuy nhiên, cũng có người nổi tiếng lợi dụng uy tín để kêu gọi ủng hộ từ thiện nhưng không chuyển đến tay người khó khăn kịp thời hoặc chuyển hàng hóa không đầy đủ mà chủ yếu là livestream để đánh bóng tên tuổi, gây tiếng vang cho cá nhân.

Có cá nhân khi làm từ thiện nhưng không hề quan tâm đến nhu cầu của người nhận nên xảy ra tình trạng ở vùng lũ, hàng đống thùng mì gói và nhiều hàng hóa đã quá hạn, hoặc không có nhu cầu để lay lắt ở bên đường không có người nhận.

Cá biệt, có cá nhân lợi dụng lòng tốt, lập ra các trang mạng để kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp rồi chiếm đoạt hàng tỷ đồng, bị phát hiện và xử lý hình sự.

Nhiều người  lợi dụng sự quyên góp thành công của một vài người nổi tiếng, vội vàng lên tiếng, chỉ trích so sánh với các tổ chức cá nhân khác, nhất là các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội được giao thực hiện công tác thiện nguyện; phiến diện cho rằng các tổ chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc so sánh tổ chức mà làm chưa tốt bằng cá nhân vv...

Đối với công tác  vận động, tiếp nhận, ủng hộ vùng thiên tai, dịch bệnh, và các hoàn cảnh đặc biệt,từ năm 2008, Chính phủ đã có Nghị định 64 quy định cho có các tổ chức được phép thực hiện vận động,quyên góp; chưa có quy định cho các cá nhân.

Thấy rõ bất cập này, nhất là trong bối cảnh nhiều gia đình, cá nhân đều muốn tham gia hoạt động tốt đẹp này như hiện nay, mới đây Bộ Tài Chính đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 64.

Nghị định sửa đổi sẽ quy định chi tiết trách nhiệm, quyền hạn cho các cá nhân được phép tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Trong đó có quy định, cá nhân phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi và phương thức huy động; thông báo cho chính quyền nơi nhận hỗ trợ về phạm vi, mức, thời gian; đồng thời cá nhân cũng phải có trách nhiệm báo cáo công khai, nh bạch về  hoạt động này vv...

Như vậy hoạt động của các cá nhân muốn vận động, ủng hộ để làm công tác từ thiện, thiện nguyện sẽ được điều chỉnh bằng hành lang pháp lý chi tiết, cụ thể theo Nghị định sửa đổi  sắp tới.

Qua đó các cá nhân thực hiện đúng theo yêu cầu của Nghi định sẽ làm tốt hơn vai trò kết nối các tấm lòng của các nhà hảo tâm đến với bà con vùng khó khăn; đảm bảo sự công khai nh bạch.

Tuy nhiên, trước khi bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy, đã làm việc thiện nguyện, từ thiện  cần nhất là cái tâm trong sáng của mỗi người, nhất là đối với người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng.

Chỉ với sự rung cảm thật sự và hành động bằng cả tấm lòng yêu thương vì những người khó khăn mới lan tỏa năng lượng và hoàn thành tốt sứ mạng của  mình.